100% học viên tốt nghiệp FUNiX được nhận vào FPT Software
FPT Software và FUNiX bắt tay đào tạo, tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin trong dài hạn, tạo cơ hội việc làm cho 100% học viên FUNiX sau khi hoàn thành chương trình học.
Với mong muốn tạo cơ hội việc làm phù hợp chuyên môn cho học viên sau khi hoàn thành chương trình học, FPT Software và Tổ chức Giáo dục trực tuyến FUNiX đã bắt tay hợp tác đào tạo, tuyển dụng nhân sự công nghệ thông tin (CNTT) trong dài hạn.
Theo đó, 100% học viên tốt nghiệp chương trình trên FUNiX sẽ được nhận vào làm việc tại FPT Software ở các vị trí phù hợp. Những học viên hoàn thành chứng chỉ FUNiX Software Engineer sẽ được tuyển dụng vào FPT Software theo tiêu chuẩn nhân viên chính thức, với mức lương tương đương sinh viên tốt nghiệp đại học ngành CNTT ở Việt Nam.
Những học viên hoàn thành chứng chỉ FUNiX Junior Developer được tuyển vào vị trí học việc tại FPT Software, có cơ hội trở thành nhân viên chính thức khi đáp ứng các tiêu chuẩn về chuyên môn.
Ông Nguyễn Thành Nam – Nhà sáng lập FUNiX và ông Nguyễn Khải Hoàn – Phó tổng giám đốc FPT Software (phải) ký kết hợp tác.
Ông Nguyễn Khải Hoàn – Phó tổng giám đốc FPT Software – chia sẻ: “FPT Software đánh giá cao chất lượng đào tạo lập trình viên theo mô hình của FUNiX, đặc biệt về nhóm kiến thức, xây dựng khả năng tự học, thích nghi nhanh chóng với công nghệ và yêu cầu mới. Kỹ năng tự học mà FUNiX xây dựng cho học viên rất thích hợp môi trường biến động nhiều, luôn phải thay đổi bản thân để đáp ứng như ngành CNTT nói chung và FPT Software nói riêng. Học viên theo mô hình đào tạo của FUNiX sẽ là những nhân tố nền tảng, đáp ứng chất lượng nhân sự tại FPT Software”.
Đại diện 2 bên ký thoả thuận hợp tác.
Video đang HOT
FUNiX là một trong những nền tảng đào tạo lập trình trực tuyến hàng đầu Việt Nam. Các chương trình đào tạo của FUNiX tập trung vào lĩnh vực phần mềm, từ sơ cấp đến trình độ tương đương cử nhân đại học ngành CNTT.
Sinh viên học 100% trực tuyến theo FUNiX Way, với học liệu gồm nguồn MOOC do các đại học, chuyên gia uy tín trên thế giới giảng dạy kết hợp dự án (project) thực hành chuyên sâu. Quá trình học thành công được hỗ trợ chuyên môn 1-1 bởi đội ngũ làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm (mentor) và thúc đẩy về đích bởi cán bộ hỗ trợ học tập cá nhân (hannah).
Sau khi hoàn thành chương trình học tại FUNiX, học viên đạt yêu cầu về kiến thức nền tảng kỹ năng thực tế để đi làm được ngay, có thói quen và năng lực tự học, đáp ứng những yêu cầu mới của doanh nghiệp phần mềm trong quá trình tăng trưởng.
FPT Software là nhà cung cấp dịch vụ CNTT và công nghệ toàn cầu, có trụ sở chính tại Việt Nam, với quy mô 16.000 nhân viên tại 25 quốc gia. Trên hành trình vào top 50 công ty IT tại châu Á, với việc tập trung đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ mới, FPT Software đặt trọng tâm tuyển dụng nhóm chuyên gia, nhân lực giỏi tham gia triển khai dự án lớn, công nghệ hàng đầu cùng các ông lớn trong ngành công nghệ. Trong năm 2021, để đáp ứng yêu cầu về nhân sự cho dự án, công ty có nhu cầu tuyển dụng hàng nghìn chuyên gia và kỹ sư các mảng công nghệ khác nhau.
Doanh nghiệp khủng hoảng thiếu người, sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp
Các doanh nghiệp khủng hoảng vì thiếu người, thiếu một cách trầm trọng..., còn sinh viên ra trường vẫn cứ thất nghiệp.
Nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục IRED nhấn mạnh đến nghịch lý đã được đề cập từ lâu tại sự kiện "Tự học hay được dạy" diễn ra tại TPHCM ngày 20/12.
Ông Trung cho hay, đây là một sự thật. Sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều nhưng doanh nghiệp lại không thể nào tuyển được người.
Ông Giản Tư Trung
"Các doanh nghiệp tuyển người vô cùng khó, phải nói là rơi vào cảnh khủng hoảng thiếu người, thiếu người trầm trọng trong những năm gần đây. Sinh viên ra trường nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn không thể tuyển được người", ông Trung nói.
Theo ông Trung, trước đây để vào được đại học rất khó, cạnh tranh rất khốc liệt, ai vào được đại học phải nói là "vinh quy bái tổ". Tâm lý nhiều người, vào đại học xem như xong, có tấm bằng đã là hơn người. Lúc đó, tấm bằng chính là lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động.
Nhưng bây giờ, việc vào đại học dễ dàng quá, phải nói "ai không thèm vào đại học thì mới không học đại học".
Giá trị của tấm bằng giảm đi, sự cạnh tranh trên thị trường lao động của người có bằng đại học giảm đi.
Để đáp ứng được yêu cầu thực tế, theo ông Trung, chúng ta không thể dựa vào tấm bằng mà mỗi người dù tốt nghiệp này nọ, vẫn phải không ngừng tự học
Thiếu khả năng tự học
Tại buổi chia sẻ, các diễn giả nhận định, nhân sự của chúng ta thiếu khả năng tự học ngay từ thời... còn đi học ở trường lớp. Nhiều người, ngay từ bé đã mất đi mục tiêu học tập là học cho mình, học để khai phóng bản thân mà chúng ta học vì điểm số, học theo cái nhìn, đánh giá của mọi người, của xã hội.
Sinh viên, nhân sự trẻ tham dự chương trình
Tiến sĩ Bùi Trân Phượng cho hay, cốt lõi của việc học phải đến từ sự chủ động của người học chứ không phải từ người dạy. Người dạy nào, phương pháp nào cũng không thể thực hiện nếu người học không học.
Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta mất đi khả năng tự học, tìm các học phù hợp khi giáo dục dùng "một liều thuốc cho tất cả các bệnh nhân", đưa ra một tiêu chuẩn áp lên cho mọi đứa trẻ.
Ông Hoàng Mạnh Hải, giảng viên cao cấp tại Học viện Quản lý PACE đưa ra công thức học tập 70 - 20 - 10 dành cho các bạn trẻ.
Trong đó, mỗi người cần dành 70% công sức, thời gian để học ngay từ việc mình đang làm bằng cách đặt ra mục tiêu cho bản thân. Dù vị trí công việc rất nhỏ nhưng hãy dốc hết sức mình, hãy đặt mục tiêu 2 năm tôi sẽ là chuyên gia ở vị trí đó.
20% là để học từ những người xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới của mình. Người thầy ở ngay xung quanh chúng ta, nhưng rất nhiều người không chịu học.
"Để làm được điều này phải thật sự khiêm nhường. Đối với việc học, trong con người chúng ta có cái rất vô ích nhưng lớn lên mỗi ngày chính là cái tôi, nó khống chế chúng ta khiêm nhường và học hỏi", ông Hải nói.
Ông Hải cho rằng, chỉ có 10% chúng ta học từ thầy trên lớp, học từ sách vở theo tổ chức trường lớp.
Trong khi đó, ông Giản Tư Trung cho biết, mỗi người có một cách học khác nhau, phải tự tìm hiểu, tìm ra cách học phù hợp của mình. Có người hợp với học ở trường lớp, có người phát triển với việc học bên ngoài, học bằng cách đi làm.
Nhưng bất kỳ ai, để thành công cũng đều phải học, nhiều người bỏ trường chứ không bỏ học. Học để trở thành con người chuyên môn và con người văn hóa.
Làm sao để bài học STEM nhẹ nhàng, hiệu quả? Việc đưa dạy học STEM vào các chủ đề, bài dạy thực chất trên lớp khiến nhiều GV còn băn khoăn, "làm thế nào để có một bài dạy linh hoạt, nhẹ nhàng, hiệu quả?". Học sinh được hoạt động nhóm tích cực, tương tác tốt. Những mảnh ghép quan trọng Trường THCS Lương Khánh Thiện (quận Kiến An, TP Hải Phòng) vừa...