10 thảo dược trị ho hiệu quả
Ho có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cơ thể mệt mỏi, học tập, làm việc giảm sút.
Sử dụng thảo dược trị ho là một trong những biện pháp hiệu quả và an toàn.
Lợi ích sức khỏe của việc trị ho bằng thảo dược
Thuốc ho là một trong những thuốc phổ biến không cần đơn được tiêu thị nhiều hơn so với các loại thuốc thông thường khác. Vì thế nhiều người bị ho tự mua thuốc về điều trị.
Tuy nhiên việc sử dụng các thuốc tây y tùy tiện mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ để lại những hậu quả khó lường. Dưới đây là một số vị thuốc, bài thuốc đông y các tác dụng điều trị triệu chứng ho an toàn, hiệu quả. Để sử dụng vị thuốc này đúng cách cũng cần có sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Một số vị thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng ho
- Cát cánh: Chứa các thành phần methyl 2-O-methylplatyconate-A; platycodin C, D, A; polygalin acid; platycogenic acid; b-D-glucoside, a-spinasteryl, a-spinasterol… có tác dụng làm long đờm và giảm ho hiệu quả. Bên cạnh đó, cát cánh còn có giúp tăng tiết ở đường hô hấp làm cho đờm loãng ra và dễ tống ra ngoài đồng thời có tác dụng kháng nấm gây bệnh.
Có thể dùng trong trường hợp ho do viêm nhiễm đường hô hấp như viêm mũi xoang, viêm họng, viêm thanh quản, khí quản và phế quản, viêm phổi do virus, vi khuẩn, nấm…
- Rễ cây bách bộ: Stemonin trong rễ cây bách bộ có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp gây ức chế phản xạ ho, do đó có tác dụng trị loại ho khan.
Video đang HOT
Rễ cây bách bộ có tác dụng trị ho khan.
- Xạ can: Là dược liệucó chứa nhiều isoflavonoids (belamcandinin, iridin, irigenin, irisolidinon, irisflorentin, iristectorigenin A, munginin, tectoridin, tectorigenin) và flavonoids (rhamnocitrin)… Trong đó tectorigenin là hoạt chất được nghiên cứu rất nhiều với khả năng kháng dị ứng, kháng khuẩn, chống oxy hóa… dùng để trị các cơn ho do phản ứng dị ứng, nhất là các cơn ho do co thắt cơ trơn Reissessen.
- Bạch phục linh: Có khả năng điều hòa miễn dịch tăng cường hệ đại thực bào, tác động tích cực lên các cytokine và interleukin giảm khả năng gây viêm.
- Hoàng cầm: Có phổ kháng khuẩn khá rộng, có tác dụng ức chế với nhiều loại vi khuẩn, trong đó có liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A, còn có tác dụng hạ nhiệt tốt, vì thế đáp ứng được nhóm ho do nhiễm khuẩn.
- Ngưu bàng tử: Điều trị biểu hiện ho có do viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính nhờ khả năng tiêu viêm và giảm độc tính của các tác nhân gây viêm hiệu quả.
Vị thuốc ngưu bàng từ điều trị ho do nhiễm khuẩn.
- Phòng phong: Tác động cho các cơn ho do cảm lạnh nhờ tác dụng trị cảm mạo phong hàn (cảm lạnh).
- Bạch thược: Có acid benzoic tác động giảm co bóp thực quản, giảm tiết acid từ dạ dày, từ đó giảm các cơn ho do trào ngược, đặc biệt là ở những trẻ bú mẹ gây nôn và trào ngược vào đường hô hấp.
- Thăng ma: Chứa các triterpen (cimicigol, dahurinol, acid isoferulic…), các xylosid cimifugosid, cinamamid, phenolic glycisid, furochromon…tác động vào các kinh phế, tỳ, vị và đại trường làm giảm các cơn ho gây đau đầu.
- Hoàng liên: Chứa berberin, ethanol, palmatin, columbamine, coptisine… Đặc biệt, hoạt chất berberin chiếm đến 5,5 – 7,5% trong hoàng liên có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, giúp kháng viêm hiệu quả với cơn ho do kích ứng viêm mũi họng do virus hoặc vi khuẩn.
Vị thuốc hoàng liên trị ho do kích ứng.
Những người tuyệt đối không được ăn trứng gà ngải cứu
Trứng gà kết hợp ngải cứu không chỉ ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên thưởng thức món ăn này.
Dưới đây là một số điều bạn cần biết về tác dụng của trứng gà ngải cứu và những nhóm người không nên tiêu thụ món này.
Những người tuyệt đối không được ăn trứng gà ngải cứu
Tác dụng tuyệt vời của trứng gà ngải cứu
Ngải cứu, một loại thảo dược từ họ cúc, được biết đến từ lâu với các công dụng y học đa dạng. Với vị đắng, cay và tính hơi ấm, ngải cứu được coi là một trong những "siêu thực phẩm" của thiên nhiên. Tinh dầu ngải cứu cũng có tác dụng kháng khuẩn, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh.
Trứng gà, với hương vị mặn và tính lạnh, là một nguồn dưỡng chất phong phú, bổ sung khí huyết và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Lòng đỏ trứng gà có vị ngọt và tính ấm, có tác dụng dưỡng âm, minh tâm và bổ trợ cho hệ tiêu hóa.
Khi kết hợp với nhau, trứng gà và ngải cứu tạo ra một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch.
Dù là món ăn bổ dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Dưới đây là những người không nên ăn trứng gà ngải cứu
Người bị viêm gan: tuy ngải cứu có nhiều tác dụng chữa bệnh, nhưng cũng chứa thành phần độc tính có thể gây hại cho gan, đặc biệt là đối với những người mắc viêm gan. Người bệnh viêm gan ăn trứng gà ngải cứu có thể gây rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da; gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật.
Phụ nữ mang thai: Theo nhiều nghiên cứu đã được đề cập, việc ăn quá nhiều ngải cứu có thể tăng nguy cơ bị ra máu trong thai kỳ. Đặc biệt, việc này có thể gây ra các vấn đề như co bóp cổ tử cung, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Do đó, phụ nữ mang thai cần cẩn thận và hạn chế việc tiêu thụ ngải cứu, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính: ngải cứu có thể làm tăng tần suất tiểu tiện và không phù hợp cho những người mắc các vấn đề liên quan đến đường ruột.
Ngoài ra, những người mắc các vấn đề về sỏi thận, xơ vữa động mạch vành cũng nên tránh xa món ăn này.
Bôi, đắp thuốc thảo dược chữa bệnh được nhiều người ưa chuộng, ai có thể sử dụng? Thấy con trai 4 tháng tuổi bị mẩn đỏ, ngứa vùng mặt, một gia đình ở Ba Chẽ, Quảng Ninh đã tự ý lấy thuốc nam để đắp lên hai má con với hy vọng bé sẽ khỏi. Thế nhưng bệnh đã không khỏi bé trai còn bị loét trợt, nề đỏ, chảy dịch nơi đắp lá. Theo lời kể của gia đình....