10 mánh khóe các siêu thị thường dùng để “bẫy” khách mua hàng, theo chia sẻ của một nhân viên marketing lâu năm
Hóa ra các siêu thị thường có những mánh khóe rất kín, mà bạn có thể mắc phải khi nào không hay.
Đã bao lần bạn hứa quyết tâm chỉ vào siêu thị hoặc trung tâm thương mại để mua chút đồ cần thiết, nhưng lúc ra về thì đi kèm với vài túi đầy ự chưa?
Dù bụng bảo dạ thế nào, nhưng lần sau bạn vẫn sẽ ra về với 1 đống đồ đôi khi không dùng đến mà thôi. Lý do là vì siêu thị và các nhãn hàng luôn trang bị những mánh khóe hết sức tinh vi, đủ để khiến bạn và vô số người tiêu dùng khác rút ví trong vô thức.
Bạn không tin ư? Mới đây, có một bài viết do Pavel – nhân viên marketing cho nhiều công ty bán lẻ nhiều năm qua đã tiết lộ sự thật về câu chuyện này. Pavel cho biết bản thân đã tạo ra rất nhiều mánh khóe để khiến khách hàng mua nhiều hơn những gì họ cần. Và hãy đọc thử xem, liệu bạn có từng mắc phải chúng không nhé.
1. Bẫy “ăn thử”
Trong siêu thị, thi thoảng bạn vẫn thấy các quầy hàng cho phép khách đi qua được ăn thử sản phẩm của họ – như xúc xích, bánh bao chẳng hạn. Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ rằng đây là cách để giúp khách hàng được trải nghiệm trước sản phẩm, cảm thấy thích nó và rút tiền ra mua. Nhưng không, mánh khóe cả đấy!
Trên thực tế, việc cho phép khách hàng ăn thử sản phẩm là một cái bẫy tâm lý, nhằm khiến họ có cảm giác “mang ơn”. Lấy ví dụ: khi được bạn bè tặng quà, chúng ta thường đưa ra quyết định phải tặng lại họ cái gì đó sau này. Trong trường hợp này cũng vậy, sau khi ăn thử, khách hàng thường sẽ có cảm giác “nên” bỏ tiền ra mua, và họ thường làm đúng như thế.
2. Nghệ thuật đặt giá
Có bao giờ bạn thắc mắc vì sao các nhãn hàng để sản phẩm của họ khá là lẻ không. Chẳng hạn như “99,99 đô” thay vì “100 đô”, “1,499 triệu” thay vì “1,5 triệu”?
Đây cũng là một mánh khóe tâm lý. Các thống kê chỉ ra rằng việc đặt giá như vậy sẽ khiến người tiêu dùng có cảm giác sản phẩm rẻ hơn (dù thực ra nếu nghĩ thêm 1s thì ai cũng nhận ra sự thật đằng sau). Nhưng không chỉ vậy, các số không được làm tròn còn khiến khách hàng cảm thấy thu hút hơn và dễ bỏ tiền ra hơn.
3. Những tấm gương trong siêu thị
Một số siêu thị có đặt gương phía trên các quầy hàng. Bạn nghĩ chúng để làm gì? Tăng không gian, hay để giúp bạn… soi gương?
Thực ra, những tấm gương ấy là dành cho mục đích lớn lao hơn, đó là khiến bạn… đi chậm lại. Phàm là người, chúng ta đều có tâm lý muốn nhìn thấy bản thân khi đi qua gương, thế nên tốc độ di chuyển của bạn sẽ chậm đi đáng kể.
Mà khi đã chậm lại rồi, nhiều khả năng bạn cũng để ý đến các sản phẩm có trên quầy, và biết đâu lại hứng thú bỏ tiền ra mua thì sao?
4. Tạo ra một “kẻ thù chung”
“Kẻ thù của kẻ thù là bạn” – câu nói này tưởng chỉ áp dụng cho thời chiến, mà không ngờ các nhãn hàng cũng áp dụng chúng rất thuần thục.
Điều cơ bản ở đây là như sau: các nhân viên marketing sẽ tìm ra một “kẻ thù chung” giữa họ và người tiêu dùng, để rồi khách hàng sẽ chọn sản phẩm của họ vì “nó tốt hơn”. Ví dụ điển hình là các sản phẩm được gán mác “ít năng lượng” – low calories. Chúng thực chất vẫn có đường, thậm chí là nhiều đường, nhưng như nào lại ít hơn sản phẩm khác (có khi do chính hãng ấy sản xuất).
Nhưng khách hàng thì chẳng biết điều đó. Khi các thực phẩm tốt cho sức khỏe đang trở thành xu hướng, họ sẽ bỏ tiền ra để mua thôi.
5. Các từ ngữ kích thích mua sắm
Video đang HOT
Đó là từ “chỉ” – trong tiếng Anh là “only”. Nó đóng vai trò là từ kích thích tâm lý mua sắm, làm giảm đi cảm giác “ tốn tiền” của người tiêu dùng, và làm tăng tỉ lệ trả tiền lên cao hơn.
6. Mua nhiều hơn chưa chắc đã rẻ
Đó là trường hợp dành cho những sản phẩm bán theo gói. Ví dụ như bánh kẹo, mua 5 thanh tặng 1 chẳng hạn.
Nhưng hãy nhớ, trên đời không có gì là miễn phí. Đa số trường hợp, sản phẩm được ghi là “tặng” đều đã bao gồm trong giá bán. Và đặc biệt, các siêu thị thường không đặt chúng cùng chỗ, khiến bạn không thể so sánh và nhận ra mình đã mua “hớ”.
7. Bao bì là yếu tố quan trọng
Thương trường là chiến trường, các nhãn hiệu luôn phải cạnh tranh với nhau. Không chỉ về giá bán, số lượng, mà họ còn đấu đá cả về bao bì nữa. Chẳng hạn với 2 chai nước có cùng hương vị, thì chai nào đẹp hơn sẽ giành chiến thắng. Nếu sử dụng thiết kế sao cho thu hút cả trẻ em, cơ hội bán hàng sẽ còn cao hơn nữa.
Dĩ nhiên, việc thay đổi thiết kế chai sẽ làm tăng chi phí, nhưng đây là sự đánh đổi hợp lý để có doanh thu cao hơn.
8. Đầu tư nơi đặt sản phẩm
Có rất nhiều nhà sản xuất mạnh tay chi tiền quảng cáo để sản phẩm của họ đặt ở nơi dễ thấy nhất trong siêu thị.
Đây có thể xem là một sự đầu tư khá xứng đáng, vì tâm lý của khách hàng khi nào cũng cho rằng khu vực ấy toàn những sản phẩm giảm giá.
9. Bán theo cặp
Một mánh khóe phổ biến trong các siêu thị là xếp sản phẩm theo cặp. Ví dụ, kem đánh răng được xếp cạnh bàn chải, trà và cafe đặt ngay gần quầy bán đồ ngọt, hay xúc xích thì cạnh quầy bán tương ớt…
Đây là cách để họ gợi ý cho khách hàng về những gì cần mua tiếp sau một món hàng nào đó. Và dĩ nhiên, tỉ lệ thành công cũng rất cao.
10. Nghệ thuật đặt camera
Bạn nghĩ hệ thống camera an ninh trong siêu thị dùng để làm gì? Chống trộm ư?
Đó chỉ là một phần của câu chuyện thôi. Trên thực tế, giá bán của các sản phẩm đã bao gồm chi phí rủi ro bị mất trộm, dập nát… Còn mục đích thật của những chiếc camera là để quan sát hành vi mua sắm của khách hàng.
Ở nhiều siêu thị lớn trên thế giới, họ có cả thiết bị theo dõi thân nhiệt, giúp quan sát và ghi lại cảm xúc của khách hàng đối với một số sản phẩm nhất định. Nhờ những dữ liệu này, các siêu thị sẽ có cách thay đổi sự sắp xếp, đồng thời tìm ra địa điểm đẹp nhất trong siêu thị của họ.
Tham khảo: BS, VT.co
Theo J.D
Trí thức trẻ
Sự thật thẻ tích điểm, cổng chống trộm siêu thị khiến bạn giật mình
Các siêu thị luôn có những mánh khóe "móc túi" khách hàng một cách vô cùng hiệu quả, khiến họ dễ dàng mua nhiều hơn số lượng cần thiết.
Dưới đây là những chiêu thức khiến khách hàng phải tiêu nhiều tiền hơn của các siêu thị theo tiết lộ của Pavel - một người có kinh nghiệm làm việc 10 năm ở vị trí marketing trong các công ty toàn cầu và nhiều chuỗi bán lẻ lớn.
1. Tủ cất đồ để khách rảnh tay mua sắm
Việc các siêu thị thường đặt dãy tủ cất đồ ở cửa ra vào thực ra không phải để tránh tình trạng khách lấy trộm hàng rồi cất vào túi của mình. Mục đích chủ yếu của tủ cất đồ ở siêu thị là để giải phóng bàn tay khách hàng khỏi những túi xách lỉnh kỉnh. Vì nếu mang một cái túi nặng trên người thì bạn sẽ mua sắm ít hơn là khi rảnh tay.
2. Xe đẩy khiến bạn mua sắm lâu và nhiều hơn
Hình dáng đặc biệt, với đáy nhỏ hơn miệng của các xe đẩy ở siêu thị khiến khách không có cảm giác là đã lấy nhiều hàng, cho đến khi tới quầy thanh toán tiền. Theo thời gian, các xe đẩy ngày càng lớn. Kể từ năm 2009, kích cỡ xe đẩy trong siêu thị đã tăng gần gấp đôi, dẫn đến doanh số tăng 40%.
Bên cạnh đó, có một lí do đặc biệt khiến các sàn trong siêu thị thường lát gạch nhám hoặc có các gờ khiến cho giỏ hàng trống luôn rung lên và lắc lư. Đây là cách siêu thị làm cho bạn di chuyển chậm hơn để có thể nhìn thấy nhiều sản phẩm hơn, đồng thời cũng khiến bạn muốn lấp đầy giỏ hàng nhanh hơn để ngăn chặn tiếng ồn.
3. Tặng quà miễn phí
Để nhận được một quà tặng miễn phí, bạn sẽ phải có một hóa đơn mua hàng đạt đến một mức tiền nhất định (các món quà này thường hướng tới trẻ em). Khi đứa trẻ muốn có đầy đủ bộ sưu tập đó, bạn sẽ phải đến siêu thị thường xuyên hơn và phải tiêu một số tiền nhất định để có được bộ đồ chơi.
4. Dùng tem màu hồng để định giá sản phẩm cao hơn
Sản phẩm có tem màu hồng ở các siêu thị Nhật Bản thường dành cho phụ nữ và được định giá cao hơn sản phẩm tương tự dành cho nam, cho dù giống hệt nhau về đặc điểm và tính năng (chẳng hạn như dao cạo). Theo một số nghiên cứu, các sản phẩm dành cho nữ thường có giá cao hơn 7% các sản phẩm dành cho nam.
5. Thẻ tích điểm để theo dõi chi tiêu của khách
Nếu được tặng thẻ chiết khấu phần trăm hoặc thẻ tích điểm thưởng, bạn sẽ cảm thấy mình là một vị khách hàng quan trọng và đặc biệt. Những thẻ này có thể giúp bạn mua hàng rẻ hơn hay tích điểm thưởng nhưng mục đích chính của chúng là thu thập thông tin về giao dịch mua hàng của bạn.
Khi làm thẻ thành viên, bạn phải cung cấp tên, tuổi, thông tin liên hệ... Thông tin cá nhân của bạn được siêu thị, cửa hàng sử dụng hợp pháp để tìm hiểu về bạn nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng.
6. Tem mua hàng giảm giá
Ngày bé, nhiều người thường thích sưu tầm các nhãn dán của kẹo cao su hay những thứ tương tự. Đây là việc khá thú vị.
Hiểu được điều đó, những chuyên gia marketing của các cửa hàng, siêu thị đã khéo léo tung ra các bản catalog khiến khách hàng muốn lao vào sưu tập thật nhiều nhãn dán để được giảm giá.
Khi đã có đủ số nhãn, bạn cảm thấy như giành được chiến thắng và muốn mua thứ gì đó từ gợi ý của trò chơi. Nhưng nếu các siêu thị chỉ đặt sản phẩm bạn muốn mua lên trên kệ thì nhiều khả năng bạn sẽ chẳng thèm để ý tới chúng.
7. Khiến khách ảo tưởng về hàng giá rẻ
Các siêu thị thường có khu vực bày một loạt các sản phẩm giảm giá. Vấn đề là các sản phẩm tương tự có thể được bày trên kệ nhưng bạn không để ý.
Việc tập hợp và trưng bày nhiều sản phẩm trong cùng một quầy có tác dụng khiến cho khách hàng cảm thấy giá của chúng rẻ hơn nhiều so với những sản phẩm để trên kệ. Và những món đồ đó thường được đặt ở những vị trí dễ thấy nhất và đông khách nhất trong cửa hàng, siêu thị.
8. Cổng chống trộm để đếm khách hàng chứ không phải kiểm soát kẻ trộm
Nhiều siêu thị thường lắp thiết bị chống trộm ở cổng ra vào. Song nhiệm vụ chính của chúng không phải là theo dõi trộm cắp mà thực ra là để đếm xem có bao nhiêu người ra vào hàng ngày.
Bằng cách này, siêu thị sẽ biết được là có bao nhiêu người đã mua hàng và bao nhiêu người không mua gì. Từ đó, họ có thể phân tích hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị của mình.
Nếu bạn nhìn thấy nhân viên siêu thị cúi người khi đi qua cửa thì cũng đừng bất ngờ. Đó chỉ là cách họ cố gắng tránh hệ thống xác định nhầm người mua hàng mà thôi.
9. Thay đổi cách đóng gói các món hàng bình thường để bán giá cao
Một trong những thủ thuật để bán các món đồ bình thường với giá cao là đóng gói chúng giống như một món quà. Chẳng hạn, siêu thị đóng gói một lọ sữa tắm và một miếng bông tắm trong một hộp thời trang hoặc đặt các loại gia vị rẻ tiền vào các lọ đẹp mắt.
Làm như thế, giá cho các bộ sản phẩm này thường cao hơn bình thường, nhưng nhiều khách hàng vẫn vui vẻ mua và sẽ cảm thấy nhẹ nhàng đầu óc khi không phải mất nhiều thời gian để nghĩ xem nên mua quà gì cho người thân..
10. Giấu khéo các thông tin quan trọng
Các chuyên gia maketing thường biết cách khoe ra các lợi thế của sản phẩm một cách khéo léo để người tiêu dùng nhầm lẫn.
Ví dụ, nếu nhìn vào hộp nước ép lê, có thể bạn sẽ không nhận ra ngoài những quả lê in trên bao bì, còn có cả táo nữa và đây thực ra là nước ép táo hương vị lê. Điều này người tiêu dùng cũng không thể trách nhà sản xuất vì họ đã ghi trên bao bì. Nếu khách hàng không thấy điều đó thì đấy là lỗi của khách hàng.
11. Thay đổi kích cỡ sản phẩm
Các nhà sản xuất socola ngày nay cố gắng chia các miếng trên thanh socola ngày càng lớn hơn để khách hàng không lo lắng về việc ăn quá nhiều đường. Thực ra, dù chia to hơn hay bé đi thì thanh socola đó đều giữ nguyên khối lượng. Với chiêu thức này, những tín đồ socola sẽ tự tin mua nhiều hơn.
Ngoài ra, các nhà tiếp thị còn sử dụng một cách thức khác là thay đổi trọng lượng của sản phẩm mà không thay đổi bao bì rồi giảm giá. Cách này sẽ khiến khách hàng rất vui khi mua sản phẩm quen thuộc vì thấy giá giảm mà không biết trọng lượng cũng bị giảm.
12. Không thích đàn ông đi mua sắm cùng phụ nữ
Các chuyên gia maketing biết rằng phụ nữ thường có hành động tự phát khi đi mua sắm hơn đàn ông. Bởi vậy, các cửa hàng, siêu thị thường đặt các sản phẩm cho nam giới gần lối vào hơn, để giữ họ lại trong khi phụ nữ có thể yên tâm tiếp tục công cuộc làm đầy chiếc xe đẩy của mình ở sâu bên trong siêu thị.
Theo cafef
Cuối tuần đi chợ đặc sản Đồng Tháp ở siêu thị tại TP HCM Xoài các loại, quýt đường, mận, các sản phẩm từ sen, khô... của gần 50 doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất kinh doanh tỉnh Đồng Tháp đang được giới thiệu, bày bán với giá "hữu nghị" tại Big C An Lạc (quận Bình Tân, TP HCM). Hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm này nằm trong chương trình Tuần hàng Đặc...