100% trẻ em vùng ven biển dưới 5 tuổi sẽ được dùng sữa học đường
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, năm học 2018 – 2019, toàn tỉnh có 42.268 trẻ mẫu giáo được phụ huynh đăng ký tham gia chương trình Sữa học đường.
Sữa học đường là một chương trình hết sức ý nghĩa, giúp tăng cường thể chất cho trẻ em các vùng khó khăn. Ảnh: Quốc Dũng/BNEWS/TTXVN
Trong đó, 3 huyện miền núi có 4.842 trẻ, các xã bãi ngang có 5.312 trẻ, xã đảo có 66 trẻ; mỗi em được uống 3 hộp sữa/tuần, mỗi hộp sữa có thể tích 180 ml.
Chương trình đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của phần lớn phụ huynh thuộc diện hộ nghèo, vùng khó khăn, bãi ngang ven biển.
Huyện Hoài Nhơn có 23 trường mầm non, mẫu giáo và 31 nhóm trẻ mầm non tư thục với hơn 10.000 trẻ. Theo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, hiện trên địa bàn Hoài Nhơn có 70% phụ huynh trường mầm non đồng thuận cho con tham gia chương trình Sữa học đường; trong đó, có 5 trường mầm non có 100% phụ huynh ủng hộ. Một trong 5 trường đó là Trường Mầm non Hoài Xuân, xã Hoài Xuân.
Bà Võ Thị Thanh Giang, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoài Xuân cho biết: Từ 2013 đến nay, trường đã tổ chức học bán trú cho 10 lớp với tổng cộng 342 trẻ.
Sau một thời gian tuyên truyền, giải thích về các lợi ích của sữa học đường, hiện nay, tất cả các phụ huynh trong trường đều đã đăng ký cho con tham gia chương trình ý nghĩa này.
Đặc điểm của phụ huynh vùng ven biển là nhiều gia đình theo nghề chài lưới truyền thống, công việc khá vất vả, không có nhiều thời gian chăm sóc cho trẻ, phụ huynh rất vui mừng và yên tâm khi con mình được hỗ trợ uống sữa ở trường.
Chị Nguyễn Thị Phương Lan, phụ huynh của một cháu đang học tại Trường Mầm non Hoài Xuân rất yên tâm khi cho con gái 4 tuổi tham gia chương trình Sữa học đường.
Video đang HOT
Chị Lan chia sẻ: Lúc đầu, một số phụ huynh đặt câu hỏi về chất lượng cũng như chủng loại sữa. Tôi thấy đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, chắc chắn về khâu kiểm định chất lượng sẽ yên tâm hơn so với sữa phụ huynh tự mua tại các cửa hàng.
Mặt khác, đằng nào cũng phải mua sữa cho con tăng cường thể chất, chi phí được hỗ trợ giảm 50% nên vừa có lợi cho trẻ, vừa có lợi cho phụ huynh.
Tại Hoài Nhơn hiện nay, khoảng 10,24% trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể cân nặng và 16,46% trẻ em bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Về kinh phí thực hiện, chương trình Sữa học đường, ngân sách nhà nước sẽ chi trả 25%, vận động xã hội hóa 25% và các phụ huynh chi trả 50%.
Tuy nhiên, đối với đối với học sinh các xã bãi ngang và các hộ nghèo, phụ huynh không phải trả tiền. Năm 2019, kinh phí thực hiện chương trình này tại huyện Hoài Nhơn là 818 triệu đồng.
Ông Trương Đề, Phó Chủ tịch huyện Hoài Nhơn. Ảnh: Quốc Dũng/BNEWS/TTXVN
Ông Trương Đề, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Nhơn khẳng định Sữa học đường là một chương trình hết sức ý nghĩa, giúp tăng cường thể chất cho trẻ em các vùng khó khăn.
“Mục tiêu của UBND huyện là hàng năm hạ thấp 0,6% trẻ em suy dinh dưỡng thể cân nặng và hạ 0,7% trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi. Chúng tôi phấn đầu 100% trẻ em dưới 5 tuổi vùng bãi ngang, ven biển, khó khăn sẽ được dùng sữa học đường. Sau khi triển khai, thấy chương trình hiệu quả, tôi nghĩ các năm sau, số lượng phụ huynh đăng ký cho trẻ sẽ tiếp tục tăng dần”, ông Đề cho biết.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định Nguyễn Đình Hùng thông tin, UBND tỉnh Bình Định đã giao Sở Y tế Bình Định thực hiện công tác kiểm tra, giám sát về chất lượng sản phẩm sữa, các điều kiện bảo quản sữa nhằm bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đồng thời, hướng dẫn nhân viên các điểm tiếp nhận và cấp phát sữa của chương trình cách kiểm tra giám sát chất lượng sữa, bảo quản sữa bằng phương pháp thông thường; chỉ đạo xử lý các sự cố về an toàn thực phẩm nếu có xảy ra.
Sở Y tế cũng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình.
Sau khi Sở Tài chính Bình Định hoàn thành chuẩn bị về ngân sách, Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức đấu thầu tập trung trong thời gian sớm nhất.
Sau đó, các huyện, thị xã, thành phố sẽ tiến hành ký hợp đồng cụ thể về nguồn cung với đơn vị cung cấp sữa.
“Các trường đa đươc lưu y, vận động phụ huynh tham gia trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc, nhất là số ma cha mẹ học sinh đong gop 50% kinh phí mua phân sữa cua con minh; tuyệt đối không được ép buộc chỉ tiêu và phải đồng ý cho phụ huynh rút khỏi danh sách đã đăng ký nếu họ đổi ý”, ông Hùng cho biết./.
Quốc Dũng
Theo TTXVN
Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Giảm lãnh đạo, ưu tiên người làm chuyên môn
Trả lời chất vấn bằng văn bản mới đây của đại biểu Quốc hội về biên chế trong ngành GD&ĐT, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh sự cần thiết trong việc giảm biên chế gián tiếp, giảm số lượng lãnh đạo...
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân Ảnh: Như Ý
Ai chịu trách nhiệm?
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Quốc hội Tăng Thị Ngọc Mai (Trà Vinh) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Cải cách hành chính là một chủ trương đúng, tạo động lực mới cho đội ngũ công chức, viên chức và toàn hệ thống chính trị. Chủ trương này góp phần giảm biên chế, phát huy sự chủ động sáng tạo của từng cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, nhìn cụ thể từng ngành thì các quy định của Bộ Nội vụ, của Chính phủ còn nhiều bất cập cần nhanh chóng điều chỉnh.
Đại biểu Mai lấy ví dụ, đối với ngành giáo dục, đặc biệt ở những vùng khó khăn hiện còn thiếu hơn 70 nghìn giáo viên mầm non. Đồng nghĩa với việc mấy triệu học sinh không có người dạy hoặc không có môi trường học đảm bảo.
"Hậu quả của việc này như thế nào, ai chịu trách nhiệm? Làm như vậy có vi phạm quyền trẻ em không? Đó là chưa kể hiện nay đã phát sinh tình trạng chỉ ký hợp đồng 9 tháng, nên các em giáo sinh thà đi làm công nhân chứ không đi dạy", bà Mai nêu.
Trả lời chất vấn nội dung này, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Bộ GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp học và giảng viên cơ sở giáo dục đại học công lập, làm cơ sở pháp lý để thực hiện việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục. Đồng thời quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập để các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng Đề án vị trí việc làm và xác định số lượng người làm việc.
Về quản lý số lượng người làm việc (biên chế sự nghiệp), theo quy định, đến hết năm 2015 thì thẩm quyền quyết định biên chế sự nghiệp của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực thi hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 89, trong đó xác định rõ: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc.
Chấm dứt hợp đồng dôi dư
Căn cứ vào các nghị quyết đã ban hành, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, đối với lĩnh vực GD&ĐT đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho Bộ GD&ĐT và các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhưng phải đảm bảo nguyên tắc "có học sinh thì có giáo viên".
Cụ thể, Bộ GD&ĐT có trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, chuyển mạnh sang tự bảo đảm chi thường xuyên; đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách để chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa; rà soát định mức quy định hiện hành về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và giảm biên chế gián tiếp, giảm số lượng lãnh đạo, ưu tiên số lượng người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ...
Còn đối với địa phương phải tập trung rà soát, sắp xếp lại tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập ngành GD&ĐT gắn với việc nâng cao chất lượng theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ; hình thành trường phổ thông nhiều cấp phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể; rà soát, điều chỉnh lại quy mô lớp học, học sinh/lớp thu gọn các điểm trường đảm bảo thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Địa phương cần thực hiện việc tuyển dụng ngay đối với số biên chế sự nghiệp được giao nhưng chưa sử dụng, trong đó ưu tiên các trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng lâu năm, có năng lực, phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. "Sau khi đã tuyển dụng đủ số chỉ tiêu được giao mà vẫn dôi dư thì phải thực hiện chấm dứt hợp đồng. Đối với trường hợp tuyển dụng thừa viên chức so với biên chế được giao, địa phương phải đánh giá, rà soát, thực hiện điều chuyển, sắp xếp lại", Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nêu rõ.
LUÂN DŨNG
Theo Tiền phong
Chương trình sữa học đường: Phấn đấu 90% trẻ em được uống sữa Năm học 2018 - 2019, Hà Nội triển khai Chương trình Sữa học đường, trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí; nhà cung cấp hỗ trợ 20% còn lại 50% phụ huynh học sinh tự đóng góp. Học sinh nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số... được uống miễn phí. Từ năm học 2018 - 2019, các em...