1.000 tỷ đồng trở lên mới được mở trường đại học nước ngoài tại Việt Nam
Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có tổng số vốn thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Đó là một trong những nội dung của Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, trong đó quy định về liên kết giáo dục với nước ngoài mà Chính phủ vừa ban hành.
Theo Nghị định, về điều kiện cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài, Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có tổng số vốn thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất).
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh tài chính theo Luật Đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Dự án đầu tư thành lập phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại VN phải có vốn tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Đối với dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại, hoặc phía đối tác Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất, thì số vốn đầu tư tối thiểu cần đạt từ 70% của các quy định tương ứng nêu trên.
Video đang HOT
Thời hạn của liên kết giáo dục không quá 5 năm kể từ ngày được phê duyệt và có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.
Chương trình phải được kiểm định ở nước ngoài
Theo Nghị định, về chương trình giáo dục, chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục.
Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục nước ngoài; không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh.
Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
Về đội ngũ nhà giáo, giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam; giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương.
Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Việc đánh giá kết quả học tập, kiểm tra, thi, công nhận hoàn thành chương trình giáo dục, công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước sở tại nơi cung cấp chương trình giáo dục. Người học hoàn thành chương trình giáo dục tích hợp cấp trung học phổ thông phải được cấp văn bằng tốt nghiệp của Việt Nam và của nước ngoài.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/8/2018.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS lần thứ 13
Giữa làn sóng toàn cầu hóa, lĩnh vực giáo dục cũng được cải tiến với nhiều phương pháp và nội dung giảng dạy mới.
Ông Steven Happel phát biểu tại Hội nghị VUS TESOL
Với mục đích ứng dụng các xu hướng giảng dạy tiếng Anh hiện đại trên thế giới một cách phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam, hỗ trợ giáo viên Anh ngữ trên hành trình đem lại hiệu quả học tập tốt nhất cho học viên, VUS TESOL trở lại với chủ đề "Bản địa hóa việc giảng dạy tiếng Anh trong xu thế toàn cầu: Khuynh hướng và Ứng dụng".
Hội nghị giảng dạy VUS TESOL là sự kiện thường niên do hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS tổ chức nhằm giúp các giáo viên Anh ngữ tại Việt Nam và các nước trong khu vực có cơ hội cập nhật xu hướng giảng dạy mới nhất từ các diễn giả hàng đầu thế giới. Bước vào năm thứ 13, VUS TESOL sẽ diễn ra vào ngày 20.7.2018 tại TP.HCM.
Bản địa hóa không phải là con đường một chiều
Nếu như khu vực hóa, toàn cầu hóa là những khái niệm khá quen thuộc thì "bản địa hóa - glocalisation" là một từ còn khá mới trong thời gian gần đây. Bản địa hóa là quá trình biến đổi sao cho phù hợp với văn hóa - xã hội tại địa phương. Do đó, bản địa hóa không chỉ là đưa ra và áp dụng lý thuyết một chiều, mà còn phải dựa vào khả năng thích nghi và phản hồi của quốc gia đó.
Không chỉ riêng kinh tế, công nghệ - kỹ thuật mà giáo dục cũng là một lĩnh vực đang ngày càng đi theo xu hướng bản địa hóa. Câu hỏi được đặt ra là các nhà giáo dục ở Việt Nam cần làm gì để tận dụng các nguồn lực và ý tưởng đang phổ biến trên thế giới, làm sao để phương pháp dạy học vừa được cải tiến mà học viên Việt Nam cũng tiếp thu một cách hiệu quả.
Cơ hội nâng cao kỹ năng chuyên môn cho giáo viên Anh ngữ
Anh văn Hội Việt Mỹ VUS là đơn vị đào tạo Anh ngữ thường xuyên cập nhật các phương pháp giảng dạy tiên tiến thông qua các hoạt động đào tạo dành cho đội ngũ giáo viên của VUS. Trong bối cảnh đất nước đang trên đà hội nhập, Hội nghị giảng dạy VUS TESOL là dịp để VUS hỗ trợ cung cấp kiến thức, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên Anh ngữ tại Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung và giáo viên VUS nói riêng.
Ông Steven Happel - Cố vấn chuyên môn của Anh văn Hội Việt Mỹ VUS - nhận định về chủ đề của VUS TESOL năm nay: "Khuynh hướng toàn cầu hóa hiện nay nhấn mạnh vào việc dạy và học tiếng Anh sao cho Anh ngữ trở thành một ngôn ngữ giao tiếp chung cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra chính là các nhà giáo dục phải làm sao để phối hợp giữa nội dung và phương pháp giảng dạy từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ với cách học của học viên, với đặc trưng văn hóa tại các quốc gia mà tiếng Anh là một ngôn ngữ thứ hai, điển hình như Việt Nam".
Trình bày tại hội nghị là 17 diễn giả đến từ tổ chức quốc tế đánh giá chất lượng giáo dục NEAS và các trường đại học (ĐH) danh tiếng như ĐH CUNY - đối tác chiến lược của VUS, ĐH RMIT,... cùng nhiều nhà xuất bản (NXB) lớn như Oxford University Press, Cambridge University Press, Pearson, National Geographic Learning, MacMillan,...
VUS TESOL quy tụ nhiều chuyên gia và giáo viên Anh ngữ khắp Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực
Tại hội nghị, vấn đề bản địa hóa phương pháp giảng dạy Anh ngữ sẽ được đưa ra phân tích và thảo luận ở nhiều phương diện. Đơn cử, ông Grant Trew - diễn giả đến từ Tổ chức Giáo dục Đại Trường Phát - sẽ trình bày chủ đề "Tối ưu lợi ích trong việc bản địa hóa giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam trong xu thế toàn cầu". Hoặc ông Edmund Dudley - diễn giả đến từ NXB ĐH Oxford - sẽ mang đến chủ đề "Thái độ và kỹ năng sống ảnh hưởng thế nào đến việc học tiếng Anh?".
Ngoài việc cập nhật những phương pháp giáo dục tiên tiến, hội nghị còn mang đến những giải pháp ứng dụng mà các tổ chức giáo dục, giáo viên và người học có thể thực hiện sao cho phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay. Điểm khác biệt của VUS TESOL lần thứ 13 là một số chủ đề dành cho phụ huynh nhằm hỗ trợ cha mẹ đồng hành cùng con trên con đường học tập. Một trong những chủ đề là "Ứng dụng đa phương pháp trong giảng dạy tiếng Anh" do bà Ana Bratkovic từ tổ chức NEAS trình bày.
Hội nghị giảng dạy tiếng Anh VUS TESOL mở cổng đăng ký tham dự từ ngày 11.6.2018 đến hết ngày 14.7.2018. Sự kiện chỉ được tổ chức duy nhất một lần trong năm và hoàn toàn miễn phí. Đây là cơ hội để giáo viên Anh ngữ cập nhật thông tin và nâng cao nghiệp vụ sư phạm trên hành trình nghề nghiệp của mình. Để tìm hiểu thêm thông tin về ngày hội và đăng ký tham dự, vui lòng truy cập http://tesol.vus.edu.vn/
Theo thanhnien.vn
Bộ Giáo dục chủ động "thả" 3 trường đại học cho được tự quản Bộ GD&ĐT đã chủ động yêu cầu 03 cơ sở giáo dục đại học là Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội xây dựng đề án không trực thuộc cơ quan chủ quản (Bộ GDĐT). 23 cơ sở giáo dục được tự chủ Thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP...