100.000đồng/ con, sò bơ Mỹ vẫn `hút` nhà giàu Việt
Với giá bán 450.000 đồng/kg, tính ra mỗi con sò bơ Mỹ nhập khẩu về Việt Nam có giá lên tới hơn 100.000 đồng.
Thời gian gần đây, tại các cửa hàng hải sản nhập khẩu xuất hiện loại sò bơ Mỹ với giá 450.000 đồng/kg.
Về hình dáng, Sò Bơ Mỹ có vỏ bóng nhẵn, hình bầu dục hơi vuông. Hai mảnh vỏ khá nặng và chắc.
Bề mặt bên ngoài có những nét đồng tâm nổi bật. Lớp vỏ đầu tiên có màu vàng, sau đó chuyển dần sang màu xám trắng theo quá trình trưởng thành. Tuy nhiên, về phần màu sắc chúng cũng thường chịu ảnh hưởng từ nơi sinh sống. Phần lớp bên trong của mặt vỏ có màu trắng mịn những không bóng.
Trên vỏ có đường vân vàng và xanh – xám thể hiện quá trình phát triển lâu năm của Sò Bơ. Ảnh daohaisan
Sò bơ Mỹ thường sống trong trong những vùng cát hoặc sỏi đất và xuất hiện chủ yếu ở vùng biển có sự lên xuống của thủy triều. Ngoài ra, sò bơ Mỹ còn được đánh bắt ở độ sâu khoảng 10 mét so với mực nước biển.
Sò thịt nhiều ăn không quá dai mà thịt lại rất mềm, ngọt và đậm đà. Ảnh hieuhaisan
Video đang HOT
Giống như ngao Việt Nam, sò bơ Mỹ có thể chế biến thành nhiều món như hấp, nướng, luộc, nấu cháo, nhúng lẩu, ăn sống Sashimi…
Sò Bơ Mỹ có kích thước rất lớn ( size 3-4 con/kg ).
Tuy nhiên, do giá cả khá đắt nên hiện sò bơ Mỹ không nhiều nơi bán. Khách thường là nhà hàng cao cấp đặt mua phục vụ giới nhà giàu.
Nếu size 3-4 con/kg và mức giá 450.000 đồng/kg thì mỗi con sò giá lên tới 110.000 – 150.000 đồng/con.
Theo phununews.vn
Pháo đài bất khả xâm phạm nằm chơi vơi giữa biển ở Ấn Độ
Pháo đài Murud-Janjira nằm trên một hòn đảo đá hình bầu dục ở Biển Ả Rập, gần thị trấn ven biển Murud, cách Mumbai 165 km về phía Nam, Ấn Độ.
Một khi thành trì của người Abyssinian Siddis (những người theo Hồi giáo sống ở Ấn Độ) - người đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Mumbai (Ấn Độ), sau này vào thế kỷ 17, Janjira được coi là một trong những pháo đài biển mạnh nhất ở Ấn Độ. Pháo đài nổi tiếng với 3 khẩu pháo khổng lồ, trọng lượng trên 22 tấn mỗi chiếc với tầm bắn đáng kinh ngạc.
Pháo đài Murud-Janjira nhìn từ trên cao
Từ Janjira theo tiếng Ả Rập là "Jazeera", có nghĩa là một hòn đảo. Murud là một nhóm dân tộc có nguồn gốc từ Abyssinia, một quốc gia từng tồn tại ở Ethiopia. Vì vậy, Murud-Janjira có nghĩa là "hòn đảo của người Siddis".
Một hồ chứa nước lớn bên trong pháo đài
Pháo đài ban đầu được xây dựng không phải bởi người Siddis, mà bởi người Rajathan-Fisherman Chieftain địa phương, Rajaram Patil, trong thế kỷ 15, ở quy mô nhỏ hơn. Vào thời điểm đó pháo đài được gọi là "Medhekot" và được xây dựng để bảo vệ người dân của mình khỏi bọn cướp biển và kẻ trộm. Cuối thế kỷ 17, pháo đài được mở rộng thêm và gần như hoàn toàn nguyên vẹn đến ngày hôm nay.
Khách du lịch Ấn Độ đến thăm pháo đài Murud-Janjira
Trong suốt chiều dài lịch sử của mình, pháo đài luôn bị sự quấy nhiễu bởi người Bồ Đào Nha, Anh và Marathas (một quốc gia từng tồn tại trong lịch sử Ấn Độ (1674-1855), nằm ở Đông Nam đất nước này) để chinh phục người Siddis nhưng không thành công. Thậm chí nhà lãnh đạo vĩ đại của Marathas, vua Chhatrapati Shivaji (1630 - 1680), đã cố gắng mở một cuộc tấn công quy mô lớn nhằm phá hủy bức tường đá granite cao 12 m của pháo đài nhưng không thành công.
Nhiều cây bụi mọc quanh pháo đài tạo thêm sự quyến rũ cho pháo đài
Hiện tại, pháo đài Murud-Janjira vẫn còn nguyên vẹn các cung điện, khu dành cho sĩ quan, nhà thờ Hồi giáo, bể chứa nước ngọt,... Các bức tường bên ngoài và tất cả các pháo đài tròn của pháo đài vẫn còn như ban đầu.
Đại pháo trong pháo đài có trọng lượng lên tới 22 tấn
Trong thời kỳ hoàng kim của mình, pháo đảo có khoảng 572 khẩu. Du khách có thể tiếp cận pháo đài Janjira từ Rajapuri, một ngôi làng nhỏ trên bờ biển. Sau một chuyến đi ngắn trong một chiếc thuyền nhỏ, người ta có thể vào pháo đài qua lối vào chính. Pháo đài có hình bầu dục thay vì hình dạng bình thường hoặc hình vuông. Bức tường pháo đài cao khoảng 12 m và có 19 vòm tròn, một số vẫn còn có những khẩu đại bác gắn trên chúng, bao gồm cả pháo nổi tiếng Kalaal Baangadi. Những khẩu pháo này chịu trách nhiệm quan trọng về việc đẩy lùi những kẻ thù đang tấn công từ biển. Bên trong bức tường pháo đài là tàn tích của một nhà thờ Hồi giáo, một cung điện, nhà tắm với nước chảy từ dòng suối và một giếng sâu cung cấp nước ngọt mặc dù pháo đài được bao quanh bởi nước muối.
Những căn nhà ở của người Siddis nay chỉ còn lại tàn tích
Mặc dù vậy, thời gian đã tàn phá không ít các hiện vật còn sót lại ở nơi đây, nhiều khu nhà ở đã bị hư hại nghiêm trọng chỉ còn là những tàn tích. Nhưng điều đó không làm giảm đi sức hút của nó đối với du khách tour Ấn Độ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Theo trí thức trẻ
Ngô nếp nhật 150.000 đồng/bắp, tại sao nhiều người vẫn tìm mua? Ngô nếp luộc giá chỉ 3.000-5.000 đồng/bắp bán đầy chợ, là thức quà sáng quen thuộc của người dân. Thế nhưng, giới nhà giàu Việt sẵn sàng chi tới 150.000 đồng để mua một bắp ngô nếp Nhật Bản về luộc lên làm món ăn sáng. Ngô nếp luộc, thức quà sáng phổ biến từ nông thôn tới thành thị bao năm nay....