10 trẻ nhỏ tử vong do sử dụng nôi ru ngủ hãng Fisher-Price và lời cảnh báo tới toàn thể phụ huynh
Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người Tiêu thụ Úc (ACCC) đang đưa ra lời cảnh báo tới toàn thể phụ huynh sau 10 vụ tử vong ở trẻ nhỏ Mỹ do sử dụng loại ghế ru ngủ hãng Fisher-Price.
Tính từ năm 2015, đã có 10 ca tử vong của trẻ nhỏ tại Mỹ sau khi sử dụng loại ghế nôi ru ngủ Roch N Play của hãng Fisher-Price. Được biết, sản phẩm này hiện vẫn đang được bày bán tại Úc. Vì vậy, Ủy ban Cạnh tranh và Bảo vệ Người Tiêu thụ Úc (ACCC) đang tiến hành điều tra sát sao sản phẩm này do tất cả các bé đều tử vong do bị lật trong lúc ngủ trên chiếc ghế rung.
10 trường hợp tử vong kể trên xảy ra sau khi các em bé, đều từ 3 tháng tuổi trở lên, lật từ thế nằm ngửa sang nằm sấp hoặc nằm nghiêng. Ngoài ra, trong một số ca tử vong, phụ huynh còn không cột dây an toàn cho bé dù đứa trẻ đã biết lật.
Các ca tử vong diễn ra khi các bé bắt đầu ở độ tuổi biết lật. (Ảnh minh họa).
Dù vẫn chưa có ca tử vong trẻ em nào diễn ra ở Úc, vào thứ Sáu vừa qua, ACCC đã ra thông báo khuyến cáo các bậc phụ huynh nên ngừng sử dụng loại ghế nôi dạng nghiêng, có thể rung nhẹ để ru trẻ nhỏ ngủ này ngay khi các em bé bắt đầu biết lật, hoặc khi các bé được 3 tháng tuổi, tức độ tuổi bắt đầu tập lật. Hãng Fisher-Price cũng ra thông cáo báo chí tương tự, khuyên các phụ huynh nên ngừng sử dụng ghế nôi ru ngủ khi em bé bắt đầu biết lật, và thêm rằng bậc cha mẹ nên sắp đặt chỗ ngủ an toàn cho em bé, không thêm chăn, gối, thú nhồi bông vào chỗ ngủ, đồng thời luôn đẻ em bé ngủ trong trạng thái nằm ngửa.
Video đang HOT
Sản phẩm nôi Rock ‘n Play của hãng Fisher-Price.
Về loại ghế ngủ Rock ‘n Play, sản phẩm này có một nôi vải trên giá đỡ bằng kim loại để đong đưa cho các bé dễ ngủ. Trước đây, các trang blog làm cha mẹ đã từng ca ngợi sản phẩm ru ngủ này của Fisher-Price là “khá tiện lợi”. Thậm chí, trong một bài đăng từ năm 2016 trên trang Storyoffive.com, một người mẹ đã từng gọi chiếc ghế ngủ là sản phẩm tốt nhất cho bé mà cô từng mua.
Tuy nhiên, trong một bài đăng khác vào năm 2013, Tiến sĩ Roy Benaroch, bác sĩ nhi khoa ở Atlanta, đã viết khuyến nghị đầu tiên chống lại việc sử dụng ghế ngủ em bé. Ông đưa các trích dẫn trong các hướng dẫn về giấc ngủ của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ nhằm thuyết phục mọi người không sử dụng Rock’n Play cho bé, một trong số đó là việc ghế ngủ này “vừa không vững chắc cũng không bằng phẳng.”
Theo SBS
Bé 4 tháng tuổi tử vong do bị hăm tã và đây là cách xử lý khi trẻ bị hăm
Trẻ nhỏ cần được thay tã thường xuyên để phòng bị hăm tã bởi nếu để lâu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như cái chết thương tâm của bé 4 tháng tuổi trong câu chuyện dưới đây là một ví dụ.
Ai cũng biết trẻ nhỏ cần được thay tã thường xuyên bởi hệ miễn dịch của các bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để bảo vệ cơ thể nếu như bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, hăm tã là một tình trạng rất phổ biến mà hầu như bé nào cũng gặp phải, do vậy cần có biện pháp xử lí nhanh chóng và phù hợp để đề phòng tình hình trở nặng.
Cô bé Koehn đã bị cha mẹ bỏ mặc với một chiếc tã trong khoảng 9 - 14 ngày liền mà không được thay rửa.
Mới đây, người dân khắp nước Mĩ bàng hoàng, chấn động trước thông tin em bé 4 tháng tuổi tên là Koehn tại bang Iowa tử vong vô cùng oan ức do bố mẹ thờ ơ. Koehn được phát hiện vào ngày 20/8/2017 và xác định đã tử vong do bị hăm tã vì bố mẹ không thay bỉm cho em 2 tuần liền.
Theo báo cáo, chiếc bỉm đầy phân và nước tiểu khiến em bị nhiễm trùng giòi, dẫn đến nhiễm khuẩn E.coli. Dù đây là một trường hợp cá biệt do sự thiếu quan tâm, chăm sóc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, song không thể phủ nhận hăm tã là tình trạng cha mẹ không thể coi thường.
Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Các bé trong độ tuổi từ 0 đến 15 tháng tuổi rất dễ bị hăm tã, trong đó giai đoạn từ 9 đến 12 tháng là có nguy cơ cao nhất. Yếu tố quan trọng nhất giúp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ nhỏ đó là giữ cho phần dưới của bé luôn khô ráo.
Các nguyên nhân gây hăm tã có thể kể đến như:
1. Bé lâu được thay tã, nguy cơ đặc biệt tăng cao khi bị tiêu chảy.
2. Phân thay đổi do bé mới tập ăn đồ ăn cứng.
3. Mới đổi hãng bỉm, giấy ướt để chùi, dầu bôi, bột giặt quần áo.
4. Thức ăn mà mẹ ăn khi cho con bú.
5. Da nhạy cảm.
6. Tã, quần hoặc bỉm quá chật gây cọ xát vào da.
Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã
Giữ cho bé luôn khô ráo, thoáng sạch là cách hiệu quả nhất để phòng hăm tã (Ảnh minh họa).
Đừng quá lo lắng nếu bé bị hăm tã, hãy làm theo hướng dẫn đơn giản mà hiệu quả sau đây:
Đầu tiên, hãy rửa cho bé thật nhẹ nhàng bằng nước ấm, sau đó vỗ nhẹ cho khô (không nên chà xát bằng khăn vì làn da bị dị ứng do hăm rất nhạy cảm nên dễ gây rát da).
Tiếp theo, khi da bé đã khô tiếp tục bôi kem trị hăm cho bé, đặc biệt chú ý vùng bẹn và các khe, kẽ. Không nên dùng phấn rôm.
Đừng quên thường xuyên thay bỉm cho bé và đảm bảo bé luôn khô ráo, thoáng sạch. Như vậy, sẽ giúp bé thoải mái suốt ngày mà không quấy khóc vì khó chịu do bị hăm.
Nguồn: Mirror, Washington Post
"Lệch" thời gian chích vắc xin sởi đang tạo lỗ hổng miễn dịch Thời gian chích ngừa của chương trình tiêm chủng mở rộng và vắc xin dịch vụ có sự khác nhau. Sự lệch lạc trong việc chích ngừa cho trẻ đang tạo ra lỗ hổng miễn dịch khiến bệnh sởi quay lại tấn công cộng đồng. Bệnh sởi đã tấn công tất cả các quận huyện Năm 2017 trên địa bàn TPHCM không có...