10 trường đại học khối kinh tế thỏa thuận trao đổi sinh viên
Sinh viên của 10 trường đại học đào tạo về kinh tế lớn nhất cả nước có thể tham gia các khóa trao đổi sinh viên/học viên giữa các trường
Ngày 29-10, tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, bảo đảm chất lượng giáo dục các trường đại học khối kinh tế.
10 trường đại học khối kinh tế ký thỏa thuận hợp tác
10 trường tham gia tọa đàm, ký kết thỏa thuận hợp tác gồm: Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Thương mại, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính, Học viện Chính sách và Phát triển, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Căn cứ nhu cầu thúc đẩy hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, trao đổi sinh viên, học viên, giảng viên, 10 trường đại học cùng thống nhất ký kết bản thỏa thuận hợp tác liên quan đến hoạt động trao đổi sinh viên, học viên, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác.
Các khóa trao đổi sinh viên, học viên được thực hiện dưới dạng các khóa dài hạn (tương ứng khoảng 15 tuần), cho phép người học của các trường được đăng ký học tập, thực tập, nghiên cứu tại trường đối tác.
Với các khóa ngắn hạn (tương ứng từ 3 đến 8 tuần), các trường tổ chức khóa học trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học của các trường được đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ. Ngoài thời gian lên lớp, người học có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng…
Chương trình bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Kinh tế TP HCM, các chương trình tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường (theo đăng ký tự nguyện của các trường).
Video đang HOT
Các khóa trao đổi sinh viên, học viên được thực hiện sau thỏa thuận này
Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, các trường luân phiên chủ trì và phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế dành cho giảng viên trẻ; luân phiên chủ trì và phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc tế dành cho sinh viên khối trường kinh tế và kinh doanh.
Các trường cũng ký kết sẽ chia sẻ bài giảng điện tử, các khóa học trực tuyến dùng chung; chia sẻ dữ liệu thư viện điện tử dùng chung; chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo đảm chất lượng giáo dục; công tác sinh viên, công tác hợp tác quốc tế…
Người học đăng ký các chương trình trao đổi sinh viên sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi. Người học không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo.
Chi phí ăn ở, đi lại và tham gia các hoạt động (ngoài học phí) do người học tự chi trả. Các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.
Các trường tham gia có trách nhiệm đóng góp kinh phí cho trường đăng cai tổ chức các chương trình để tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, trải nghiệm cộng đồng của người học.
Các trường đăng cai tổ chức khóa học chung có thể mời giảng viên đến từ các trường thành viên tham gia giảng dạy.
Về công nhận kết quả các khóa học cho sinh viên/học viên, kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành chương trình.
Trường cử đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học theo qui định (bao gồm học phần bắt buộc, tự chọn, tự chọn tự do tương ứng với chương trình đào tạo cử nhân hoặc thạc sĩ) của người học, hoặc tính điểm rèn luyện khi người học tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.
Bản thỏa thuận này này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thời hạn 5 năm. Việc gia hạn hiệu lực tùy thuộc vào sự nhất trí của tất cả các trường tham gia.
Sinh viên 10 trường ĐH khối ngành Kinh tế được tự do đăng ký sang học trường bạn
Tham gia chương trình trao đổi sinh viên giữa các trường nhóm ngành kinh tế, sinh viên có cơ hội học tập trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn là thế mạnh của các trường, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường.
Ngày 29/10, 10 trường khối kinh tế trên cả nước đã cùng ký kết thỏa thuận hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và đảm bảo chất lượng giáo dục. Các trường tham dự khối hợp tác này gồm: Trường ĐH Kinh tế Quốc dân; Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Thương mại, Học viện Tài chính; Học Viện Ngân hàng, Học viện Chính sách và Phát triển, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Kinh tế - ĐH Huế, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
10 trường ĐH khối ngành kinh tế ký kết chương trình trao đổi sinh viên.
Theo đó, các trường đại học nhóm này sẽ tổ chức các khóa trao đổi sinh viên. Cụ thể, với các khóa dài hạn (1 học kỳ tương ứng khoảng 15 tuần) cho phép sinh viên của các trường được đăng ký học tập/thực tập/nghiên cứu tại trường trong nhóm.
Người học đăng ký tối đa 25 tín chỉ. Các học phần đăng ký phải có trong chương trình đào tạo của trường tiếp nhận. Người học được sắp xếp học tập, thực tập, nghiên cứu cùng các với người học của trường tiếp nhận trong các lớp học được mở theo kế hoạch học tập của trường.
Các khóa ngắn hạn (tương ứng từ 3 đến 8 tuần), các trường đại học tổ chức khóa học ngắn hạn trong thời gian hè, công bố chương trình, nội dung khóa học và cho phép người học của các trường được đăng ký học tập tối đa 12 tín chỉ. Ngoài thời gian lên lớp, sinh viên có thể tham gia thực tập, nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên trường tiếp nhận. Ngoài nội dung học tập chuyên môn, trường tiếp nhận tổ chức các hoạt động trải nghiệm, giao lưu văn hóa, hoạt động cộng đồng... Khóa ngắn hạn được tổ chức chung cho tất cả người học của các trường tham gia.
Chương trình bắt đầu được mở từ học kỳ hè năm học 2022-2023 tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, các chương trình tiếp theo sẽ được tổ chức luân phiên tại các trường theo đăng ký tự nguyện của các trường.
Sinh viên có nhu cầu đăng ký học chương trình trao đổi tại trường khác, thì trường cử đi có trách nhiệm lập danh sách người học đủ điều kiện gửi cho trường tiếp nhận trước khóa trao đổi chậm nhất 2 tuần trước khi học kỳ bắt đầu. Số lượng người học và điều kiện đầu vào (bao gồm kết quả học tập, điều kiện ngoại ngữ...) của người học tham gia chương trình trao đổi cho từng năm học sẽ được trường tiếp nhận công bố ít nhất 01 kỳ trước khi năm học bắt đầu.
GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, sinh viên đăng ký các chương trình trao đổi sẽ đóng học phí theo số tín chỉ được miễn, công nhận tại trường cử đi, ngoài ra không phải đóng học phí cho trường tiếp nhận đào tạo.
Chi phí ăn ở, đi lại và tham gia các hoạt động (ngoài học phí) sinh viên sẽ tự chi trả, các trường tiếp nhận có thể hỗ trợ về ký túc xá hoặc các thông tin cần thiết khác.
GS.TS Phạm Hồng Chương Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân thông tin về chương trình hợp tác trao đổi sinh viên.
Các trường đăng cai tổ chức khóa học chung có thể mời giảng viên đến từ các trường thành viên tham gia giảng dạy
Về việc công nhận kết quả học, kết thúc khóa trao đổi, trường tiếp nhận có trách nhiệm cấp bảng điểm, xác nhận hoàn thành chương trình. Trường cử đi có trách nhiệm công nhận/miễn hoặc chuyển đổi kết quả học tập của các học phần đã học theo qui định của sinh viên hoặc tính điểm rèn luyện khi sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào qui định của từng trường.
Trường cử đi có trách nhiệm đảm bảo quyền lợi của người học trong thời gian thực hiện chương trình trao đổi về chính sách học bổng hỗ trợ học tập, sinh hoạt đoàn thành niên...
Hiệu trưởng trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, sinh viên có cơ hội học tập trải nghiệm trong các môi trường đào tạo khác nhau ở các lĩnh vực chuyên môn là thế mạnh của các trường, tăng cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ra trường. Các trường sẽ có cơ hội chia sẻ, học hỏi lẫn nhau trong công tác đào tạo, quản lý đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Chia sẻ về chương trình trao đổi sinh viên, TS Nguyễn Thế Hùng, Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết, để chuẩn bị cho chương trình trao đổi sinh viên, nhà trường đã chuẩn bị kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, chuẩn hóa các môn học và đặc biệt là có những chương trình giảng dạy mang tính đặc thù của Học viện Quản lý và Phát triển.
TS Nguyễn Thế Hùng, Phó giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển .
"Khi tham gia học tại Học viện, ngoài những môn về kinh tế, sinh viên các trường bạn có thể đăng ký học các môn đặc trưng, thế mạnh của trường về các lĩnh vực như đấu thầu, quản lý dự án, đầu tư công, kinh tế quốc tế... các nội dung về chính sách công cũng là một trong những thế mạnh của trường. Chúng tôi hy vọng qua chương trình này sinh viên sẽ có cơ hội trải nghiệm học tập ở nhiều môi trường khác nhau", TS Nguyễn Thế Hùng cho biết.
TS Bùi Quang Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, ngay từ học kỳ 2 năm học này, nhà trường sẽ đón sinh viên các trường đến tham gia học tập. Đến nay nhà trường đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, học liệu, đội ngũ giảng viên cũng như phương pháp giảng dạy. Để hỗ trợ sinh viên các trường bạn tham gia học tại ĐH Kinh tế, nhà trường cũng sẽ có hỗ trợ về ký túc xá cũng như có học bổng với những sinh viên có thành tích tốt trong khóa đào tạo./.
Những trường đại học đầu tiên dừng tăng học phí năm học 2022-2023 Để chia sẻ khó khăn với sinh viên và phụ huynh sau hai năm khó khăn vì dịch Covid-19. Nhiều trường đại học giữ mức học phí như năm học trước. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trong đề án tuyển sinh năm 2022 công bố hôm 15/6, trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến mức thu 16-22 triệu đồng...