10 khác biệt sinh học đáng ngạc nhiên giữa nam và nữ
Ảnh minh họa
Bạn hãy khám phá 10 khác biệt sinh học đáng ngạc nhiên giữa 2 giới để tình yêu, cuộc sống chung của 2 bạn luôn được nhìn nhận, đánh giá, cư xử chính xác, phù hợp hàng ngày.
1. Đàn ông và phụ nữ lắng nghe khác nhau
Theo một nghiên cứu tại Trường Y thuộc Đại học Indiana (Mỹ), đàn ông chỉ sử dụng phần não trái có liên quan đến việc hiểu ngôn ngữ, còn phụ nữ sử dụng cả hai phần não để lắng nghe cuộc trò chuyện.
Đây là lý do tại sao khi nói chuyện với nam giới, điều quan trọng là phải ngắn gọn và rõ ràng; còn đối với phụ nữ, việc tiến hành các cuộc trò chuyện chi tiết và dài dòng sẽ dễ dàng hơn nhiều.
2. Các giác quan của đàn ông và phụ nữ hoạt động khác nhau
Khứu giác và vị giác của nam giới kém phát triển hơn hầu hết phụ nữ nhưng thị giác lại tốt hơn. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là sản phẩm của quá trình tiến hóa vì nam giới thường là “thợ săn” nên quan sát chuyển động dễ dàng hơn, trong khi phụ nữ thu thập thức ăn và sử dụng khứu giác, vị giác nhiều hơn.
3. Đàn ông dễ thuận tay trái hơn
Đàn ông thuận tay trái nhiều gấp 3 lần phụ nữ thuận tay trái và khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải thích cho hiện tượng này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc đã phát hiện ra rằng, người thuận tay trái có thể xử lý nhiều thông tin hơn người thuận tay phải.
4. Đàn ông và phụ nữ nhìn khác nhau trong bóng tối
Phụ nữ có thể nhìn thấy nhiều thứ trong bóng tối hơn đàn ông nhưng đàn ông lại có thể xác định các chi tiết như nhau ở mọi khoảng cách.
5. Đàn ông có lợi thế về thể chất
Đàn ông có thể tập thể dục tốt hơn phụ nữ do lượng máu của họ. Trung bình, nam giới có trọng lượng cơ thể bình thường có 4,5-5,6 lít máu, trong khi phụ nữ có trọng lượng cơ thể bình thường có 3,4-3,9 lít. Hơn nữa, máu của nam giới giàu huyết sắc tố và hồng cầu hơn, khiến nhiều oxy đến cơ bắp của họ hơn trong quá trình hoạt động thể chất.
6. Chỉ có phụ nữ mới bị cellulite
Nam giới, phụ nữ có tỷ lệ cơ, mỡ và mô liên kết trong cơ thể khác nhau nên nam giới không bị cellulite (đây là hiện tượng phổ biến, được hình thành khi mô mỡ dưới da phình ra và tạo sự không bằng phẳng trên bề mặt da).
Nhìn chung, nam giới sinh ra có cơ bắp phát triển hơn phụ nữ và da của họ chứa nhiều collagen hơn, giúp duy trì độ đàn hồi.
7. Đàn ông dễ ngủ hơn vào ban đêm
Video đang HOT
Mức độ hoạt động điện trong não của nam giới giảm 70% khi ngủ, trong khi ở phụ nữ chỉ giảm 10%. Đàn ông là “thợ săn” và thường nghỉ ngơi khi ở nhà, trong khi phụ nữ ở nhà thường xuyên chăm sóc con cái mọi lúc.
8. Phụ nữ khó giảm cân hơn
Cơ thể nam giới đốt cháy nhiều calo hơn để cung cấp năng lượng cho các cơ và cơ quan khác nhau. Đồng thời, nồng độ testosterone ở nam giới cao gấp 7 lần so với phụ nữ, làm tăng tốc độ trao đổi chất, mặc dù thực tế là khối lượng cơ bắp của nam giới cao hơn đáng kể so với nữ giới.
9. Đàn ông bị béo bụng hơn
Đàn ông dễ bị béo bụng hơn vì cơ thể họ không tích tụ mỡ dưới da như cơ thể phụ nữ mà nó được lưu trữ giữa các cơ quan nội tạng ở vùng bụng. Bụng béo nguy hiểm hơn và làm tăng nguy cơ tử vong sớm, điều này có thể giải thích tại sao phụ nữ sống lâu hơn nam giới.
10. Phụ nữ có hệ miễn dịch khỏe hơn
Đàn ông có hệ miễn dịch yếu hơn phụ nữ và dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn do nồng độ testosterone cao giúp tăng cường các gen làm giảm viêm, do đó cơ thể có xu hướng tạo ra ít kháng thể hơn để chống lại các bệnh tấn công nó.
Phụ nữ phát triển nhiều kháng thể hơn để chống lại bệnh tật nên về già, họ ít bị bệnh hơn nam giới.
Testosterone thấp, nam giới nên làm gì?
Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, khối lượng xương thấp hơn, giảm ham muốn tình dục...
Vậy có cách nào để tăng testosterone một cách tự nhiên?
PGS.TS.BS Nguyễn Hoài Bắc, Trưởng Khoa Nam học và Y học giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết, testosterone là một loại hormone được sản xuất trong tinh hoàn của nam giới. Nó giúp thúc đẩy ham muốn tình dục của cánh mày râu. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy những thay đổi trong tuổi dậy thì, cung cấp năng lượng tinh thần và thể chất, duy trì khối lượng cơ bắp...
Theo TS Bắc, sự suy giảm testosterone ở nam giới diễn ra từ từ, mỗi năm một chút. Tình trạng này có dấu hiệu rất đặc trưng như nhu cầu hoạt động tình dục, tần suất quan hệ tình dục giảm đi, chức năng cương dương vật không tốt.
Hàm lượng testosterone ở nam giới suy giảm theo tuổi.
Ngoài ra, sự suy giảm testosterone cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát phản xạ xuất tinh. Ở nam giới, khoảng 95% testosterone được sản xuất ra tại tinh hoàn, còn lại khoảng 5% sản xuất ra từ tuyến thượng thận.
Cơ thể tổng hợp nên testosterone từ cholesterol (một thành phần của mỡ máu), nhưng có cholesterol cao không đồng nghĩa là testosterone của bạn sẽ cao. Việc sản xuất testosterone được điều hòa theo trục nội tiết dưới đồi (GnRH) => tuyến yên (LH) => tinh hoàn (testosterone) và theo cơ chế điều hòa ngược.
"Mỗi ngày, cơ thể người nam giới trưởng thành sản xuất ra 5-10mg testosterone đủ cho nhu cầu sử dụng trong 24h. Cơ thể sản xuất testosterone nhiều nhất vào buổi sáng và giảm dần trong ngày", TS Bắc nói.
Khi đàn ông già đi, cơ thể sẽ có sự suy giảm sản xuất hormone testosterone tự nhiên. Từ giữa độ tuổi 30, nam giới mất khoảng 1,6% lượng testosterone mỗi năm. Đây thường là một quá trình tự nhiên, không thể đảo ngược được.
Nồng độ testosterone thấp ở nam giới có thể dẫn đến rối loạn cương dương. Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng, kích thước tinh hoàn... Testosterone thấp có thể dẫn đến khối lượng xương thấp hơn và giảm ham muốn tình dục.
Nguyên nhân dẫn đến nồng độ testosterone thấp
Theo Medical News Today, việc sản xuất testosterone thường bắt đầu giảm sau tuổi 30 và sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi cũng có thể có mức testosterone thấp.
Ở nam giới, tình trạng suy sinh dục, tinh hoàn sản xuất ít hoặc không sản xuất testosterone, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các tình trạng có thể gây suy sinh dục bao gồm chấn thương tinh hoàn, chấn thương hoặc nhiễm trùng, tình trạng di truyền (hội chứng Klinefelter), phương pháp điều trị ung thư, bệnh tuyến yên hoặc rối loạn nội tiết tố khác, thuốc, lạm dụng rượu...
Không chỉ dẫn đến rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn, nồng độ thấp testosterone còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm trạng... của nam giới (Ảnh minh họa: Queera).
Làm gì khi mức testosterone thấp ?
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là liệu pháp thay thế testosterone (TRT). Bác sĩ thường sẽ chỉ kê đơn TRT nếu người đó có một số triệu chứng về lượng testosterone thấp và kết quả xét nghiệm máu cho thấy sự thiếu hụt. Đó có thể là miếng dán da, gel bôi hoặc thuốc uống, tiêm...
Hầu hết mọi người sẽ nhận thấy các triệu chứng giảm bớt trong vòng 3-60 tuần kể từ khi bắt đầu điều trị. Điều này có thể khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng.
Bên cạnh đó, có một cách tự nhiên có thể giúp tăng mức testosterone. Giảm cân và tập thể dục thường có thể làm tăng mức testosterone một cách tự nhiên. Việc chỉ thay đổi lối sống và chế độ ăn uống có thể không quá hiệu quả bằng các liệu pháp thay thế testosterone nhưng chúng thường có thể giúp ích.
Chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa có thể tác động tiêu cực đến mức testosterone của một người, trong khi kẽm, axit béo omega-3 và vitamin có thể hỗ trợ sản xuất testosterone.
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giàu thực phẩm nguyên chất giàu chất dinh dưỡng và ít chất béo chuyển hóa có thể giúp tăng mức testosterone của một người.
Một nghiên cứu năm 2016 lưu ý rằng lợi ích và sự an toàn của việc sử dụng lâu dài các sản phẩm thay thế testosterone vẫn chưa được biết rõ. Vì thế, cách tốt nhất để cải thiện mức testosterone là áp dụng một số thói quen lối sống có thể cải thiện sức khỏe và tinh thần tổng thể.
Cách tăng testosterone tự nhiên
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng xấu đến mức độ hormone và hóa chất mà cơ thể cần để hoạt động bình thường, bao gồm cả testosterone.
Một nghiên cứu cũ năm 2011 của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy mức testosterone có thể giảm ở những nam giới không ngủ đủ giấc. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ sau một tuần ngủ ít, nồng độ testosterone ban ngày đã giảm tới 15%. Ngược lại, lão hóa bình thường khiến testosterone giảm chỉ từ 1 đến 2% mỗi năm.
Ưu tiên giấc ngủ có thể giúp duy trì mức testosterone. Mọi người nên đặt mục tiêu ngủ ít nhất 7-8 giờ mỗi đêm. Bất cứ ai gặp khó khăn trong việc có được giấc ngủ chất lượng tốt một cách thường xuyên nên nói chuyện với bác sĩ.
Duy trì chế độ ăn uống cân bằng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn uống tốt là điều cần thiết để duy trì mức testosterone và sức khỏe tổng thể. Theo một báo cáo cũ trên Tạp chí Viêm thần kinh, nồng độ testosterone thấp và thừa cân có thể góp phần gây ra nhiều tình trạng viêm nhiễm và suy giảm chức năng thần kinh.
Nghiên cứu cũng cho thấy ăn quá nhiều và chế độ ăn không khoa học làm gián đoạn nồng độ hormone. Tác dụng này thể hiện rõ nhất ở các vận động viên và những người hoạt động nhiều.
Chế độ ăn tốt nhất là những chế độ ăn chủ yếu bao gồm thực phẩm nguyên chất và cung cấp sự cân bằng lành mạnh về chất béo, carbohydrate và protein. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ dưỡng có thể giữ cho tất cả các mức hormone trong cơ thể được cân bằng và tăng cường sức khỏe lâu dài tối ưu.
Duy trì cân nặng
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người đàn ông béo phì có mức testosterone thấp hơn. Béo phì là một yếu tố quan trọng làm giảm testosterone, thậm chí hơn cả các yếu tố khác như tuổi tác.
Theo một nghiên cứu năm 2016, nam giới béo phì có nồng độ testosterone thấp hơn 30% so với nam giới gầy. Duy trì cân nặng khỏe mạnh là chìa khóa cho sức khỏe tổng thể lâu dài.
Luôn năng động
Một nghiên cứu năm 2017 cho rằng việc tăng cường hoạt động thể chất có lợi hơn việc giảm cân trong việc cải thiện mức testosterone. Tuy nhiên, không nên tập quá sức vì mức độ tập luyện cao hơn có thể khiến testosterone thấp.
Trên thực tế, nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những người chạy đường dài có thể có mức testosterone thấp. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều này có thể là do không đủ năng lượng và dinh dưỡng không phù hợp.
Giảm căng thẳng
Căng thẳng kéo dài và mãn tính rất nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều vấn đề trong cơ thể. Căng thẳng làm tăng hormone cortisol, hormone chịu trách nhiệm quản lý nhiều quá trình khác nhau, bao gồm phản ứng miễn dịch và trao đổi chất.
Cortisol tăng cao tác động tiêu cực đến testosterone. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những sự kiện căng thẳng góp phần làm thay đổi thất thường nồng độ testosterone ở nam giới.
Vitamin và chất bổ sung
Nhiều người có thể chuyển sang dùng vitamin và chất bổ sung để tăng cường testosterone. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thực tế chỉ có một tỷ lệ nhỏ làm được điều đó.
Nhiều loại vitamin rất quan trọng để có sức khỏe tối ưu và mức testosterone, chẳng hạn như vitamin D. Phơi nắng ít nhất 15 phút mỗi ngày cũng có thể kiểm soát mức vitamin D. Nguồn thực phẩm giàu vitamin D bao gồm cá hồi và các loại cá béo khác hoặc các sản phẩm ngũ cốc và sữa tăng cường.
DHEA là một loại hormone giúp sản xuất testosterone và các hormone khác. Khi một người già đi, nồng độ DHEA giảm xuống, nồng độ testosterone cũng vậy. Một nghiên cứu cho thấy chất bổ sung DHEA có hiệu quả trong việc tăng mức testosterone, mặc dù nó khác nhau đối với các nhóm người khác nhau.
Ăn chất béo có lợi cho sức khỏe có trong cá và hạt lanh có thể giúp cơ thể sử dụng DHEA mà cơ thể sản xuất.
Tránh lạm dụng rượu
Lạm dụng rượu có liên quan đến việc giảm testosterone. Theo một nghiên cứu năm 2022, lạm dụng rượu có thể dẫn đến nồng độ testosterone thấp.
Thay đổi tuổi dậy thì ở nam và nữ khác nhau như thế nào? Khi bắt đầu trở thành người lớn, cơ thể sẽ trải qua rất nhiều thay đổi. Trẻ cần được biết về những thay đổi trên cơ thể mình để không quá lo lắng hay cảm thấy khác biệt. Theo BS. Nguyễn Giang, Bệnh viện Nhi Trung ương, dậy thì là một hiện tượng sinh lý trong phát triển nhưng liên quan đến biến...