1010 điều bệnh nhân COPD cần nhớ để phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
Mặc dù không có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính bằng cách thiết lập lại lối sống lành mạnh.
Phổi tắc nghẽn mãn tính (CODP) là căn bệnh khiến phổi bị rối loạn dẫn đến tắc nghẽn đường thở của người bệnh. Hầu hết người mắc bệnh này thường đối diện với tình trạng khó thở.
Ở Mỹ, căn bệnh này ảnh hưởng đến gần 30 triệu người và khoảng một nửa trong số đó gặp những triệu chứng của phổi tắc nghẽn mãn tính mà không hề biết bản thân mắc bệnh. Vì vậy các phương án phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính cũng chưa chủ động.
Các triệu chứng đơn thuần của CODP thường là ho dai dẳng, giảm khả năng vận động, cảm giác hụt hơi, thường xuyên nhiễm trùng đường hô hấp.
Ngoài ra, có khá nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh này phải kể đến như các vấn đề về tim mạch, đau tim, huyết áp cao trong động mạch phổi, ung thư phổi, tiểu đường và các vấn đề về tâm lý khác.
1. Chẩn đoán sớm giúp phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
1.1. Chẩn đoán phát hiện bệnh COPD
Đi liền với việc hình thành lối sống lành mạnh thì việc chẩn đoán sớm tình trạng bệnh được coi là chìa khó giúp phòng ngừa biến chứng do COPD đem đến cho cơ thể bạn.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy khó thở, thở khò khè kèm với ho liên tục thì không nên chủ quan, hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nếu có. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng nhẹ càng giảm thiểu được các biến chứng do bệnh gây nên.
Hầu hết người mắc bệnh này thường đối diện với tình trạng khó thở – Ảnh: Medicalnewstoday
1.2. Lập kế hoạch phòng ngừa biến chứng bệnh
Khi bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được phát hiện ở giai đoạn tiến triển, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng khó thở ngày càng nặng; kèm theo đó các các biểu hiện tức ngực, thở khò khè, đờm nhiều. Sau cùng, bạn có thể sẽ gặp tất cả các triệu chứng kể trên cùng với chán ăn, mệt mỏi và sụt cân.
Được chẩn đoán càng sớm thì hi vọng phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính càng cao. Sau khi nhận được chẩn đoán, bạn cần thay đổi lối sống và thiết lập kế hoạch “đối phó” với căn bệnh này một cách chi tiết.
Cần trao đổi với bác sĩ điều trị về phương án điều trị với thuốc giúp ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Sau đó, bạn luôn có kế hoạch đối phó với COPD khi bệnh bùng phát, tránh những nguy cơ xấu xảy ra với cơ thể.
Tuy nhiên, điều tiên quyết là bạn cần hướng đến một lối sống lành mạnh để tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Video đang HOT
Chẩn đoán sớm giúp phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính – Ảnh: Healthline
2. Thay đổi lối sống phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính
2.1. Bỏ thuốc lá
Không giống như một số bệnh, COPD thường có nguyên nhân và cách phòng ngừa rõ ràng; đồng thời cũng có nhiều cách để làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có liên quan trực tiếp đến thuốc lá. Vậy cách tốt nhất và được xem là hiệu quả cho việc phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính chính là nói không với thuốc lá; ngừng hút ngay lập tức hoặc rời xa môi trường thường xuyên có khói thuốc.
Nếu bệnh nhân COPD là người hút thuốc lâu năm thì việc bỏ thuốc lá ngay lập tức dường như không hề đơn giản, đặc biệt nếu bạn đã thử bỏ thuốc một vài lần trước đó mà không thành công. Lúc này, điều quan trọng giúp ích cho bạn chính là tìm được phương pháp giúp bạn có thể cai được thuốc là hiệu quả. Vậy làm sao để bạn có thể vượt qua cơn thèm thuốc lá?
Và một điều bạn nên biết đó chính là bỏ thuốc lá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim cũng như ung thư phổi.
2.2. Tránh xa môi trường khói, bụi và hóa chất
Công việc hàng ngày của bạn thường xuyên tiếp xúc với khói, bụi hóa chất cũng là nguyên nhân gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cần có phương tiện bảo hộ đường hô hấp tránh khỏi khói bụi, hóa chất độc hại – Ảnh: Edcmag
Nếu bạn đang phải làm việc với các loại chất gây kích thích phổi kể trên, hãy thay đổi môi trường làm việc sớm nhất. Hoặc bạn cũng có thể nói chuyện với cấp trên để tìm ra phương án bảo vệ cơ thể hữu ích, chẳng hạn như sử dụng thiết bị chuyên dụng để bảo vệ đường hô hấp.
2.3. Tiêm phòng cúm hàng năm
Khi mắc bệnh COPD, cơ thể bạn sẽ rất dễ mắc các bệnh liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi. Vì vậy để phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính, bạn cần có kế hoạch tiêm ngừa các bệnh liên quan đến nhiễm trùng hô hấp.
Tiêm phòng cúm hàng năm và các chủng ngừa chống lại nên bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn gây ra để ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến bệnh nhiễm trùng.
2.4. Tập thể dục đều đặn
Mặc dù bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không thể nào được chữa khỏi dứt điểm nhưng tập thể dục đã được chứng minh có ích cho việc cải thiện cuộc sống của người mắc bệnh. Rèn luyện thể thao giúp bạn cải thiện tâm trạng và nhịp thở.
Hầu hết người bị COPD đều cảm thấy khó thở, điều này sẽ khiến bạn khó khăn trong việc hoàn thành các công việc hàng ngày cũng như tham gia các hoạt động thể chất. Nếu không tập thể dục, cơ bắp của bạn sẽ dần yếu đi. Kéo theo đó là tim và phổi sẽ giảm sức chịu đựng khi cơ thể hoạt động.
Luyện tập giúp phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính – Ảnh: Wehale.life
Để chống lại biến chứng về tim và phổi, bạn phải giữ được chế độ luyện tập đều đặn. Bạn có thể thực hiện chậm và nhẹ nhàng cho đến khi hình thành được thói quen vận động cũng như sức bền bỉ được tốt hơn.
Các bài tập phục hồi chức năng phổi sẽ có ích cho việc tìm kiếm các vận động giúp cải thiện khả năng chịu đựng của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ về các vận động phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
Nếu bạn đang sử dụng oxy hỗ trợ, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án tốt nhất giúp bạn tập thể dục ngay khi dùng oxy. Bạn cũng cần nhẹ nhàng để điều chỉnh tốc độ dòng oxy phù hợp với các loại vận động của mình.
Các bài tập thường được các bác sĩ khuyến nghị để người bệnh phòng ngừa biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính thường là: đi bộ nhẹ nhàng, bài tập đứng lên ngồi xuống, đạp xe đạp trong phòng tập, tập tạ tay hoặc tập hít thở.
Khi luyện tập thường xuyên, bạn sẽ cảm nhận được nhiều thay đổi tích cực đối với cơ thể như sức mạnh cơ bắp tăng cường, cải thiện lưu thông máu, cải thiện nhịp thở, giảm đau khớp, giảm căng thẳng và cơ thể tăng cường độ dẻo dai.
Khi đã luyện tập thường xuyên và hình thành được thói quen, bạn có thể điều chỉnh tăng dần thời gian và sức chịu đựng khi luyện tập. Mỗi ngày luyện tập nhiều hơn một chút sẽ giúp bạn tăng cường sức bền và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh COPD gây ra.
Các bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến ai cũng có nguy cơ mắc phải nếu không cẩn thận!
Thời tiết giao mùa hè - thu thường có sự thay đổi lớn về độ ẩm và nhiệt độ. Buổi sáng- tối và buổi trưa có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ nên có thể gây ra nhiều bệnh hô hấp khi giao mùa, nhất là với những người có sức đề kháng yếu.
Có thể không kịp thích ứng, hệ miễn dịch suy giảm là nguyên nhân khiến các bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu trở nên phổ biến hơn. Đồng thời, dưới tác động của độ ẩm, vi khuẩn, virus và nấm mốc cũng có điều kiện phát triển thuận lợi dẫn tới sinh sôi dễ dàng hơn.
Nếu gió hanh khô đầu mùa mang vi sinh vật hay nấm mốc tiếp xúc và xâm nhập vào đường hô hấp của bạn sẽ gây bệnh. Người lớn tuổi và trẻ nhỏ là hai đối tượng cần phải chú ý để không mắc bệnh trong thời điểm này.
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng những bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến có thể kể đến như cảm cúm, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi hay những loại bệnh mạn tính có nguy cơ tái phát cao đối với người có tiền sử nhiễm bệnh chẳng hạn như hen suyễn, giãn phế quản, bị phổi tắc nghẽn mãn tính hay còn gọi tắt là COPD,... các bệnh mạn tính này sẽ biểu hiện bằng các đợt cấp nếu như không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Các bệnh hô hấp khởi phát thời điểm giao mùa hè - thu do vi khuẩn, virus có điều kiện sinh sôi thuận lợi hơn (Ảnh: Internet)
Dưới đây là các nhóm bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu phổ biến mà bạn cần nhớ:
1. Nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp
Nhiễm trùng đường hô hấp được biết là những dạng nhiễm trùng xảy ra ở vùng phổi, ngực hay xoang mũi và cổ họng. Trong đó, nếu không được điều trị sớm từ thể cấp tính, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính và có nguy cơ tái phát cao khi vào thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh.
Nhóm người mắc bệnh mạn tính do nhiễm trùng đường hô hấp trên đều được khuyên nên ở trong nhà nhiều hơn để giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với các virus hay vi khuẩn hoặc lây nhiễm giữa người - người.
Con đường lây nhiễm phổ biến
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh như nước bọt, nước mũi,... thông qua các hoạt động như hắt hơi, sổ mũi. Khi chúng tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của người lành sẽ xâm nhập vào đường hô hấp và mang bệnh.
Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường lây truyền từ người này qua người khác bằng việc tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh (Ảnh: Internet)
Ngoài ra việc chạm, sờ vào các bề mặt có chứa virus, vi khuẩn cũng có thể gây ra lây nhiễm.
Điều trị như thế nào?
Do nhiễm trùng đường hô hấp là bệnh do virus hay vi khuẩn gây ra nên việc điều trị bằng kháng sinh chỉ có tác dụng nếu như người bệnh bị bệnh do vi khuẩn. Còn nếu nhiễm khuẩn đường hô hấp do virus thì không thể điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, một số loại thuốc kháng virus cũng có thể được chỉ định dùng trong trường hợp này, nhưng không phải tất cả.
Nếu như bệnh nhân thuộc thể nhiễm trùng đường hô hấp mạn tính thì bác sĩ cần dựa theo những biểu hiện của người bệnh để có thể chẩn đoán và có phác đồ điều trị thích hợp.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến:
Nhóm nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến bao gồm: cảm lạnh thông thường, viêm phổi, bệnh viêm xoang mạn tính, bệnh viêm phế quản mạn tính, bệnh viêm mũi, bị viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn và bệnh cúm.
2. Bệnh hen suyễn
Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa, tuy nhiên giao muà hè - thu vẫn chưa phải là khoảng thời gian tệ nhất với bệnh này mà là thời gian giao mùa giữa mùa thu và mùa đông.
Hen suyễn là một bệnh có thể chuyển nặng nghiêm trọng nếu khong được chú ý trong thời gian giao mùa (Ảnh: Internet)
Vào khoảng thời gian tháng 9, khi trẻ bắt đầu trở lại trường học, nguy cơ lây nhiễm virus cũng trở nên cao hơn, nhất là các virus liên quan tới bệnh đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến hen suyễn bùng phát vào thời điểm giao mùa hè - thu là go:
- Nguy cơ lây nhiễm virus đường hô hấp cao trong cộng đồng, nhất là trẻ em khi quay trở lại trường học
- Phản ứng dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa nở theo mùa, ô nhiễm trong nhà, ô nhiễm không khí bên ngoài,... những yếu tố này đều có thể khiến cơn hen suyễn bị khởi phát.
Bác sĩ nói về 'ăn uống sai cách dễ mắc nhiều bệnh nguy hiểm' Nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm như tăng huyết áp, đột quỵ, tim mạch, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đặc biệt là ung thư,... tiến triển chính do cách ăn uống sai hằng ngày của mỗi người. Chế độ ăn có nhiều chất béo no và chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái...