10 điều không nên làm sau khi vừa phẫu thuật ruột thừa
Sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, bạn cần phải tránh xa một số thực phẩm có thể gây kích ứng ruột hoặc làm cho tác dụng phụ của phẫu thuật trở nên tồi tệ hơn.
Tránh đồ dai hoặc giòn
Bạn sẽ phải uống chất lỏng ngay sau khi cắt bỏ ruột. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn bắt đầu với thức ăn mềm như rau nấu chín, chuối, bơ, khoai tây nghiền và protein mềm. Bởi ruột của bạn có thể bị sưng sau khi phẫu thuật và những thức ăn này sẽ đi qua chúng dễ dàng hơn.
Hạn chế chất xơ
Đồ ăn mềm và ít chất xơ phù hợp với người vừa phẫu thuật cắt ruột thừa. Đồ họa: Hồng Nhật
Dạ dày của bạn không tiêu hóa hoàn toàn các loại thực phẩm giàu chất xơ như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng sẽ được chuyển đến ruột già. Ruột già lúc này đang lành lại, vì vậy đừng làm cho nó hoạt động quá sức. Một chế độ ăn ít chất xơ trong 4 đến 6 tuần có thể hữu ích.
Tạm dừng việc ăn thực phẩm trực tiếp
Trái cây và rau chưa nấu chín có nhiều chất xơ. Chúng có thể giòn (như cà rốt) hoặc dai (như cần tây) và khó nhai thành từng miếng nhỏ. Tất cả những điều này có thể gây kích ứng ruột già của bạn khi nó đang lành lại.
Video đang HOT
Tránh chất béo và dầu mỡ
Bạn thường bị tiêu chảy sau khi cắt bỏ ruột. Vì ruột già của bạn đột ngột ngắn lại, thức ăn đã tiêu hóa không có đủ thời gian để di chuyển. Thịt béo, bơ, đồ chiên, đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ có thể làm cho bệnh tiêu chảy trầm trọng hơn.
Ăn nhạt
Thực phẩm cay có thể kích thích hệ tiêu hóa của bạn và gây tiêu chảy hoặc đầy hơi khó chịu. Bác sĩ có thể đề nghị một chế độ ăn nhạt trong vài tuần sau khi phẫu thuật. Bạn cũng cần hạn chế một số loại gia vị như tiêu, ớt,…
Cẩn thận với đậu và sữa
Tốt nhất nên tránh xa sữa và đậu sau khi vừa phẫu thuật. Đồ họa: Hồng Nhật
Trong đậu có một loại đường mà cơ thể bạn không dễ tiêu hóa. Vì vậy, bạn có thể bị đầy hơi sau khi ăn chúng.
Bạn cũng có thể gặp rắc rối với lactose, một loại đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Khí là một phần bình thường của quá trình tiêu hóa, nhưng khi bạn đang hồi phục sau phẫu thuật ruột, nó có thể gây khó chịu hoặc thậm chí đau đớn.
Hạn chế cà phê và soda
Caffeine trong cả hai loại đồ uống này có thể làm tăng tốc độ hoạt động trong cơ thể bạn bao gồm cả ruột. Đồ uống có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể gây tiêu chảy. Bọt trong soda có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Bổ sung nước lọc (hoặc thức uống bù nước đặc biệt) là lựa chọn thông minh hơn.
Bỏ rượu bia
Rượu có thể kích thích ruột của bạn và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn. Thêm vào đó, hầu hết các bác sĩ đều nói không uống rượu sau bất kỳ loại phẫu thuật nào. Nó có thể ảnh hưởng đến thuốc giảm đau của bạn và làm chậm quá trình chữa bệnh.
Chia nhỏ các bữa ăn
Khi bắt đầu ăn lại thức ăn đặc, bạn có thể no nhanh hơn trước. Cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. Bạn sẽ tiêu hóa chúng dễ dàng hơn và ít gây đầy hơi hoặc chướng bụng. Ăn chậm và nhai hoàn toàn từng miếng.
Từ từ trở lại trạng thái bình thường
Khi quá trình tiêu hóa của bạn tốt hơn, bạn có thể bắt đầu quay lại chế độ ăn uống bình thường. Thêm một loại thức ăn mới mỗi ngày, để bạn có thể tìm hiểu cách cơ thể mình phản ứng với từng loại đồ ăn đó.
Điều đó cũng sẽ giúp ruột của bạn từ từ điều chỉnh để tiêu hóa nhiều thực phẩm giàu chất xơ hơn như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt. Uống nhiều nước để không bị táo bón.
Bảo vệ khớp trong mùa lạnh
Bệnh khớp rất thường gặp, nhiều nhất phải kể đến viêm khớp dạng thấp.
Đặc thù bệnh chịu ảnh hưởng nhiều khi thời tiết giá lạnh, vào mùa đông người bị khớp sẽ có cảm giác đau nhức mỏi hơn bình thường, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể để lại một số biến chứng.
Ảnh minh họa
Bệnh khớp chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, khớp bị viêm kéo dài với các đợt cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác. Ngoài ra, bệnh thường gặp ở các nhân viên văn phòng, làm việc nhiều trên máy tính...
Vì vậy, việc chăm sóc khớp vào mùa lạnh đúng cách có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo vệ các khớp và sức khỏe toàn thân.
Các bác sĩ khuyến cáo, ngoài việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cần ăn uống theo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, gồm 4 nhóm chất: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Đạm nên ăn là thịt nạc như thịt lợn, bò, gà, vịt, ngan, ngỗng, cá, tôm, cua, trứng, sữa. Chất đường nên ăn là gạo, ngô khoai, sắn, các loại đậu, trong đó, gạo không nên xay xát quá trắng sẽ làm mất hết các chất bổ. Chất béo tốt cho sức khỏe là chất béo trong cá và hải sản, các loại dầu thực vật dùng để chiên xào thức ăn. Chất béo trong hải sản còn giàu omega-3, omega-6 rất tốt cho xương khớp và tim mạch.
Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, cà phê, trà, đồ ăn quá chua, quá mặn, tránh ăn nhiều mỡ động vật...
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý duy trì cân nặng hợp lý để tránh thừa cân béo phì gây áp lực lớn lên các khớp, giữ ấm trong mùa lạnh, ra ngoài đường cần mặc đủ quần áo ấm, khăn mũ để tránh nhiễm lạnh khiến các khớp thêm đau nhức.
Chế độ ăn kiêng đơn giản với bắp cải: Một tuần giảm 4,5 kg Nếu muốn giảm cân vào mùa đông, bạn có thể thử nghiệm chế độ ăn kiêng với bắp cải - loại rau quả phổ biến vào thời gian này. Chế độ ăn kiêng với bắp cải được gọi là phép màu trong một chiếc bát với các ưu điểm như dễ ăn, giảm được nhiều cân. Bạn có thể áp dụng giải pháp...