10 hiểu nhầm về việc nấu ăn không phải ai cũng biết
Cắt bít tết ngay sau khi nấu, gọt vỏ kiwi, luộc súp lơ xanh… đều là những cách nấu ăn không hiệu quả như nhiều người lầm tưởng.
1. Mực
Các đầu bếp khuyên bạn nên hấp mực trong khoảng 50-60 giây hoặc chần sơ qua nước sôi. Nếu không, mực sẽ trở nên dai như cao su và không ăn được. Nhưng nếu bạn đã trót đun chúng quá lửa, hãy tiếp tục nấu chúng trong 30-40 phút. Trong thời gian này, mực sẽ hấp thụ ngược nước dùng và trở nên mềm hơn.
2. Bít tết
Sau khi chiên bít tết, người ta thường muốn nhanh chóng muốn cắt thành từng miếng và ăn ngay. Tuy nhiên, thịt nóng chứa hàm lượng nước nhất định và nếu cắt quá sớm, thịt có thể bị khô và cứng nhanh hơn. Để tránh điều này, hãy để món ăn “nghỉ” trong vòng 5-10 phút sau khi nấu rồi mới bắt đầu thưởng thức.
3. Mì ống, nui
Thông thường, người ta đổ hết phần nước luộc mì ống sau khi hoàn thành nhưng đây là sai lầm chính mà mọi người thường mắc phải. Hãy để lại một nửa lượng nước này dưới đáy nồi và sử dụng để nấu nước sốt. Đây là một chất làm đặc hoàn hảo, giúp nước sốt có mùi thơm và thấm vị hơn.
4. Kiwi
Kiwi cắt ra hay ăn nguyên vỏ đều được. Loại quả này có lớp vỏ lông nên nhiều người e ngại việc chúng không tốt cho sức khỏe. Nhưng thực chất, vỏ kiwi chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng và vitamin, chứa chất chống oxy hóa gấp 2 lần và chất xơ gấp 3 lần so với cùi của nó. Nếu lo ngại về vệ sinh, bạn có thể rửa sạch, ngâm nước muối loãng.
5. Súp lơ
Video đang HOT
Súp lơ xanh được xem là thần dược giúp phòng chống ung thư. Chỉ cần 100 gr súp lơ xanh cũng có thể giúp đáp ứng nhu cầu hàng ngày về vitamin C. Tuy nhiên, loại vitamin này bị phá hủy trong nước sôi. Ngoài ra, súp lơ cũng mất giá trị dinh dưỡng nếu được đun trong nước sôi. Để ngăn điều này xảy ra, tốt hơn hết bạn nên hấp súp lơ.
6. Da gà
Những người ăn uống healthy luôn khuyên rằng bạn nên loại bỏ phần da gà trước khi nấu vì phần này chứa nhiều chất béo, có thể dẫn đến mức cholesterol cao. Tuy nhiên, cách đúng đắn là bạn vẫn nên để phần da gà và chế biến bình thường. Khi thịt gà nấu chín, nó sẽ hấp thụ một phần mỡ từ da gà giúp thịt ngon và thơm hơn. Sau đó, trước khi bắt đầu ăn, bạn mới bỏ phần da ra ngoài.
7. Khoai tây bi
Khoai tây bi chứa nhiều kali, sắt, magiê, vitamin C và B6. Để bảo tồn tất cả các đặc tính có lợi cho sức khỏe của chúng, bạn hãy chế biến rau khoai tây nguyên vỏ vì phần này chứa một lượng lớn vitamin và khoáng chất.
8. Gà nướng
Gà nướng hoặc gà tây có thể bị quá khô trong khi nấu. Để tránh điều này, hãy cố gắng không mở cửa lò khi đang nấu hoặc nướng. Mỗi lần bạn làm như vậy, lò sẽ mất nhiệt, thời gian nấu lâu hơn và kết quả là thịt gà bị khô. Để kiểm tra nhiệt độ, bạn có thể dùng nhiệt kế nấu ăn thay vì mở ra mở vào liên tục. Ngoài ra, hãy đảm bảo để món ăn “nghỉ” trong vòng 30 – 40 phút sau khi nấu.
9. Bánh pizza
Những người làm bánh chuyên nghiệp khuyên rằng bạn nên nhào và dàn bột bánh pizza bằng tay. Cách làm này giúp bột mềm và bông hơn. Cách cán bằng cây lăn bột có thể làm dập các “túi khí” bên trong bột, khiến bánh không còn ngon như khi làm bằng tay.
10. Thịt xông khói
Với các món thịt xông khói cuộn với nguyên liệu khác, đầu bếp chuyên nghiệp khuyên bạn nên sử dụng thịt đã nấu chín thay vì sử dụng loại còn sống. Hãy nướng các dải thịt xông khói ở nhiệt độ 200 độ C để thịt mềm dẻo, trước khi cuốn với nguyên liệu khác. Nếu nướng chung với các loại khác, thịt có thể chín không đều và bị cháy một phần.
9 món ăn tưởng như ai cũng biết cách ăn nhưng thực ra lại ăn sai cách
Bạn nghĩ là mình đã biết cách ăn mì Ý hay thưởng thức một thanh chocolate đúng cách? Chưa chắc đâu nếu bạn biết những đầu bếp khuyên bạn nên ăn chúng như thế nào!
Có rất nhiều món ăn quen thuộc mà bạn đã từng ăn cả trăm lần, nhưng vẫn có thể bạn đang thưởng thức chúng không đúng cách. Có thể người khác sẽ thấy rất bình thường, nhưng nếu một người đầu bếp nhìn thấy bạn ăn đồ ăn sai cách, họ sẽ cảm thấy khá buồn lòng đấy!
Hãy điểm qua một số món ăn thông dụng nhất mà có thể bạn đã ăn nó rất nhiều lần mà vẫn chưa thực sự biết cách thưởng thức chuẩn chỉnh nhất là gì.
1. Sushi
Vì một lý do kỳ lạ nào đó, rất nhiều người ăn sushi bằng cách nhúng cơm vào nước tương hoặc mù tạt. Đây được cho là cách ăn sushi sai lầm vì cơm có thể bị vỡ và rơi ra. Thêm nữa, nhiều người dùng đũa để ăn sushi. Ở Nhật, họ lật ngược miếng sushi và nhúng phần cá vào hỗn hợp nước tương hoặc mù tạt. Và sushi là "ngon nhất" khi được ăn bằng ngón tay, không phải đũa. Đũa không bao giờ được sử dụng trong các nhà hàng sushi Nhật Bản cao cấp.
2. Phomai Feta
Sau nhiều năm ăn phomai Feta ngay từ khi đóng gói, có thể nhiều người vẫn chưa biết được rằng phải rửa loại phomai này dưới vòi nước trước khi ăn hoặc chế biến, để rửa sạch nước muối nhằm mục đích bảo quản. Phomai Feta không nên quá mặn và nếu nó mặn, đó là do bạn chưa loại bỏ phần muối dư thừa!
3. Mì ống và "nước sốt thịt"
Là một món ăn nổi tiếng thế giới, nhưng thật đáng xấu hổ khi trình bày nó như vậy, sự kết hợp giữa mì Ý và "nước sốt thịt" là một sự lộn xộn và sai cách. Mì Ý rất ngon và nước sốt thịt cũng ngon không kém, nhưng sự kết hợp của cả hai lại khiến trải nghiệm ăn uống trở nên khó chịu. Sợi mì Ý quá trơn khiến cho nước sốt và các hạt thịt không thể bám vào sợi mì. Việc sử dụng nĩa để ăn mì sẽ càng khiến chúng ta bực bội.
Đó là lý do tại sao mì ống làm từ bột trứng, như fettuccine hoặc tagliatelle, tồn tại: bề mặt thô ráp của chúng có khả năng dính vào nước sốt thịt và vì thế mà tối đa hóa sự kết hợp của mì ống và nước sốt.
4. Thịt xông khói
Bạn có nấu thịt xông khói bằng chảo không? Nếu có, bạn đã nấu nó sai cách. Hãy nướng thịt xông khói trong lò. Mất 20 phút, nhưng rất đáng để chờ đợi. Nếu dùng chảo, nó sẽ trở nên cực nóng khiến miếng thịt bị nấu chín nhanh nhưng không đều. Đó là lý do tại sao thịt xông khói rán trên chảo sẽ có một số bộ phận bị cháy và các bộ phận khác vẫn còn mùi vị ôi thiu của mỡ chưa nấu chín. Lò nướng sẽ nấu chậm và đều để toàn bộ dải thịt xông khói được nướng chín hoàn hảo.
5. Chocolate
Bạn thường ăn chocolate như thế nào? Ở lớp học nếm socola, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách thưởng thức món đồ ngọt nổi tiếng này đúng cách nhất. Hãy thả một miếng socola vào miệng và để chúng tan chảy trong miệng một chút. Bằng cách này, bạn sẽ tận hưởng được nhiều hương vị khác nhau trong miếng chocolate.
6. Bít tết
Các món bít tết nên được để nghỉ một chút nhưng không ai hay nhà hàng nào làm điều này. Phải mất một thời gian dài để món bít tết hoặc món nướng được nghỉ đủ thời gian. Các nhà hàng sẽ bị khách phàn nàn về việc chờ đợi, và sau đó là nhiều phàn nàn về việc đồ ăn của họ bị nguội. Nhưng một miếng sườn nguyên bản được nghỉ sẽ mang lại hương vị "thần thánh". Điều quan trọng khi bạn để miếng thịt nghỉ một chút đó là hương vị bạn nhận được khi chất béo bắt đầu đông đặc bên trong thịt. Hãy một lần thử để cho miếng bít tết của bạn được "nghỉ ngơi". Sau đó thái thành miếng mỏng, chấm với một chút muối và để nó tan chảy trong miệng.
7. Vỏ táo
Chúng ta thường gọt vỏ khi ăn táo, nhưng phần vỏ táo lại chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Một quả táo có vỏ chứa khoảng 5,4 gam chất xơ, trong khi không có vỏ chỉ chứa khoảng 2,8 gam chất xơ. Thêm vào đó, một quả táo có vỏ chứa khoảng 116 calo và không có vỏ, nó chứa khoảng 104 calo. Bạn có thể thấy không có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng calo, nhưng có sự khác biệt đáng kể về hàm lượng chất xơ. Ngoài ra, vỏ táo cũng có thể cung cấp một số lợi ích tuyệt vời liên quan đến sức khỏe. Điều quan trọng nhất là giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, như ung thư gan và ruột kết. Vỏ táo có chứa một hợp chất được gọi là triterpenoids có xu hướng tiêu diệt các tế bào ung thư, cũng như ngăn chặn các tế bào mới hình thành.
8. Khoai tây luộc
Đừng đun nước sôi rồi mới thả khoai tây vào nồi. Hãy thả khoai vào ngay từ đầu rồi mới bật bếp. Cả khoai và nước sẽ tăng nhiệt độ cùng một lúc, vì vậy những củ khoai tây của bạn sẽ được chín đều từ trong ra ngoài.
9. Muối và đường
Tất cả các món ăn dù là món mặn hay ngọt đều nên được nêm nếm với muối. Từ nước ép trái cây, bánh ngọt, hay những món đơn giản như bột yến mạch và sữa, hãy cho vào một ít muối, món ăn của bạn sẽ có hương vị đậm đà hơn.
Chắt chắt và mực Cửa Việt, chưa ăn là thiệt Quảng Trị có rất nhiều đặc sản, trong đó có món chắt chắt và mực ống. Cả hai đều ở vùng Cửa Việt - nơi Thạch Hãn, con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị, dài 155 km, có 3 phụ lưu là sông Vịnh Phước, sông Ba Lòng và sông Cam Lộ cùng đổ ra biển Đông. Vùng nước lợ ở Cửa Việt...