10 nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt, buồn nôn
Chóng mặt và buồn nôn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau mà bạn ít ngờ tới.
Chóng mặt là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ biểu hiện choáng, mất phương hướng, hoặc sự mất cân bằng. Buồn nôn là cảm giác khó chịu mà được đi kèm với sự thôi thúc mạnh mẽ muốn nôn ra. Nhiều người thường có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi đi tàu xe. Đó cũng là biểu hiện đặc trưng khi người phụ nữ ốm nghén. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng thường gặp khi bạn bị bệnh nào đó.
Dưới đây là những nguyên nhân có thể gây ra chóng mặt, buồn nôn mà bạn nên biết.
1. Chứng ốm nghén
Rất nhiều phụ nữ bị chóng mặt và buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu). Tình trạng này được gọi là ốm nghén và nó hoàn toàn bình thường. Nó được đặc trưng bởi nôn mửa và buồn nôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạnómốm nghén có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nôn mửa quá mức có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải và gây ra chóng mặt.
2. Say tàu xe
Say tàu xe là một cảm giác buồn nôn mà một số người có thể gặp khi đi du lịch bằng xe hơi, xe lửa, tàu hay máy bay… Nó được gây ra bởi sự xáo trộn hoặc xung đột giữa các tín hiệu được gửi đến não từ mắt, hệ thống tiền đình (tai trong và ốc tai) và các thụ thể cảm giác ở các khớp, gân và mô cơ thể… Khi não nhận được tín hiệu mâu thuẫn liên quan đến vị trí của con người, nó sẽ gây ra các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn và nôn.
Ảnh minh họa
3. Tâm trạng hoảng loạn
Video đang HOT
Một sự hoảng loạn về tâm lý do quá sợ hãi có thể làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, cảm giác khó thở… Những người bị ám ảnh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương… có nhiều khả năng bị hoảng loạn về tâm lý hơn so với những người khác.
4. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là chóng mặt và nôn mửa, Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp… Các loại thuốc này ức chế sự chuyển hóa men trong cơ thể và dẫn đến chóng mặt. Nếu dừng thuốc một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng này.
5. Đau bụng kinh
Đau bụng kinh là một thuật ngữ y tế được sử dụng để nói về các cơn đau bụng xuất hiện trong những ngày “đèn đỏ”. Nó có thể kéo theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn và đau lưng… ở một số phụ nữ. Theo các chuyên gia sức khỏe thì những triệu chứng này là do sự phát hành của prostaglandin từ nội mạc tử cung gây ra.
6. Các vấn đề về tiêu hóa
Buồn nôn và ói mửa là một số triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột… Đó là những phản ứng của cơ thể do sự rối loạn trong tiêu hóa gây ra. Nôn mửa dữ dội có thể dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, làm tăng mức độ chóng mặt và có thể có hại cho cơ thể.
7. Các vấn đề tim mạch
Những người thường gặp các vấn đề về tim mạch, chủ yếu như tim đập thất thường, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, giảm huyết áp đột ngột… có thể làm cho lượng máu và oxy cung cấp lên não không đủ, ảnh hưởng đến các mô não. Điều này dễ dẫn đến chóng mặt và mất ý thức. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn động mạch dẫn máu đến não cũng có thể dẫn đến chóng mặt. Những người thường xuyên có huyết áp cao cũng có thể làm phát sinh các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và ra mồ hôi nhiều hơn với người khác.
Ảnh minh họa
8. Rối loạn hô hấp
Rối loạn hô hấp và nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể dẫn đến khó thở. Tình trạng khó thở là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng oxy nạp vào cơ thể bị hạn chế và kéo theo những cơn chóng mặt, buồn nôn. Một số sự rối loạn hô hấp gây ra tình tình trạng này bao gồm rối loạn phổi tắc nghẽn, hen, phù phổi…
9. Có vấn đề ở tai
Tai trong là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cảm giác cân bằng. Nhiễm trùng, viêm nhiễm, chất lỏng tích tụ hoặc tổn thương các mô ở trong tai cũng làm cho bạn có cảm giác mất cân bằng dẫn đến chóng mặt và chóng mặt.
10. Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây ra chứng chóng mặt, buồn nôn có thể là: Cúm dị ứng, mệt mỏi, viêm xoang, đau nửa đầu, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc lượng đường trong máu quá thấp…
Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và chóng mặt, hãy đi khám để biết nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.
Theo VNE
Điểm mặt những nguyên nhân khiến bạn ngáp liên tục
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao mình lại ngáp liên tục đến như vậy cho dù bản thân đã ngủ rất nhiều và không hề buồn ngủ.
Ngáp là việc mà bất cứ ai cũng làm, ngay cả thai nhi trong bụng mẹ cũng ngáp. Hầu hết mọi người tin rằng ngáp xảy ra khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, buồn ngủ và uể oải. Nhưng thực tế, ngáp có thể do một loạt các lý do khác gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân cũng như cách khắc phục tình trạng này.
- Cơ thể cần cung cấp oxy: Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng một trong những lý do chính gây ra ngáp là sự gia tăng mức độ carbon dioxide hoặc giảm nồng độ oxy trong máu. Ngáp là hành động phản xạ của cơ thể để đảm bảo có đủ oxy trong phổi và từ đó cung cấp oxy vào máu.
- Nhiệt độ não bị thay đổi: Ngáp còn là việc làm giúp duy trì nhiệt độ của não. Khi một người đang mệt mỏi hoặc không thể ngủ được, nhiệt độ của não tăng lên. Khi một người ngáp, cơ thể được làm mát hơn, các cơ bắp và khớp xương được uốn cong và nhiệt độ não cũng được giữ ổn định.
- Mệt mỏi hoặc chán nản: Nếu bạn ngáp quá nhiều trong khi đang làm việc thì lý do có thể là mệt mỏi hoặc chán nản, căng thẳng.
Nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm. Ảnh minh họa
- Bắt chước người khác: Các tế bào thần kinh gương (tế bào thần kinh phản chiếu) trong não chịu trách nhiệm việc gây ra các cơn ngáp. Khi bắt gặp một người ngáp, tế bào thần kinh gương trong não sẽ bắt chước và gây ra phản ứng, tạo thành hành động tương tự khiến bạn ngáp theo.
- Do hóa chất trong não bị kích thích: Khi một số hóa chất trong não như serotonin, dopamine và glutamine... bị kích thích, chúng có thể ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm trạng và cảm giác ngon miệng. Ngoài ra, chúng còn kích thích hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng là ngáp.
- Rối loạn giấc ngủ: Đôi khi, ngáp quá mức có thể chỉ ra tình trạng rối loạn giấc ngủ. Điều này là do cơ thể bạn không được nghỉ ngơi và ngủ đủ thời gian dẫn đến mệt mỏi. Và điều này có thể dẫn đến những cơn ngáp liên tục.
Khi nào thì ngáp là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe bạn không tốt? Ngáp liên tục có thể là dấu hiệu chỉ ra một căn bệnh tiềm ẩn hoặc rối loạn trong cơ thể bạn. Nếu bạn ngáp liên tục, kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, lo lắng, tăng nhịp tim, đau đầu mãn tính... thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh tim, khối u não, động kinh... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dây thần kinh phế vị bị ảnh hưởng, làm suy giảm nhịp tim và huyết áp. Do đó, mức độ oxy trong máu giảm khiến bạn ngáp nhiều hơn bình thường.
Ngáp là một tình trạng hoàn toàn bình thường nếu người ta cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào cuối ngày. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và có xu hướng ngáp quá mức, ngay cả sau khi có lối sống lành mạnh thì bạn nên đi khám sớm để loại trừ các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nghiêm trọng.
Theo VNE
Những lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói Nhiều khi bạn cảm thấy đói cho dù bạn đã ăn rất nhiều. Thực tế, đây chỉ là cảm giác mà thôi chứ không phải do cơn đói thực sự. Nếu bạn không phân biệt được khi nào mình đói thực sự thì sẽ dẫn tới ăn uống vô độ. Và đó chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cân...