108.136 học sinh Bắc Ninh được học tiếng Anh theo hình thức xã hội hóa
Đó là thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh cho biết ngày 10-12 về tình hình học ngoại ngữ của địa phương thời gian qua.
Đó là thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh cho biết ngày 10-12 về tình hình học ngoại ngữ của địa phương thời gian qua. Theo đó, Bắc Ninh đã tổ chức đánh giá kết quả dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2011-2020; xây dựng kế hoạch dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, giai đoạn 2021-2025.
Tỉnh đã duy trì dạy tiếng Anh với thời lượng 4 tiết/tuần cho 100% học sinh các khối lớp 3, lớp 4, lớp 5; dạy học tiếng Anh tăng cường (trên 4 tiết/tuần) cho học sinh lớp 3, lớp 4, lớp 5 ở 143 trường với 67.120 học sinh, đạt 89,1%; dạy tiếng Anh tự chọn lớp 1 ở 143 trường, với 25.393 học sinh, đạt 92,8%, lớp 2 ở 136 trường, với 23.479 học sinh, đạt 87,6 %; 141 trường tiểu học đã phối hợp triển khai dạy tiếng Anh do giáo viên người nước ngoài trực tiếp giảng dạy theo hình thức xã hội hóa với 108.136 học sinh, đạt 83,5%.
Học sinh Bắc Ninh tham gia học tiếng Anh theo hình thức xã hội hóa.
Thời gian gần đây, Bắc Ninh đã không ngừng tăng cường chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các cấp học; tích cực đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm tiếng Anh; tổ chức các chuyên đề theo cụm trường, thống nhất phương pháp dạy học; kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kiểm tra kỹ năng nghe, nói của học sinh trong các bài kiểm tra; tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ nói giỏi tiếng Anh, các cuộc thi hùng biện tiếng Anh, tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh; khai thác, sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học ngoại ngữ.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh tiếp tục chỉ đạo dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo Đề án dạy và học ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch dạy học tiếng Anh của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2020 và giai đoạn 2021-2025; tích cực tổ chức các sân chơi, chương trình ngoại khóa như: “Nói giỏi tiếng Anh”, “Rung chuông vàng”, thi “Trạng nhí tiếng Anh” và Ngày hội tiếng Anh, các chương trình giao lưu giữa học sinh với giáo viên nước ngoài, duy trì hoạt động các câu lạc bộ nói tiếng Anh, tạo môi trường giao tiếp, giúp học sinh mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp tiếng Anh. Ngoài ra, sở đề nghị các cơ sở giáo dục mầm non tiếp tục triển khai cho trẻ làm quen với tiếng Anh đối với những địa phương, đơn vị có đủ điều kiện theo quy định.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh cũng tăng cường phối hợp với các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý, chấn chỉnh hoạt động và thành lập mới các trung tâm ngoại ngữ, ngoại ngữ-tin học và các hoạt động tư vấn du học nước ngoài trên địa bàn tỉnh theo các quy định hiện hành. Đến tháng 8-2021 trên địa bàn tỉnh có 75 trung tâm ngoại ngữ; 05 trung tâm ngoại ngữ-tin học; 6 trung tâm giáo dục hòa nhập; 20 trung tâm giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa.
Phụ huynh THPT Xuân Trường B than tiếng Anh người nước ngoài dạy chất lượng kém
Việc tổ chức các lớp cho giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy như thế nào thì chúng tôi làm theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục Nam Định.
Nhiều phụ huynh có con học tại Trường Trung học phổ thông Xuân Trường B (Xuân Trường, Nam Định) gửi phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam bức xúc về việc, các lớp học tiếng Anh với người nước ngoài do trường này tổ chức hiện đang không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều người không còn muốn con mình tham gia vào các lớp học này nữa.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo phản ánh của phụ huynh, khi phụ huynh cầm những lá đơn xin cho con được nghỉ học ở các lớp tiếng Anh với người nước ngoài lên gặp trực tiếp Hiệu trưởng thì Hiệu trưởng không nhận những lá đơn này, mà yêu cầu họ phải đưa về cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp để được giải quyết theo cấp bậc từ dưới lên trên cho "đúng quy trình".
Đơn "Xin nghỉ học tiếng Anh với người nước ngoài" của học sinh có xác nhận của phụ huynh gửi cho nhà trường. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Đơn "Xin nghỉ học tiếng Anh với người nước ngoài" có nêu: "Sau khi học và giao lưu với các thầy/ cô người nước ngoài, em cảm thấy không nhận được một hiệu quả nào với bản thân em. Vậy, em xin nghỉ học các buổi học tiếng Anh với người nước ngoài từ đây đến hết năm học".
Một phụ huynh có con học tại trường Trung học phổ thông Xuân Trường B cho biết: "Sau khi nhận thấy các buổi học tiếng Anh với người nước ngoài của con mình ở trường không có chất lượng, chúng tôi mới đi tìm hiểu lại các văn bản và được biết, kế hoạch cho học sinh tham gia học tiếng Anh với người nước ngoài trong văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định là dựa trên tinh thần tự nguyện.
Văn bản của Sở thể hiện rằng, nếu phụ huynh nào đồng ý thì cho con học, không đồng ý thì thôi, không ai bắt ép mọi người phải đóng tiền cho con đi học cả.
Tuy nhiên, do trong lần phổ biến cho các phụ huynh tại buổi ký vào đơn tham gia học hồi đầu năm học 2021 - 2022, giáo viên chủ nhiệm thông báo một cách chung chung, không rõ ràng nên nhiều người lầm tưởng đây là đóng tiền bắt buộc để học như các môn chính khóa.
Ngoài ra, lần tổ chức họp phụ huynh để thông báo về việc này lại được thực hiện trước khi có văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục Nam Định nên khiến nhiều phụ huynh cũng không nắm được nội dung. Chúng tôi được biết, văn bản của Sở ban hành ngày 9/9/2021 nhưng trước đó, ngày 5/9/2021 chúng tôi đã được gọi lên để thông báo và cho ký vào đơn tham gia.
Nếu nắm được chủ trương của việc này là dựa trên tinh thần tự nguyện thì có lẽ nhiều phụ huynh cũng sẽ đắn đo chứ không thể nào đồng ý ngay với việc đó như thế.
Theo phụ huynh, nói là tự nguyện nhưng các năm trước, hầu như 100% học sinh các lớp đều phải đăng ký học. Năm nay, do có nhiều phụ huynh phản đối nên nhà trường để cho giáo viên vận động, phụ huynh nào có nhu cầu thì đăng ký, không thì thôi.
Hiện tại, nhà trường đang thu các học sinh có đơn đăng ký tham gia học với giáo viên tiếng Anh người nước ngoài mức phí là 50.000 đồng/ học sinh/ buổi. Mỗi tháng học các em học 2 buổi, đều đặn hàng tháng chi phí chúng tôi phải phải đóng là 100.000 đồng, kéo dài đến hết học kỳ.
Bên cạnh đó, theo lịch các lớp này sẽ học vào chiều thứ 5 và chiều thứ 7 tại trường, nên trong thời gian toàn trường học trực tuyến, các lớp này cũng có đề xuất là dạy trực tuyến cho học sinh nhưng vì bị phụ huynh phản đối nên mới dừng lại. Hiện tại, từ đầu năm đến giờ, các lớp này cũng chỉ học được 4-5 buổi trực tiếp ở trường.
Vị phụ huynh này thông tin, theo phản ánh của con em họ, trong các buổi học, giáo viên người nước ngoài cũng chỉ phát một vài hình ảnh minh họa bằng tiếng Anh lên tivi hoặc vẽ những hình ảnh, câu đố nào đó lên bảng. Sau đó, các giáo viên này sẽ trò chuyện bằng tiếng nước ngoài với các học sinh trong lớp suốt buổi học. Học sinh nào nắm vững tiếng Anh thì còn có thể tham gia đối thoại lại với giáo viên, em nào học kém thì hầu như cả buổi chỉ ngồi nghe nhưng không hiểu gì.
Đáng nói, số lượng học sinh tham gia đối thoại lại với giáo viên người nước ngoài cũng rất ít. Những lớp có học sinh khá giỏi hoặc học chuyên về tiếng Anh thì còn có 1 - 2 em tham gia đối thoại còn hầu như không có học sinh nào tương tác với giáo viên cả. Vì thế, việc cải thiện chất lượng học tiếng Anh với những học sinh yếu kém qua những buổi học như thế này là rất thấp.
Theo thông tin của phụ huynh, những lớp học tiếng Anh với người nước ngoài như thế này đã được nhà trường tổ chức từ năm 2015 đến nay. Những năm trước đây, những lớp này có thuê trợ giảng là những giáo viên tiếng Anh ở trong trường. Tuy nhiên, trong năm học này các giáo viên tiếng Anh trong trường không làm trợ giảng nữa. Chính vì thế, hiện tại những trợ giảng trong các lớp này cũng là người của trung tâm tiếng Anh ở ngoài nhà trường.
Đáng chú ý, chúng tôi được biết, trong hội nghị công chức vào tháng 10, năm học 2021 - 2022 của nhà trường, có những giáo viên từng là trợ giảng ở các lớp này cũng phải thừa nhận giữa cuộc họp là những buổi học với giáo viên người nước ngoài không có chất lượng. Cách phát âm của giáo viên nước ngoài quá nhanh khiến cho chính họ là giáo viên tiếng Anh còn không hiểu, thì làm sao các học sinh có học lực yếu có thể tiếp thu được, họ rời bỏ vị trí trợ giảng cũng là vì thế.
Nếu bỏ tiền cho con đi học mà đem lại hiệu quả thì không sao, nhưng qua một thời gian cho các con đi học ở các lớp này, nhiều phụ huynh như tôi nhận ra, thực tế nó không đạt được hiệu quả như mong muốn, nhiều cháu học xong không biết một chữ gì.
Nếu đã là tự nguyện nhưng không đem lại hiệu quả thì đề nghị nhà trường dừng ngay việc học này lại, hoặc cháu nào không muốn học nữa thì cũng không được thu thêm tiền phí hàng tháng của các cháu nữa".
Một phụ huynh khác thông tin thêm: "Chúng tôi tìm hiểu thì được biết, ở các lớp học với giáo viên người nước ngoài, dù phụ huynh phải đóng tiền đầy đủ nhưng do giáo viên nước ngoài đứng lớp, lại là người của các trung tâm ngoài nhà trường nên không giữ được kỷ luật trong lớp, học sinh nào muốn thì học, không thì thôi".
Trên bảng phân công công tác của các giáo viên trong trường ghi rõ nhiệm vụ của giáo viên là thu tiền "học tiếng Anh với người nước ngoài 100.000 đồng/ học sinh"(mục trong ô khoanh tròn). Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Trao đổi về vấn đề này với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Vũ Văn Cường - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Xuân Trường B cho biết: "Việc tổ chức các lớp cho giáo viên người nước ngoài tham gia giảng dạy như thế nào thì chúng tôi làm theo đúng hướng dẫn của Sở Giáo dục Nam Định.
Nếu phụ huynh nào có đơn thì chúng tôi sẽ tiếp nhận và giải quyết theo từng cấp bậc. Trước tiên là giáo viên chủ nhiệm nhận đơn để họ nắm bắt, giải quyết trước. Nếu sự việc ngoài tầm xử lý thì họ sẽ chuyển lên cho Ban Giám hiệu nhà trường để xem xét".
Vị Hiệu trưởng này cũng cho biết thêm: "Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa tiếp nhận được đơn thư nào từ phụ huynh gửi lên. Sau khi có thông tin của phóng viên phản ánh, chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại từ giáo viên chủ nhiệm của các lớp".
Trước việc nhiều phụ huynh xin cho con nghỉ học vì cho rằng, việc học tiếng Anh với người nước ngoài đang không đem lại hiệu quả với con họ, thầy Cường lý giải:
"Việc này chúng tôi cũng đã làm 5, 6 năm nay, những năm trước đó cũng chưa có phản hồi gì từ phụ huynh về vấn đề này. Nguyên nhân của sự việc này như thế nào thì chúng tôi sẽ tìm hiểu để tìm ra hướng giải quyết theo đúng quy định.
Tuy nhiên, tôi xin nhấn mạnh lại, nhà trường luôn thực hiện theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và việc học này là hoàn toàn tự nguyện, tự giác của học sinh, có ý kiến của cha mẹ học sinh và có đơn đầy đủ.
Trong trường hợp nếu kiểm tra thấy việc học với giáo viên người nước ngoài của các học sinh không hiệu quả như phụ huynh phản ánh thì có thể điều chỉnh lại theo nguyện vọng của phụ huynh".
Ngày 9/9/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định ban hành Công văn số 1328/SGDĐT-GDTrH về việc "hướng dẫn thực hiện Đề án tăng cường giảng dạy tiếng Anh trong các trường phổ thông tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2026 từ năm học 2021-2022"
Theo đó, đối tượng tham gia Đề án này sẽ là các trường Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông trong tỉnh có nhu cầu và đáp ứng cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ dạy và học ngoại ngữ theo quy định.
Ngoài ra, các trung tâm ngoại ngữ, các công ty, các trường đại học, các tổ chức trong nước và quốc tế nếu có đủ năng lực và tư cách pháp nhân trên địa bàn tỉnh Nam Định thì đều có thể tham gia. Với điều kiện, các cơ sở giáo dục triển khai Đề án phải dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện và đồng thuận của học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.
Ra mắt trường trực tuyến dạy Toán và Khoa học bằng tiếng Anh iSMART Online School - trường trực tuyến dạy Tiếng Anh thông qua môn Toán và Khoa học - công bố ra mắt ngày 10/9 và ngay lập tức đã có hơn 5.000 học sinh theo học trên hệ thống. Giáo viên iSMART Education dạy trực tuyến. Với số lượng lớn học sinh hiện có, iSMART Online School hiện là trường học trực tuyến...