10 điều kiêng kỵ cần nhớ trong phong thủy phòng cưới
Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới không phải ai cũng có hạnh phúc viên mãn. Vậy vì đâu xảy ra những điều này?
Có những cặp vợ chồng sau khi kết hôn chỉ sống được với nhau một thời gian ngắn, có đôi lại xảy ra chiến tranh lạnh liên miên, có người lại nhận thấy bạn đời không còn yêu mình như trước,….Theo phong thủy thì có 2 nguyên nhân chủ yếu:
- Một là do mệnh Ngũ hành hai người không hợp nhau.
- Hai là chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Chỗ ở thanh bình cho ta cảm giác khác chỗ ở ồn ào. Đây chính là sự khác biệt của phong thủy ở từng môi trường sống và nó cũng có tác động không nhỏ đến con người.
Dưới đây là một số kiêng kỵ trong phong thủy phòng cưới bạn nên tránh để cuộc sống hôn nhân được tốt đẹp:
1. Vị trí phòng tân hôn nên đặt ở hướng có ánh nắng chiếu vào. Nếu phòng tối, ẩm thấp sẽ khiến tâm trạng hai người bị ức chế.
2. Vị trí giường không được sát với hướng Bạch Hổ, hướng này dễ khiến vợ chồng bất hòa. Theo phong thủy phòng ngủ, đầu giường ngủ phải tiếp giáp với bức tường bằng phẳng để đảm bảo sự ổn định cho cuộc hôn nhân. Bức tường này không ổn định, vững chắc chủ yếu có hai điểm:
- Thứ nhất, bức tường có hình dạng cong. Từ quan điểm số học trong phong thủy, đường thẳng đại diện cho sự tĩnh, trong khi đó, đường cong đại diện cho sự chuyển động. Chuyển động là không ổn định, do đó cuộc hôn nhân cũng không thể tốt đẹp.
- Thứ hai, thiết kế của bức tường có quá nhiều góc cạnh thì cuộc sống hôn nhân sẽ không được êm đềm, ổn định.
Video đang HOT
3. Hai bên giường ngủ cần có sự cân bằng. Giường ngủ được coi là trung tâm của phong thủy nhà ở. Phía bên phải của giường ngủ rộng hơn bên trái, sự tương tác phía bên phải của giường ngủ mạnh hơn bên trái, bên phải sôi động và bên trái tĩnh tại thể hiện âm dương lộn ngược là một điềm gở trong phong thủy.
Hai bên giường không được đối diện với cửa nhà vệ sinh, bởi như thế sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Phía trước và hai đầu giường không nên đối diện với gương, vợ chồng dễ bất hòa.
4. Tuyệt đối không nên để loa đài ở tủ đầu giường như vậy sẽ dễ khiến vợ chồng bị suy nhược thần kinh.
5. Màu sắc trong phòng tránh sử dụng gam màu tối như màu xanh sẫm, màu xanh lá cây đậm, màu đỏ sẫm, màu tro… dễ khiến tâm trạng hai vợ chồng không thoải mái.
6. Không khí trong phòng phải thông thoáng, tránh để vật dụng trong phòng quá nhiều, ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp và não bộ (đồ trong phòng cấm kỵ dùng màu đen)
7. Mặt tường, đồ dùng trong phòng, rèm không nên dùng quá nhiều màu nóng, bởi sẽ dễ khiến cơ thể bị suy nhược thần kinh, hoảng sợ, bất an, nóng tính dễ cãi nhau.
8.Tranh ảnh treo trong phòng nên giản dị, trang nhã, tránh treo quá nhiều tranh ảnh trong phòng tân hôn.
9. Trần nhà trong phòng tân hôn không nên trang trí hoa văn lạ, màu sắc hỗn loạn nếu không tinh thần bất ổn, đau ốm nhiều.
10. Không nên trang trí phòng cưới chỉ với hai màu đỏ và trắng. Màu đỏ tượng trưng cho lửa (yếu tố Hỏa) và màu trắng tượng trưng cho kim loại (yếu tố Kim). Về mặt bản chất phong thủy, lửa luôn luôn khắc chế kim loại.
Nếu phòng cưới được trang trí bằng hai màu chủ đạo là đỏ và trắng là đi ngược nguyên tắc phong thủy. Nó có thể khiến hai vợ chồng bất đồng, thường xuyên tranh cãi với nhau dẫn tới sự bất ổn, khó bền vững cho hôn nhân.
5 loại cây tuyệt đối không trồng vào dương trạch kẻo gặp tai họa
Theo quan niệm, những loại cây này mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà, không tốt cho phong thủy.
Dâu tằm: Theo tiếng Hán thì cách phát âm của "Dâu tằm" đồng âm với từ "tang" cho nên cây dâu tằm là biểu tượng của sự tang thương.
Cây dâu tằm mang âm khí nặng, trồng trước nhà lâu ngày sẽ khiến âm khí ảnh hưởng đến cả ngôi nhà. Những người sống trong những ngôi nhà kiểu này lâu ngày thường gầy yếu và hay ốm vặt.
Cây liễu: Tuy có bóng mát nhưng phong thủy học cho rằng, liễu ủ rũ, mang dáng vẻ đau buồn, tang tóc, là loài cây xui xẻo. Nhà trồng liễu thì gia chủ gặp nhiều điều không may, hao tốn tiền của, làm bao nhiêu cũng đổ sông đổ bể.
Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, cây liễu thuộc về phần âm vì thế là loại cây dẫn dụ âm khí đến ngôi nhà. Cây liễu không kết hạt khiến cho người ta liên tưởng tới phần con cái bị thiếu hụt.
Cây dương: Cây dương ngày trước là một loại cây tương đối phổ biến ở nông thôn, vì âm thanh khi có gió thổi qua giống như tiếng ai vỗ tay nên còn được gọi là "tiếng vỗ tay ma".
Người xưa cho rằng cây dương cũng là cây có sắc khí nặng nề, trồng cây dương trong sân nhà có thể khiến gia đình nghèo khó, sa sút. Và khi bạn đang ngủ vào ban đêm, nghe tiếng gió thổi cây dương lâu ngày cũng ảnh hưởng đến chứng mất ngủ.
Thông và bách: Vì thông và bách thường xuất hiện bên cạnh bia mộ nên người ta không trồng thông, bách trước cửa nhà.Cây thông được biết là loại cây thường dẫn dụ những thế lực "hắc ám" không mang lại may mắn cho gia đình.
Cây đa: Từ nghìn đời nay người Việt vẫn xem cây đa là loại cây linh thiếng, là nơi trú ngụ của nhiều vị thần. Chính vì vậy không phải tự nhiên mà chúng ta thường thấy những miếu thờ trước những cây đa lớn tuổi.
Hiển nhiên đối với những nguồn năng lượng lớn như vậy thì cây đa hoàn toàn không thích hợp với những nơi như nhà ở. Hơn nữa loại cây này khi lớn sẽ có rễ lồi lên rất to nên sẽ gây mất mỹ quan cho căn nhà. * Thông tin chỉ mang tính tham khảo.
Người xưa dặn: "Trong nhà có 4 cây vàng, con cháu trăm năm phú quý, xui xẻo tránh xa" Theo người xưa, đây là những cây xứng đáng là "cây vàng" vì sống lâu hàng trăm năm, mang lại nhiều giá trị phong thủy và kinh tế. Vậy những cây mà người xưa coi là "cây vàng" và khuyên nên trồng trong nhà là gì vậy? Từ ngày xưa, cha ông ta đã rất cẩn thận trong việc lựa chọn những cây...