Bài thuốc từ ‘kháng sinh tự nhiên’ chữa bệnh thường gặp
Một số loại thảo dược có tác dụng như ‘kháng sinh tự nhiên’ có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp.
Dưới đây là một số bài thuốc có thể tham khảo…
1. Bài thuốc giải cảm, chữa sốt ho đau họng do cảm nhiễm vi khuẩn, virus
Dùng bài: Hành, tía tô, gừng, gạo tẻ, nấu cháo ăn nóng hoặc sắc nước uống. Đây là món ăn bài thuốc trị ngoại cảm gây ho sốt, viêm nhiễm đường hô hấp; giúp tăng cường chính khí, ức chế và diệt vi khuẩn virus gây bệnh.
Tác dụng của các vị thuốc:
- Hành giúp giải biểu, sát trùng, kiện tỳ, hòa trung, trị cảm cúm, sổ mũi, ho đau họng nhức đầu, do nhiễm vi khuẩn vius.
- Gừng công dụng giải cảm, chống viêm, tiêu đàm…
- Tía tô công dụng giảm cảm, trị cảm sốt ho đờm, khó thở.
Nghệ, mật ong trị đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng
2. Bài thuốc trị đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng
Dùng bài: Nghệ tán nhỏ trộn mật ong uống ngày 3 lần mỗi lần khoảng 12-16g.
Video đang HOT
Tác dụng của vị thuốc:
- Nghệ công dụng thông huyết, cầm huyết, mau lên da non, chữa viêm loét dạ dày tá tràng, chứng viêm nhiễm gây ho hen, nhức mỏi.
- Mật ong công dụng sát trùng, kháng khuẩn, giúp mau liền vết thương, trị chứng viêm loét dạ dày, chứng viêm tai mũi họng, vết thương lở loét lâu lành.
3. Bài thuốc chữa bệnh viêm đại tràng, trĩ, táo bón
Dùng bài: Diếp cá tươi khoảng 60-80g nấu nước uống.
Tác dụng của vị thuốc: Diếp cá công dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, trị táo bón, viêm ruột, trĩ, các chứng viêm thận, tiết niệu, ban sởi, mụn nhọt viêm tắc tuyến vú, viêm tai, viêm màng phổi có mũ, đau nhặm mắt.
4. Trị da khô sần ngứa nứt nẻ mụn nhọt, viêm da cơ địa, chàm vảy nến
Dùng bài: Rau má, đậu xanh xay nước uống hoặc nấu nước uống.
Tác dụng của vị thuốc:
- Rau má công dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc, lợi tiểu…
- Đậu xanh bổ tỳ, thanh nhiệt, giải độc, trị các chứng ngoài da viêm nhiễm mụn nhọt lỡ ngứa sưng đau, nứt nẻ do nhiệt chứng.
Mã đề, nấu nước uống, hoặc nấu canh ăn chữa viêm đường tiết niệu
5. Bài thuốc chữa viêm gan mật do thấp nhiệt
Dùng bài: Bông atisô tươi nấu canh ăn hoặc dùng khô phối hợp vị thuốc khác nấu nước uống.
Tác dụng của vị thuốc: Atisô công dụng bổ thận, mát gan, lợi mật, lọc máu, trị chứng viêm gan mật vàng da, sỏi mật, nhiễm độc do thấp nhiệt.
6. Bài thuốc trị viêm đường tiết niệu
Dùng bài: Mã đề, nấu nước uống hoặc lá non nấu canh ăn.
Tác dụng của vị thuốc: Mã đề công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, trị chứng viêm tiết niệu, sỏi tiết niệu, bí tiểu, tiểu đỏ, tiểu ra máu, Mã đề còn trị ho do phế nhiệt, viêm mật thấp nhiệt, phụ nữ viêm phần phụ.
7. Bài thuốc chữa viêm đau cơ xương khớp
Dùng bài: Lá lốt tươi khoảng 40- 80g, nấu nước uống hoặc nấu canh cá, hoặc quấn thịt xào nướng ăn hoặc phối hợp với vị thuốc khác nấu nước uống.
Tác dụng của vị thuốc: Lá lốt công dụng khử hàn, trừ thấp, kiện tỳ, tiêu viêm, thông kinh lạc… Tinh dầu lá lốt có công dụng kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa và giảm đau.
Tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc giao mùa
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp, ngoài ra còn các bệnh dị ứng và tiêu hóa.
Thời điểm giao mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong khi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn yếu nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ chiên rán, ngủ đủ giấc là những cách đơn giản tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời tiết giao mùa, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như biến chứng.
Cho trẻ uống nước ấm, tránh đồ chiên rán, ngủ đủ giấc là những cách đơn giản tăng cường miễn dịch cho trẻ lúc thời tiết giao mùa
Cho trẻ uống sữa: Trẻ cần được uống sữa tối thiểu 1-2 năm đầu đời, ưu tiên bú sữa mẹ. Sữa mẹ chứa nhiều kháng thể có thể tăng cường khả năng miễn dịch thụ động. Sữa đặc màu vàng (sữa non) được tiết ra trong vài ngày đầu sau khi sinh giàu kháng thể, tốt cho trẻ sơ sinh. Trẻ lớn có thể uống thêm sữa bò, sữa hạt... bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin D, canxi, để tăng sức đề kháng.
Uống nước ấm: Trẻ uống nước lạnh khi nhiệt độ ngoài trời giảm có thể dẫn đến nhiều bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hoặc viêm nhiễm. Phụ huynh nên cho con uống nước ấm, hỗ trợ cơ thể thải độc tốt hơn, tiêu hóa thực phẩm dễ dàng hơn. Cơ thể có đủ lượng nước góp phần tăng cường trao đổi chất, tốt cho đường ruột và tăng cường miễn dịch.
Tránh lạm dụng kháng sinh: Bé có thể tăng sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch khi mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm nhẹ. Cha mẹ không tự ý sử dụng kháng sinh như mua ở hiệu thuốc hay sử dụng lại đơn thuốc cũ. Uống kháng sinh không đúng chỉ định có thể phá vỡ hệ vi sinh vật và làm giảm miễn dịch.
Vận động mỗi ngày: Khả năng miễn dịch mà trẻ nhận được từ mẹ sau khi sinh chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và mất đi sau vài tuần hoặc vài tháng. Cơ thể trẻ tự tạo ra kháng thể khi tiếp xúc với virus hoặc vi trùng khác và hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động. Bé nên chơi ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để nhận vitamin D, góp phần xây dựng hệ miễn dịch.
Vận động hợp lý vào mùa thu đông khi nắng ấm hay vào giữa sáng, giữa chiều... hỗ trợ cải thiện tâm trạng. Bé tập thể dục còn giải phóng endorphin giúp tăng cường đề kháng. Trẻ có thể chơi thể thao hoặc đi dạo, vận động ở sân, tránh tập luyện quá sức.
Quản lý căng thẳng: Căng thẳng khiến cơ thể yếu ớt, dễ nhiễm trùng hơn. Phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ, tạo cơ hội cho con nói về điều khiến bé lo lắng, tham gia các hoạt động vui chơi.
Tiêm vaccine: Tiêm vaccine là cách chủ động bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm. Ngoài các vaccine cần thiết theo độ tuổi, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể tiêm phòng cúm hàng năm.
Ngủ đủ giấc: Trẻ cần giấc ngủ chất lượng, kéo dài khoảng 9 tiếng mỗi ngày. Ngủ đủ giấc giúp bé cải thiện khả năng miễn dịch, tinh thần sảng khoái. Phụ huynh khuyến khích con hạn chế sử dụng thiết bị điện tử, tắt tivi, điện thoại... một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ.
Ưu tiên thực phẩm tăng cường miễn dịch: Thực phẩm giàu dưỡng chất như kẽm (bí ngô, hạt vừng), protein (thịt gà, đậu nành, đậu xanh), axit béo (các loại hạt) nên có trong thực đơn hàng ngày của bé. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng khả năng miễn dịch.
Mùa thu đông là thời điểm trẻ dễ ho, dị ứng và gặp các rối loạn hô hấp khác. Phụ huynh có thể cho bé uống sữa ấm với một chút bột nghệ trước khi đi ngủ để ngon giấc, giảm đờm.
4 loại vitamin tốt nhất được bác sĩ khuyên dùng để nâng cao miễn dịch, tránh xa virus gây bệnh Vitamin có thể giúp duy trì hoạt động của hệ thống miễn dịch để có thể chống lại nhiễm trùng, đặc biệt là trong mùa lạnh và cúm. Nhưng đâu là những loại tốt nhất bạn nên bổ sung? Trong khi một số chất dinh dưỡng đa lượng tổng hợp được biết là có vai trò đối với sức khỏe miễn dịch theo...