10 lý do bàn tay luôn lạnh
Các chi có xu hướng lạnh hơn các phần khác của cơ thể do cơ thể tập trung nhiều máu cho các cơ quan nội tạng (tim, não, phổi). Tuy nhiên, nếu ngón tay của bạn luôn cảm thấy lạnh, nó có thể là dấu hiệu của bệnh.
Thiếu máu do thiếu sắt có thể là nguyên nhân ngón tay lạnh – Ảnh: Shutterstock
Kiểu rối loạn này là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các ngón tay lạnh. Theo tiến sĩ Orrin Troum, chuyên gia thấp khớp tại Trung tâm y tế Providence Saint John ở Santa Monica, California (Mỹ), bệnh này là tình trạng hẹp mạch ở các ngón tay. Mỗi lần co thắt mạch máu ở các ngón tay, các ngón tay chuyển sang màu trắng, sau đó màu xanh, ít hoặc không có lưu lượng đến khu vực này; sau đó chúng chuyển sang màu đỏ khi các mạch mở và lưu lượng máu trở lại. Thông thường các ngón tay lạnh, tê, ngứa ran hoặc đau đớn trong một cuộc tấn công.
Hầu hết các ca mắc bệnh Raynaud không tìm được nguyên nhân, nhưng Raynaud chủ yếu là khó chịu hơn là có hại. Thay đổi lối sống, chẳng hạn như mặc quần áo ấm, đeo găng tay hoặc găng khi trong môi trường lạnh, và tránh căng thẳng cảm xúc có thể giúp ích cho tình trạng này, theo Prevention.
Lupus, một kiểu rối loạn trong đó hệ miễn dịch tấn công mô; hoặc bệnh xơ cứng bì, bệnh dẫn đến xơ cứng và sẹo của da, các mô liên kết; hoặc viêm khớp dạng thấp; các kiểu rối loạn tự miễn dịch khác có thể dẫn đến Hội chứng Raynaud. Các bác sĩ thường gọi các loại bệnh tự miễn này là bệnh Raynaud thứ phát.
Theo tiến sĩ Ali Ajam, chuyên gia thấp khớp tại Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học tiểu bang Ohio (Mỹ), khi tuyến giáp hoạt động kém, hầu hết các chức năng cơ thể chậm lại và bạn có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân, cảm giác luôn bị lạnh trong đó có các ngón tay. Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi.
Vấn đề lưu thông máu
Tiến sĩ David A. Friedman, bác sĩ tim mạch tại Hệ thống y tế North Shore-lij (Mỹ) nói: “Khi tim không thể có được đủ máu đi khắp cơ thể, bạn sẽ cảm thấy bàn tay và bàn chân lạnh, tê hoặc ngứa ran”.
Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ hồng cầu hoặc lượng hemoglobin trong máu thấp. Thiếu máu dẫn đến nguồn cung oxy trong cơ thể giảm xuống, và có thể gây tay lạnh, theo tiến sĩ Nesochi Okeke-Igbokwe, chuyên gia khoa nội tại Trung tâm Y tế Langone thuộc Đại học New York (Mỹ). Một số nguyên nhân thiếu máu có thể bao gồm cơ thể không nhận được đủ chất sắt trong chế độ ăn uống, mất máu (do thời gian kinh nguyệt nặng, loét, chảy máu đường tiêu hóa), một số bệnh ung thư, và các rối loạn tiêu hóa (như loét dạ dày hoặc bệnh Crohn). Ngoài tay lạnh, thiếu máu có thể gây ra mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở, da xanh xao. Trong hầu hết các trường hợp, thiếu máu do thiếu sắt và các triệu chứng của nó có thể được điều trị bằng thuốc bổ sung sắt.
Video đang HOT
Vitamin B12 được tìm thấy trong thịt, gia cầm, trứng, sữa và các thực phẩm từ sữa khác, rất quan trọng trong việc hình thành hồng cầu. Sự thiếu hụt nồng độ vitamin này có thể dẫn đến giảm sản xuất hồng cầu và do vậy gây thiếu máu, theo bà Okeke-Igbokwe.
Sự thiếu hụt B12 phổ biến trong số những người ăn chay và nhiều người trên 50 tuổi có thể bị mất khả năng hấp thụ các vitamin từ thực phẩm. Ngoài ra, những người bị rối loạn tiêu hóa như Crohn hoặc bệnh loét dạ dày cũng hay bị thiếu vitamin B12. Xét nghiệm máu đơn giản có thể phát hiện bạn có thiếu B12 hay không. Nếu có, bổ sung vitamin B12 và các triệu chứng sẽ hết trong vòng vài tuần đến một tháng, theo tiến sĩ Arielle Levitan, bác sĩ nội khoa và tác giả của cuốn “The Vitamin Solution” (Giải pháp vitamin).
Hạ huyết áp hoặc huyết áp thấp, có thể xảy ra do nhiều lý do, bao gồm mất nước, mất máu, một số loại thuốc, và các rối loạn nội tiết, theo tiến sĩ Okeke-Igbokwe nói. Khi huyết áp thấp, các mạch máu sẽ hướng về phía cơ quan quan trọng hơn là các chi, do đó các ngón tay cảm thấy lạnh. Nếu bạn có những triệu chứng của hạ huyết áp, như chóng mặt, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn, yếu, hãy điều trị bệnh.
Căng thẳng và lo âu
Căng thẳng có thể ảnh hưởng một số bộ phận khác của cơ thể, và trong đó có bàn tay. Khi bạn gặp căng thẳng kinh niên hay lo lắng, hoóc môn adrenaline dâng cao, làm các mạch máu ở chi co lại, nên những ngón tay và bàn tay lạnh, ông Friedman nói.
Thuốc
Có rất nhiều thuốc có thể làm co các mạch máu, đặc biệt là động mạch. Một số các thuốc này bao gồm beta-blocker (thuốc điều chỉnh huyết áp), một số loại thuốc chữa ung thư, thuốc đau nửa đầu và thuốc thông mũi.
Hút thuốc
Nicotine từ thuốc lá làm cho các mạch máu co lại, và nó cũng có thể gây ra sự tích tụ mảng bám ở động mạch, làm giảm lưu lượng máu đến các chi, ông Friedman nói.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những nguyên nhân khiến bạn chóng mặt
Theo Hiệp hội bệnh Meniere (Anh), chóng mặt, cảm giác môi trường xung quanh di chuyển hoặc quay, là một triệu chứng của tình trạng bệnh có nguồn gốc từ tiền đình - hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai.
Ảnh minh họa: Shutterstock
Dưới đây là những lý do khiến bạn chóng mặt và cách ngăn ngừa, theo Mirror.
Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát
Bác sĩ Andrew Clements công tác tại Trung tâm Cân bằng Leicester (Anh) giải thích: "Chóng mặt tư thế lành tính kịch phát được cho là do tích tụ các mảnh vụn trong một bộ phận của tai trong. Cơn chóng mặt này chỉ kéo dài vài giây tại một thời gian nhưng có thể nặng và tái phát. Những tư thế như nằm trên mặt phẳng, quay trên giường, nhìn lên hoặc cúi xuống có thể gây ra cơn chóng mặt này".
Để điều trị cơn chóng mặt do tư thế kịch phát lành tính, các bác sĩ sẽ cho đầu của bệnh nhân được quay theo một loạt các chuyển động được gọi là nghiệm pháp Epley.
Lo lắng
Nếu đầu của bạn hay quay vòng kết hợp với các triệu chứng khác như bồn chồn, hồi hộp và cảm giác sợ hãi, thì đây là tình trạng chóng mặt do lo lắng.
Tập thể dục thường xuyên, ngưng hút thuốc và cắt giảm chất kích thích như bia rượu và caffein sẽ giúp cho tình trạng chóng mặt do lo lắng giảm.
Theo cơ quan sức khỏe Anh, nếu chóng mặt liên quan đến stress, hãy hít thở chậm và sâu hơn, và tập trung vào một điểm ở xa.
Huyết áp thấp
Có huyết áp thấp có thể gây chóng mặt, đặc biệt là khi bạn thức dậy và chuyển động quá nhanh từ vị trí nằm sang ngồi.
Để cảm thấy tốt hơn trong trường hợp này, bệnh nhân nên thức dậy từ từ.
Lão hóa
Các vấn đề về tim mạch liên quan đến tuổi cũng có thể gây chóng mặt do ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
Có lối sống năng động, chẳng hạn như tập Thái Cực Quyền có thể ngừa được chứng chóng mặt do tuổi tác, theo Hiệp hội rối loạn tiền đình.
Bệnh thiếu máu
Da xanh xao, mệt mỏi là những triệu chứng thông thường do thiếu máu thiếu sắt.
Chuyên gia dinh dưỡng, tiến sĩ Sarah Schenker, công tác tại Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết: "Thiếu máu có thể gây mê sảng vì không có đủ sắt để tạo ra hồng cầu và huyết sắc tố cung cấp oxy cho não".
Để nhận biết có bị thiếu máu hay không, bệnh nhân cần làm xét nghiệm máu và bổ sung sắt liều cao. Các loại thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt cừu, thịt bò, rau xanh và các loại hạt. Tránh uống trà khi ăn các loại thực phẩm này vì trà cản trở sự hấp thu sắt.
Nhiễm trùng tai
Vi khuẩn và vi-rút có thể gây chóng mặt, buồn nôn và mất thính giác tạm thời do viêm tai trong, được gọi là labyrinthitis.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ cho uống thuốc kháng sinh hoặc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng.
Bệnh Meniere
Nếu chóng mặt kèm theo cảm giác đầy tai và điếc tạm thời, có thể bạn bị bệnh Meniere. Bệnh này do sự gia tăng bất thường về thể tích và thành phần của chất lỏng trong tai. Ù tai (tiếng ồn trong tai), khiếm thính và vấn đề cân bằng là những triệu chứng của bệnh qua nhiều năm.
Bệnh Meniere được điều trị bằng cách làm giảm và kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc và bài tập. Một chế độ ăn ít muối có thể giúp giảm được các chất lỏng tích tụ trong tai.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Bàn chân 'tố cáo' sức khỏe của bạn Tình trạng bàn chân có thể tiết lộ nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe. Hãy nghĩ tới bệnh gout khi ngón chân cái bị sưng, đau - Ảnh: Shutterstock Ngón chân cái to bất thường có thể bị gút Hãy nghĩ tới bệnh gout khi bạn bị sưng, đau, phồng ở ngón chân cái. Nguyên nhân là do sự tích tụ...