10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021

Theo dõi VGT trên

Năm 2020 là một năm tàn phá sức khỏe toàn cầu. Một loại virus chưa từng được biết đến trước đây đã hoành hành trên toàn thế giới, phơi bày những bất cập của hệ thống y tế.

Ngày nay, các dịch vụ y tế ở trên toàn cầu đang phải vật lộn để đối mặt với COVID-19 và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Mặt khác, đại dịch đe dọa sẽ cản trở các tiến bộ về sức khỏe toàn cầu đã đạt được trong hai thập kỷ qua – chẳng hạn như trong việc chống lại các bệnh truyền nhiễm và cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Vì vậy, vào năm 2021, cùng với các công cụ hiệu quả hiện đang được phát triển, các quốc gia trên thế giới sẽ cần phải tiếp tục chiến đấu với COVID-19, nhanh chóng sửa chữa và củng cố hệ thống y tế của mình để có thể cung cấp những công cụ này, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường quan trọng khiến một số bộ phận dân cư bị thiệt hại nhiều hơn những bộ phận khác.

WHO cam kết sẽ làm việc nhiều hơn để giúp các quốc gia tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch và các trường hợp khẩn cấp khác. WHO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc gắn kết các quốc gia lại với nhau và sự tham gia của cả chính phủ của mỗi quốc gia, không chỉ riêng ngành y tế. WHO cam kết sẽ hỗ trợ các quốc gia trong việc xây dựng hệ thống y tế mạnh mẽ và dân số khỏe mạnh.

Dưới đây là 10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021 :

Xây dựng tình đoàn kết trên phạm vi toàn cầu vì an ninh y tế trên toàn thế giới

WHO sẽ làm việc với các quốc gia để cải thiện khả năng sẵn sàng đối phó với đại dịch và các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe. Nhưng để điều này có hiệu quả, cần đảm bảo rằng các quốc gia phải làm việc cùng nhau. Hơn hết, đại dịch này đã cho chúng ta thấy rằng không ai được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn.

WHO đặt mục tiêu hỗ trợ để bảo vệ tốt hơn các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trước các rủi ro khẩn cấp về sức khỏe, bao gồm cả ở các khu vực đô thị, các quốc đảo nhỏ, và các khu vực xung đột.

WHO sẽ tận dụng các quan hệ đối tác hiện có và tạo ra các quan hệ đối tác mới để xây dựng lực lượng lao động trong các trường hợp khẩn cấp về y tế toàn cầu nhằm mở rộng, đào tạo và chuẩn hóa các đội ngũ hỗ trợ y tế và hệ thống y tế công cộng chất lượng cao. WHO cũng có kế hoạch thành lập Ngân hàng Sinh học – một hệ thống thống nhất trên toàn cầu để chia sẻ các tài liệu về mầm bệnh và các mẫu lâm sàng, tạo điều kiện phát triển nhanh chóng các loại vắc xin và thuốc an toàn và hiệu quả; duy trì sự tập trung của mình vào việc cung cấp thông tin chính xác, nhằm bảo vệ cộng đồng khỏi các thông tin sai lệch.

Tăng tốc độ phổ cập xét nghiệm, thuốc và vắc xin COVID-19

10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021 - Hình 1

Vào năm 2021, ưu tiên hàng đầu của WHO sẽ là tiếp tục tiến độ công việc trên bốn trụ cột của ACT-Accelerator (ACT – Accelerator là một chương trình hợp tác toàn cầu mới mang tính đột phá nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối công bằng vắc-xin, phương pháp chẩn đoán và trị liệu nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 ở tất cả các quốc gia bất kể mức thu nhập), nhằm cung cấp quyền tiếp cận công bằng với vắc xin, xét nghiệm và các phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo rằng hệ thống y tế đủ mạnh để cung cấp chúng. Cung cấp các công cụ hữu hiệu cho tất cả những người cần chúng sẽ là chìa khóa để chấm dứt giai đoạn cấp bách đầu tiên này của đại dịch, và giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe mà nó đã gây ra.

Các mục tiêu của ACT-Accelerator vào năm 2021 bao gồm: Phân phối 2 tỷ liều vắc xin; 245 triệu lần điều trị; xét nghiệm cho 500 triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình; và củng cố các hệ thống y tế cần thiết để hỗ trợ họ.

Video đang HOT

Nâng cao sức khỏe cho tất cả mọi người

10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021 - Hình 2

Một trong những bài học rõ ràng nhất mà đại dịch đã dạy cho chúng ta là hậu quả của việc bỏ bê hệ thống y tế. Vào năm 2021, WHO sẽ làm việc trên cả ba cấp của Tổ chức và với các đối tác trên toàn thế giới để giúp các quốc gia củng cố hệ thống nhằm đối mặt với COVID-19 và cung cấp tất cả các dịch vụ y tế thiết yếu cần thiết để giữ cho mọi người ở mọi lứa tuổi khỏe mạnh, sống và làm việc gần nhà mà không rơi vào cảnh nghèo đói.

Hai sáng kiến quan trọng sẽ làm nền tảng cho công cuộc này là việc thực hiện và triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu mới của WHO ở các quốc gia, và bản tóm tắt UHC – một công cụ giúp các quốc gia xác định các dịch vụ y tế thiết yếu mà họ cần – chẳng hạn như đảm bảo rằng phụ nữ có thể sinh đẻ an toàn, trẻ em có thể được chủng ngừa và mọi người có thể được xét nghiệm và điều trị bệnh.

Để nâng cao hơn nữa công việc này, WHO sẽ dẫn đầu một chiến dịch toàn cầu nhằm tăng cường lực lượng lao động y tế toàn cầu vào năm 2021, Năm của Nhân viên Y tế.

Giải quyết bất bình đẳng về sức khỏe

Đại dịch COVID-19 đã thu hút sự chú ý đến sự chênh lệch sâu sắc kéo dài giữa và trong các quốc gia, một số trong số đó đang trở nên ngày càng trầm trọng hơn.

Vào năm 2021, WHO sẽ dựa trên dữ liệu mới nhất của mình và các cam kết quốc tế (và các hoạt động hiện có) để thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe toàn dân và giải quyết các vấn đề sức khỏe rộng hơn; sẽ làm việc với các quốc gia để giám sát và giải quyết những bất bình đẳng về sức khỏe do thu nhập, giới tính, dân tộc, nơi sinh sống, điều kiện giáo dục, nghề nghiệp và khuyết tật.

WHO sẽ tập trung vào các bước mà ngành y tế có thể thực hiện để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với các dịch vụ y tế chất lượng ở tất cả các cấp, cũng như tham gia với các ngành khác để giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường quyết định đến sức khỏe.

Vào Ngày Sức khỏe Thế giới, ngày 7 tháng 4 năm 2021, WHO sẽ kêu gọi hành động toàn cầu để giải quyết tình trạng bất bình đẳng về sức khỏe.

Cung cấp sự lãnh đạo toàn cầu về khoa học và dữ liệu

10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021 - Hình 3

WHO sẽ theo dõi và đánh giá những phát triển khoa học mới nhất không chỉ về COVID-19 mà còn về các vấn đề khác, và xác định các cơ hội để khai thác những tiến bộ đó nhằm cải thiện sức khỏe toàn cầu; duy trì và củng cố chất lượng, sự phù hợp và tính hiệu quả của các đơn vị kỹ thuật nòng cốt nhằm cung cấp cho thế giới những khuyến nghị dựa trên bằng chứng tốt nhất cho sức khỏe cộng đồng về tất cả các vấn đề, từ Alzheimers đến Zika.

Và thông qua những nỗ lực như Gói kỹ thuật SCORE được cải tiến WHO sẽ hỗ trợ các quốc gia tăng cường năng lực của hệ thống thông tin và dữ liệu y tế của họ để báo cáo về tiến độ hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững liên quan đến y tế.

Tái khởi động các nỗ lực giải quyết các bệnh truyền nhiễm

10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021 - Hình 4

Trong những thập kỷ gần đây, WHO và các đối tác đã hết sức nỗ lực để chấm dứt tai họa của bệnh bại liệt, HIV, bệnh lao và sốt rét, và ngăn chặn các dịch bệnh như sởi và sốt vàng da. COVID-19 đã làm trì trệ phần lớn công cuộc này vào năm 2020.

Vì vậy, vào năm 2021, WHO sẽ giúp các quốc gia tiêm vắc xin phòng bệnh bại liệt và các bệnh khác cho những người không được tiêm chủng trong đại dịch; nỗ lực cải thiện khả năng tiếp cận với vắc-xin HPV như một phần của nỗ lực toàn cầu mới nhằm chấm dứt bệnh ung thư cổ tử cung vào năm 2020.

WHO sẽ làm việc với các đối tác để thực hiện lộ trình 10 năm mới cho các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTDs), với các mục tiêu và cột mốc toàn cầu nhằm ngăn chặn, kiểm soát, loại bỏ và loại trừ 20 loại bệnh NTDs; tăng cường các nỗ lực để chấm dứt AIDS, bệnh lao và sốt rét và loại bỏ bệnh viêm gan vi rút vào năm 2030.

Chống kháng thuốc

10 vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm trong năm 2021 - Hình 5

Những nỗ lực toàn cầu nhằm chấm dứt các bệnh truyền nhiễm sẽ chỉ thành công nếu chúng ta có các loại thuốc hiệu quả để điều trị chúng. Vì vậy, điều quan trọng là phải tiếp tục công việc mà WHO đã và đang thực hiện với các đối tác Một sức khỏe – Tổ chức Nông lương Thế giới và Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) – và với các bên liên quan trong tất cả các lĩnh vực để bảo vệ các loại thuốc kháng sinh. Nhóm Lãnh đạo Toàn cầu mới về Kháng thuốc, bao gồm các trưởng ngành cũng như các nhà lãnh đạo chính trị, sẽ nhóm họp lần đầu tiên vào tháng 1 để thảo luận về các cách thúc đẩy công cuộc quan trọng này.

Đồng thời, WHO sẽ cải thiện hơn nữa việc giám sát toàn cầu và tiếp tục hỗ trợ các kế hoạch hành động quốc gia, đảm bảo rằng kháng kháng sinh được đưa vào các kế hoạch tăng cường hệ thống y tế và chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về y tế.

Ngăn ngừa và điều trị bệnh không lây nhiễm (BKLN) và các tình trạng sức khỏe tâm thần

Ước tính Y tế Toàn cầu mới nhất của WHO cho thấy các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân gây ra 7 trong số 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vào năm 2019. Năm 2020, chúng ta đã thấy những người mắc BKLN đặc biệt dễ bị tổn thương đối với COVID-19 như thế nào và nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo rằng những chương trình tầm soát và điều trị các bệnh như ung thư, tiểu đườngbệnh tim đều có thể được tiếp cận bởi bất cứ ai cần chúng. Đây sẽ là trọng tâm chính vào năm 2021, cùng với Hiệp định Đái tháo đường Toàn cầu mới và chiến dịch giúp 100 triệu người bỏ thuốc lá.

Chúng ta cũng đã thấy tác động tàn phá của đại dịch và hậu quả là các lệnh đóng cửa, mất an ninh kinh tế, nỗi sợ hãi và sự chênh vênh của sức khỏe tâm thần của mọi người trên toàn thế giới. Vào năm 2021, chúng tôi sẽ hỗ trợ các nỗ lực mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong cộng đồng và cho những người sống ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc thiên tai.

Tái xây dựng một hệ thống mạnh hơn

COVID-19 đã là một thời điểm quan trọng về nhiều mặt và mang đến một cơ hội đặc biệt để xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn, xanh hơn, lành mạnh hơn. Tuyên ngôn về Hồi phục Khỏe mạnh từ COVID-19, với mục tiêu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và sức khỏe, giảm ô nhiễm không khí và cải thiện chất lượng không khí, có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều này.

Một hội nghị vào tháng 6 năm 2021 sẽ tập trung vào việc hỗ trợ y tế ở các Quốc gia Đảo nhỏ đang Phát triển. Mặt khác, WHO sẽ tiếp nhận các khuyến nghị từ Ủy ban WHO / UNICEF / Lancet năm 2020 để đảm bảo một hành tinh khỏe mạnh hơn cho con em của chúng ta và tiếp tục công việc cải thiện hệ thống dinh dưỡng và thực phẩm trên toàn thế giới – bao gồm cả việc thông qua chiến lược toàn cầu về an toàn thực phẩm và Hội nghị thượng đỉnh của Tổng thư kí Liên hợp quốc về Hệ thống thực phẩm vào tháng Chín.

Hành động đoàn kết

Một trong những nguyên tắc chính mà WHO đã nhấn mạnh trong suốt cuộc chiến chống lại COVID-19 là sự cần thiết phải thể hiện sự đoàn kết hơn nữa – giữa các quốc gia, tổ chức, cộng đồng và cá nhân, vá lành các vết nứt trong hệ thống phòng thủ của chúng ta và ngăn chặn vi rút phát triển.

Vào năm 2021, WHO sẽ ưu tiên xây dựng năng lực quốc gia thông qua công việc của WHO với các quốc gia thành viên với các sáng kiến mới, chẳng hạn như làm việc với các nhóm thanh niên, tăng cường và mở rộng quan hệ đối tác với xã hội dân sự và khu vực tư nhân, đồng thời hợp tác với tổ chức WHO mới.

Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh đúng cách

Theo thống kê, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ kháng kháng sinh. Thậm chí, đã xuất hiện những "siêu vi khuẩn" kháng hầu hết các loại thuốc kháng sinh hiện có. Đáng lo ngại, trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Các hiệu thuốc xung quanh các phòng khám, bệnh viện tại Hà Nội khá đông khách. Trong số những khách hàng, không hiếm các mẹ đến để mua thuốc về sử dụng cho con.

Chị Lê Thị Truyền ở Hải Dương đưa con lên Hà Nội khám bệnh, bé được 15 tháng tuổi bị viêm amidan và viêm tai. Khi được hỏi mua thuốc gì cho con, chị Truyền lật giở đơn thuốc: "Tại vì kháng sinh toàn tên nước ngoài nên không nhớ nổi tên thuốc là gì, bác sĩ kê đơn thuốc về cũng đọc hướng dẫn sử dụng xem công dụng như thế nào đối với trẻ nhỏ nhưng xong lại quên".

Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh đúng cách - Hình 1

Quên tên thuốc là một chuyện, nhưng không ít mẹ cũng đã tự đi mua kháng sinh theo đơn thuốc cũ để trị bệnh cho con hoặc cậy nhờ tư vấn của người bán thuốc. Chính vì cho rằng, trị bệnh gì cũng cần kháng sinh nên không ít bà mẹ tự ý mua kháng sinh cho con uống.

"Do thói quen của người dân nói chung nên việc sử dụng kháng sinh khá dễ dãi, đối với trẻ em tình trạng sử dụng kháng sinh còn nhiều hơn nữa"- Ths.BS Vũ Thị Thúy Lan - nguyên trưởng khoa Hô hấp Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn Hà Nội, Phụ trách phòng khám Nhi Cây Thông xanh - thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển cộng đồng RTCCD nhận định.

Việc tự ý sử dụng kháng sinh để điều trị cho các bé có thể mang đến những nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ, đầu tiên là chữa sai cách nên bệnh không khỏi, thậm chí còn làm cho trẻ mệt thêm như bệnh cúm A do virus chẳng hạn. Mỗi nhóm thuốc sẽ chữa cho các bệnh khác nhau như hô hấp, đường ruột, tiết niệu... nếu không biết sẽ sử dụng nhầm, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Cho trẻ dùng thuốc kháng sinh đúng cách - Hình 2

Ths.BS Vũ Thị Thúy Lan hướng dẫn cha mẹ chăm sóc con nhỏ.

Theo BS Vũ Thị Thúy Lan: "Sử dụng kháng sinh không đúng cách về lâu dài ảnh hưởng đến tai, thận, răng, lợi, xương của trẻ. Nghiêm trọng nhất là tình trạng kháng kháng sinh, nhiều trẻ bị viêm phổi phải thay tới vài loại kháng sinh mà không khỏi bệnh, cuối cùng các bác sĩ đã phải phối hợp nhiều loại thuốc với nhau để điều trị".

Do việc lạm dụng kháng sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ nên trong trường hợp phải điều trị bằng kháng sinh thì các bậc cha mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc như: Sử dụng đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian và đúng cách. Việc sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc cũng rất quan trọng và trong quá trình điều trị kháng sinh của trẻ, bố mẹ cũng phải theo dõi cẩn thận xem có tác dụng phụ hay không, có cần điều chỉnh phác đồ hay không?...

Bác sĩ Vũ Thị Thúy Lan đưa ra lời khuyên để các con có thể phát triển khỏe mạnh hơn mà không phải lo lắng tới việc phải dùng kháng sinh: "Các bậc cha mẹ nên đặc biệt tới việc chăm sóc toàn diện về thể chất, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, vận động khoa học, chú trọng phát triển nâng cao nhận thức trí tuệ và sử dụng thuốc đúng cách"./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người đàn ông ở Hà Tĩnh ngã quỵ, tử vong khi chơi PickleballNgười đàn ông ở Hà Tĩnh ngã quỵ, tử vong khi chơi Pickleball
21:39:29 24/04/2025
5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu5 món ăn vặt buổi tối có lợi cho người bị mỡ máu
09:48:36 25/04/2025
Thoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết ápThoát chết kỳ diệu sau khi uống 140 viên thuốc hạ huyết áp
05:27:34 25/04/2025
Hạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơnHạn chế thức uống này bạn có thể sẽ sống lâu và khỏe mạnh hơn
05:53:20 26/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng DresslerDùng thuốc trong Hội chứng Dressler
21:40:42 24/04/2025
Chế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-JeghersChế độ ăn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Peutz-Jeghers
04:27:28 25/04/2025
Cung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thaoCung cấp nhiên liệu đúng cách trước, trong và sau khi tập luyện thể thao
08:32:35 24/04/2025
Cách uống nước giúp làm sạch mỡ máu của người NhậtCách uống nước giúp làm sạch mỡ máu của người Nhật
14:09:58 25/04/2025

Tin đang nóng

Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếngXôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
00:12:35 26/04/2025
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
22:34:59 25/04/2025
Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCMLực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM
21:47:39 25/04/2025
Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4Lý giải về hơn 23.000 cú sét đánh ở miền Bắc sáng 25/4
22:19:52 25/04/2025
Hot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạoHot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạo
22:29:12 25/04/2025
Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủTang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ
23:37:46 25/04/2025
Victor Vũ 'vượt cửa tử' sau 2 lần nhồi máu cơ tim, phải uống thuốc suốt đờiVictor Vũ 'vượt cửa tử' sau 2 lần nhồi máu cơ tim, phải uống thuốc suốt đời
22:16:41 25/04/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: "Mẹ 4 con" Minh Hà vẫn đẹp như thiếu nữ, mỹ nhân 17 tuổi thua Hoa hậu mỗi cái vương miệnThảm đỏ hot nhất hôm nay: "Mẹ 4 con" Minh Hà vẫn đẹp như thiếu nữ, mỹ nhân 17 tuổi thua Hoa hậu mỗi cái vương miện
23:50:10 25/04/2025

Tin mới nhất

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

05:56:07 26/04/2025
Đồng thời, chủ động phòng chống sốt rét quay trở lại tại các tỉnh, thành phố đã loại trừ sốt rét. Đặc biệt, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp sốt rét ngoại lai.
Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

05:50:52 26/04/2025
Việc thay đổi chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đáng kể đến các triệu chứng đau. Đó là vì một số loại thực phẩm làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, gây ra cơn đau và các bệnh mạn tính như đái tháo đường, đột quỵ, bệnh tim và thậm chí l...
Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

05:47:15 26/04/2025
Chó, mèo mắc bệnh dại có thể truyền virus qua nước bọt khi cắn người. Virus sau đó xâm nhập vào cơ thể và tấn công hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như sốt, đau đầu, lú lẫn, tê liệt và cuối cùng là không qua khỏi.
Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

05:45:31 26/04/2025
Trong tổng số hơn 1.600 trường hợp mắc sốt xuất huyết ở Khánh Hòa từ đầu năm đến nay thì có 71 trường hợp sốt xuất huyết nặng. Đặc biệt, một số người ở Khánh Hòa vẫn còn chủ quan, khi bị sốt xuất huyết không đến cơ sở y tế sớm hoặc tự m...
Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

05:42:48 26/04/2025
ThS.BS Trương Thanh Hùng, người trực tiếp điều trị, cho biết đây là một trong những ca ngộ độc Methanol nặng hiếm gặp nhưng được cứu sống nhờ phát hiện sớm, can thiệp kịp thời bằng kỹ thuật hiện đại.
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

14:49:41 25/04/2025
Thịt đỏ, gia cầm, trứng, hải sản hay các sản phẩm từ sữa là những loại thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc nếu không được chế biến, bảo quản cẩn thận.
Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

14:47:01 25/04/2025
Bên cạnh đó, các chuyên gia, thầy thuốc đã cùng thảo luận sôi nổi xoay quanh việc ứng dụng ECMO trong hồi sức cấp cứu để nâng cao chuyên môn, tay nghề để các bác sĩ có thể cứu chữa được bệnh nhân kịp thời.
Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

14:44:05 25/04/2025
Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng từ xuân sang hè, đây là thời kỳ đỉnh điểm của các bệnh tim mạch. Một thay đổi nhỏ trong thói quen ngủ trưa có thể giảm đáng kể gánh nặng cho tim bạn. Bắt đầu từ hôm nay, hãy đặt báo thức lành mạnh cho giấc ...
Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

14:18:25 25/04/2025
Đáng chú ý, chất lượng giấc ngủ cũng quan trọng không kém số giờ ngủ. Những người có giấc ngủ sâu, ổn định trong không gian yên tĩnh, tối, thoáng mát và duy trì thời gian ngủ đều đặn hằng ngày thường có sức khỏe tinh thần và thể chất tố...
7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó

14:13:51 25/04/2025
Việc cắt giảm đường có thể làm giảm nồng độ các hormone hạnh phúc như dopamine và serotonin trong não bộ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cáu kỉnh, bồn chồn hoặc thay đổi tâm trạng ở một số người.
Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

Bài tập tốt cho người bệnh rối loạn xuất tinh

14:04:39 25/04/2025
Plank không chỉ tốt cho cơ bụng mà còn giúp rèn luyện khả năng chịu đựng, cải thiện sự dẻo dai. Một thân thể khỏe mạnh, có kiểm soát tốt sẽ giúp phản xạ xuất tinh được điều tiết ổn định hơn.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu bạn thường xuyên thức sau 10 giờ đêm?

14:01:54 25/04/2025
Cơ thể cần thời gian ban đêm để phục hồi và sản sinh tế bào miễn dịch. Ngủ muộn thường xuyên sẽ làm giảm khả năng phòng vệ tự nhiên, bạn sẽ dễ bị cảm cúm, nhiễm trùng hay bệnh vặt hơn.

Có thể bạn quan tâm

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh không đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ

Thế giới

07:52:46 26/04/2025
Theo Viện Nghiên cứu Chính sách công của Anh, thuế quan của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến hơn 25.000 việc làm trực tiếp trong ngành sản xuất ô tô của "Xứ sở sương mù".
10 năm không thể sinh con, tôi bật khóc nức nở khi mẹ chồng nói một câu

10 năm không thể sinh con, tôi bật khóc nức nở khi mẹ chồng nói một câu

Góc tâm tình

07:50:19 26/04/2025
Đương nhiên, vợ chồng tôi cũng mong muốn như thế. Nhưng cuộc sống này đâu dễ dàng. Một năm, hai năm rồi ba năm, tôi vẫn chưa thể có con. Mấy năm đầu, tôi còn trẻ con, nghĩ đơn giản nên cứ để thả vậy thôi.
Đỗ Mỹ Linh khoe con gái gần 2 tuổi đã "vượt" mẹ ở điểm này

Đỗ Mỹ Linh khoe con gái gần 2 tuổi đã "vượt" mẹ ở điểm này

Sao việt

07:20:17 26/04/2025
Mới đây, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đã đăng tải hình ảnh cùng con gái Tuệ An (tên ở nhà là Titi). Nhóc tỳ càng lớn càng xinh xắn và gương mặt giống bố như đúc.
Giật mình với ảnh quá khứ của mỹ nhân "4.000 năm có 1", nghi thẩm mỹ toàn bộ gương mặt để hóa thiên nga

Giật mình với ảnh quá khứ của mỹ nhân "4.000 năm có 1", nghi thẩm mỹ toàn bộ gương mặt để hóa thiên nga

Sao châu á

07:08:48 26/04/2025
Năm 18 tuổi, tham gia 1 show tuyển chọn thần tượng, Cúc Tịnh Y có nhan sắc trung bình, ngũ quan kém nổi bật và làn da ngăm.
Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An

Tiết lộ của người đầu tiên phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An

Tin nổi bật

07:05:24 26/04/2025
Một người đàn ông ở xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An vào hang đá bỏ hoang suốt nhiều năm qua tại địa phương và phát hiện nhiều bộ xương, hộp sọ người.
Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng bình luận xúc phạm CSGT

Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng bình luận xúc phạm CSGT

Pháp luật

06:48:56 26/04/2025
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hải Phòng vừa xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp đăng bình luận xúc phạm lực lượng CSGT trên mạng xã hội.
Ra mắt chưa đầy một tháng, Honda HR-V 2025 đã giảm giá tại đại lý

Ra mắt chưa đầy một tháng, Honda HR-V 2025 đã giảm giá tại đại lý

Ôtô

06:43:11 26/04/2025
Đại lý chỉ áp dụng ưu đãi giảm giá cho 2 bản thuần xăng của Honda HR-V 2025, còn bản hybrid (e:HEV RS) vẫn được bán đúng giá.
4 mỹ nhân đổi đời nhờ đóng phim Victor Vũ: Cái tên cuối có vượt mặt Nhã Phương?

4 mỹ nhân đổi đời nhờ đóng phim Victor Vũ: Cái tên cuối có vượt mặt Nhã Phương?

Hậu trường phim

06:42:36 26/04/2025
Victor Vũ luôn biết cách nhìn nhận, lựa chọn các diễn viên mới vào dự án của mình, và các diễn viên này đều bùng nổ sau đó.
5 tuyệt phẩm lãng mạn Hàn Quốc "đốt tiền" để nói lời yêu: Choáng ngợp, xem xong chỉ muốn có bồ ngay lập tức!

5 tuyệt phẩm lãng mạn Hàn Quốc "đốt tiền" để nói lời yêu: Choáng ngợp, xem xong chỉ muốn có bồ ngay lập tức!

Phim châu á

06:29:49 26/04/2025
Những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc này đã chi ra số tiền không hề nhỏ để phục vụ cho những cảnh quay đẹp như mơ, khiến khán giả lụi tim .
Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!

Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!

Xe máy

06:15:10 26/04/2025
Về trang bị, X-Cape 700 được lắp sẵn hệ thống phanh đĩa đôi phía trước và đĩa đơn ở bánh sau sử dụng heo phanh Brembo cao cấp. Xe cũng được trang bị ABS kênh đôi và có thể điều chỉnh bật/tắt một cách linh hoạt
30 mâm cơm cho mẹ bỉm sau sinh: bổ dưỡng, ngon miệng, dễ làm

30 mâm cơm cho mẹ bỉm sau sinh: bổ dưỡng, ngon miệng, dễ làm

Ẩm thực

05:49:54 26/04/2025
Dưới đây là 30 mâm cơm chuẩn dinh dưỡng, dễ nấu và cực kỳ ngon miệng để đồng hành cùng mẹ sau sinh trong suốt một tháng đầu tiên.