10X với báo cáo khoa học đầu tay trên website của Harvard
Xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn, 10X chuyển hướng học ngành Hóa Sinh và mới đây đã có báo cáo khoa học được đăng tải trên website của Đại học Harvard.
Đó là Văn Ngọc Kim Ngân (2001) – sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Biochemistry (Hóa Sinh) tại State University (bang Pennsylvania, Hoa Kỳ). Trước khi vào đại học, nữ sinh từng theo học lớp 10 tại Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP. HCM), du học Singapore năm lớp 11 rồi chuyển đến Mỹ vào năm lớp 12.
Văn Ngọc Kim Ngân – cựu học sinh chuyên Văn của Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Mới đây, báo cáo khoa học của Ngân về “Ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến tâm lý của phụ nữ trước và sau sinh” đã được đăng tải trên website của Đại học Harvard.
Nữ sinh cho biết, đây là nghiên cứu đầu tay em thực hiện khi là thành viên một nhóm nghiên cứu của sinh viên Đại học Harvard.
Do dịch bệnh Covid – 19, Ngân buộc phải rời Mỹ vào năm ngoái. Các bước nghiên cứu vì thế đều được tiến hành hoàn toàn trực tuyến. Khó khăn nhất với nữ sinh là liên tiếp bị từ chối khi kết nối để làm khảo sát và phỏng vấn.
“Em đã gửi email tới hàng trăm giáo sư ở Mỹ nhưng chỉ có duy nhất 1 giáo sư đồng ý trả lời và giúp đỡ em”, Ngân chia sẻ.
Song song với đó, việc tìm kiếm thông tin tốn của Ngân nhiều thời gian. Nữ sinh phải miệt mài tra cứu các dữ liệu liên quan đến đề tài và chuyển chúng thành các biểu đồ để làm dẫn chứng.
Tuy nhiên khi gửi đi, dữ liệu của Ngân không được chấp nhận ngay. Nữ sinh đã viết nháp, sửa đi sửa lại đến 5 lần mới ra được sản phẩm hoàn chỉnh.
Nữ sinh cho hay, đây có thể chưa phải một nghiên cứu ‘hoành tráng’, nhưng kết quả này mang đến cho em động lực để tiếp tục theo đuổi những mục tiêu lớn hơn.
Ngân đang bắt tay vào nghiên cứu thứ 2 của mình về chủ đề “So sánh hiệu quả các loại vắc xin” và tham gia 1 nhóm nghiên cứu về khí các bon và môi trường ở trường đại học. Nữ sinh cũng dự kiến apply vào các viện nghiên cứu trong mùa hè tới để gia tăng thêm kiến thức về lĩnh vực mình theo đuổi.
‘Mẹ là người duy nhất tin em có thể làm được’
Video đang HOT
Theo học chuyên ngành Hóa Sinh, nhưng trước đó Ngân từng được coi là dân ‘ngoại đạo’ vì xuất phát điểm là học sinh chuyên Văn tại Trường Phổ thông Năng khiếu. Điều may mắn, theo Ngân là dù học chuyên Văn nhưng để vượt qua kỳ thi vào Trường Phổ thông Năng khiếu, những học sinh như em cũng phải rất chịu khó học tập các môn khoa học tự nhiên.
Nữ sinh chia sẻ, bước ngoặt đến với em đang là học sinh lớp 11 ở Singapore. Trong một lần chứng kiến người thân mất vì ung thư nhưng bản thân “bất lực và không làm gì được”, Ngân quyết định chuyển hướng du học Mỹ với mong muốn làm việc trong lĩnh vực y học.
Quyết định này của Ngân vào thời điểm nữ sinh vừa du học Singapore được một năm, vừa kịp thích nghi với cuộc sống và môi trường học tập ở quốc đảo Sư tử nên khiến nhiều người ngỡ ngàng. Nhưng mẹ của Ngân ngay lập tức đồng ý với quyết định của con gái.
Theo lời Ngân, mẹ đã quan tâm đến việc học hành từ khi con gái còn rất nhỏ. Từng nhiều lần thất bại trong các cuộc thi, nữ sinh đôi khi đã nản lòng, song lần nào mẹ Ngân cũng đặt trọn niềm tin vào con gái.
“Từ nhỏ, mẹ luôn là người tin tưởng vào những quyết định của em. Từ chuyện học tập đến những sở thích cá nhân trong cuộc sống, Mẹ luôn tôn trọng và ủng hộ mọi quyết định của em. Khi em quyết định thi vào Nhạc viện TP.HCM, mọi người trong gia đình đều không ủng hộ và cho rằng em không đủ khả năng để làm điều ấy. Cũng chính là mẹ, người duy nhất tin tưởng và cho em can đảm để chinh phục mọi ước mơ của mình. Không phụ lòng tin tưởng của mẹ, em đã đỗ vào Nhạc viện TP.HCM với vị trí Á khoa bộ môn Piano” – Ngân nhớ lại.
Văn Ngọc Kim Ngân và mẹ
Khi sang Singapore và Mỹ, Ngân phải dành ra không ít thời gian và công sức để thích nghi với nền văn hoá và cách học tập của nước bạn. Nhưng thói quen hàng ngày tâm sự với mẹ và được mẹ chia sẻ, động viên đã giúp Ngân nhanh chóng vượt qua.
Ngoài việc năng giao tiếp với bạn bè, nữ sinh dần thay đổi cách học: xem bài vở và làm bài tập trước khi lên lớp, cuối giờ nán lại hỏi thêm giáo viên những điều chưa hiểu. Nhờ những cuộc trò chuyện như vậy, khả năng ngôn ngữ của Ngân ngày một tiến bộ hơn, việc học cũng đạt hiệu quả như mong muốn.
“Du học Singapore, Mỹ đã cho em nhiều bài học về giao tiếp, cách ứng xử và giúp bản thân trưởng thành trong suy nghĩ. Em thương và biết ơn mẹ nhiều hơn, bởi nếu không có mẹ ở bên thì chắc là em đã bỏ cuộc”, Ngân nói.
3 điều cần chú ý khi apply đại học Mỹ
Ngân cho biết, khi apply các trường đại học Mỹ, ngoài SAT, IELTS và GPA, thì các hoạt động ngoại khóa có liên quan trực tiếp đến chuyên ngành mình chọn rất quan trọng. Ban tuyển sinh không chỉ muốn ứng viên giỏi về mặt học thuật mà còn có mong muốn cống hiến cho xã hội. Các hoạt động nên được chọn lọc kỹ, tránh tham gia tràn lan, vừa tốn thời gian vừa không có ích.
Tiếp theo, ứng viên cần đầu tư kỹ lưỡng cho bài luận. Theo Ngân, nên viết thật chân thành về những thứ đã xảy ra xung quanh bản thân để có thể trở nên nổi bật thay vì viết về những kỉ niệm một cách hời hợt.
Ngoài ra, chi phí học tập là một yếu tố quan trọng, cần cân nhắc khả năng chi trả của gia đình. Và cuối cùng, du học sinh cần sự chia sẻ, hỗ trợ của người thân, bạn bè.
Chàng trai chuyên toán sở hữu tác quyền cách học ngoại ngữ đặc biệt
Tốt nghiệp hệ chuyên toán Trường Phổ thông Năng khiếu, Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng Lê Đình Lực lại quyết định trở thành một giáo viên tiếng Anh.
Trên con đường khởi nghiệp, chàng trai 9x đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận tác quyền đối với 1 phương pháp dạy và học tiếng Anh đặc biệt.
Lê Đình Lực, tác giả phương pháp dạy và học ngoại ngữ Linearthinking thảo luận công việc với các đồng nghiệp. (Ảnh: Nhật Minh)
Đầu năm lớp 10, Lê Đình Lực khăn gói từ tỉnh Gia Lai vào Thành phố Hồ Chí Minh sau khi nhận giấy báo trúng tuyển ngôi trường năng khiếu danh giá hàng đầu thành phố mang tên Bác. Đó cũng là thời điểm chàng trai tỉnh lẻ phải đối mặt với những cú sốc tâm lý đầu đời.
Tiếng Anh từng là nỗi ám ảnh
Lê Đình Lực kể lại, khi đó anh phải ở trọ chung với 1 người không quen biết trong căn phòng trọ rộng vỏn vẹn 8 m2. Chi phí sinh hoạt đắt đỏ, chàng trai trẻ thường xuyên phải ăn những suất cơm hộp chỉ kèm vài cọng rau. "Tài sản giá trị nhất của tôi khi đó có lẽ là 100 quyển vở, phần thưởng của tỉnh cho nhiều năm đạt thành tích học tập xuất sắc" Lê Đình Lực hồi tưởng.
Khó khăn là vậy, nhưng điều khiến Đình Lực sợ hãi nhất lúc "chân ướt chân ráo" bước vào lớp 10 lại là những tiết học tiếng Anh. Khi còn ở quê, học lực môn tiếng Anh của chàng trai 9x cũng thuộc tốp đầu trong lớp. Vậy mà lúc làm bài kiểm tra tại Trường Phổ thông Năng khiếu, những con chữ chỉ chực nhảy múa trước mắt anh.
"Tôi bắt đầu "nếm mùi" điểm liệt môn tiếng Anh. Trong khi đó, có bạn cùng lớp đã sở hữu chứng chỉ IELTS 8.0 từ năm lớp 9. Tôi đã thật sự bị ám ảnh bởi suy nghĩ sẽ đánh mất danh hiệu học sinh giỏi, rồi gia đình sẽ vô cùng thất vọng", anh nói.
Cậu học sinh chuyên toán bắt đầu đi tìm lời giải cho "bài toán" mang tên tiếng Anh từ lúc đó. Thay vì mỗi ngày dành tới 14 tiếng để luyện giải toán, anh dành lại 7 tiếng rèn thêm tiếng Anh. Nhiều lúc, Đình Lực thức thâu đêm, luyện nghe đến đau rát cả 2 tai, quyết tâm hiểu bằng được 1 đoạn hội thoại căn bản. Có những đoạn văn tiếng Anh chỉ dài khoảng 6 dòng, nhưng anh vẫn bỏ ra hàng giờ đồng hồ, tra đi tra lại từ vựng phù hợp nhất với ngữ cảnh...
Lê Đình Lực chia sẻ về những bước ngoặt trong cuộc đời mình. (Ảnh: Nhật Minh)
Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng tư duy logic đặc biệt của 1 học sinh chuyên toán, Lê Đình Lực đã tìm ra 1 phương pháp mới, hiệu quả để học tiếng Anh. Bằng phương pháp này, anh không những đuổi kịp bạn bè, tháo bỏ được áp lực học để đối phó, mà còn dần cảm nhận được sự lôi cuốn của việc học ngoại ngữ. Khi tốt nghiệp phổ thông trung học, anh sở hữu tấm bằng TOEFLiBT với điểm số 100/120.
"Phương pháp của tôi tương tự như 1 công thức toán học với khả năng ứng dụng cho nhiều trường hợp, dựa trên nguyên tắc phân tích, loại bỏ thông tin thừa, tìm ra sự kết nối giữa các vấn đề. Tôi cũng áp dụng thêm 1 số nguyên tắc siêu trí nhớ vào việc học từ vựng", chàng trai quê Gia Lai chia sẻ.
Bước ngoặt cuộc đời
Sau khi thi đỗ vào Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đình Lực bỗng mất phương hướng. Xin học bổng du học thất bại, anh càng chán nản và quyết định dành hẳn 1 năm dừng hẳn mọi việc để tìm hiểu kỹ hơn về sở trường, đam mê, mục đích sống của chính mình.
Kết thúc thời gian trên, Lê Đình Lực tiếp tục con đường chinh phục học vấn 1 cách mạnh mẽ nhất có thể. Anh tốt nghiệp cùng lúc 2 trường đại học, trở thành Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Australia và nuôi dự định thẳng tiến tới tấm bằng Tiến sĩ.
Để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống, anh mở 1 lớp dạy tiếng Anh nhỏ ngay tại nơi ở. Thời gian đầu, vì sĩ số lớp quá thấp, anh phải gom tất cả học viên ở nhiều trình độ khác nhau lại học chung. Thế nhưng, chỉ sau 1 vài khóa học, nhiều người đã tìm đến lớp học của anh để tiếp cận phương pháp học tiếng Anh dựa trên toán học lạ lùng nhưng vô cùng hiệu quả.
Bén duyên với nghề giáo từ khi nào chẳng hay, anh quyết định đầu tư nghiêm túc vào "đứa con tinh thần" là hệ thống Anh ngữ DOL IELTS Đình Lực. Nhờ được đầu tư tích hợp nhiều công nghệ, hệ thống học tiếng Anh của anh đã phát triển rất nhanh chóng, ngày càng được nhiều người biết đến tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mới đây, Lê Đình Lực đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận tác quyền phương pháp dạy và học ngoại ngữ Linearthinking. Đầu năm 2021, anh còn tự chắp bút và xuất bản 1 cuốn sách có tên "Thông não IELTS Reading cùng Linear", được độc giả tích cực đón nhận.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hệ thống Anh ngữ của Đình Lực cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng nặng nề. Anh thừa nhận, trong thời gian qua, nhiều lúc đã "mất ăn, mất ngủ", thậm chí sống trong dằn vặt, tự ti với chính gia đình nhỏ của mình vì mỗi tháng tiêu tốn hàng trăm triệu đồng trả chi phí nhân sự, cơ sở vật chất, lãi vay ngân hàng... trong khi các lớp học vẫn phải đóng cửa.
Một lần nữa, tư duy logic của "dân" chuyên toán lại giúp Đình Lực biến nguy thành cơ. Anh tận dụng triệt để yếu tố công nghệ đã "cài cắm" trong hệ thống, dồn lực phát triển mạnh mẽ trang chủ DOL.vn gắn với cải thiện tính tương tác, tăng cường kết nối, đồng bộ việc học trực tiếp và trực tuyến... Nhờ đó, hệ thống Anh ngữ của anh hiện vẫn phát triển tốt trong đại dịch.
Chia sẻ về "thì tương lai", Đình Lực cho biết sẽ nghiên cứu số hóa những kiến thức học tiếng Anh để dù học trực tuyến, nhưng học viên vẫn có thể trải nghiệm hiệu quả các khóa học tương đương học trực tiếp với chi phí thấp hơn.
Tình yêu Toán học dẫn lối cho nữ tiến sĩ người Việt ở Úc Yêu thích Toán học, nhưng có giai đoạn, chị Ngân từng không nghĩ đến việc sẽ theo đuổi bậc tiến sĩ ngành này. Chuyện đi theo con đường làm toán ứng dụng với chị đơn giản chỉ là muốn giải đáp đến tận cùng những điều mình còn băn khoăn. TS Lê Kim Ngân (sinh năm 1984), hiện là giảng viên khoa Toán...