10 điều cần cân nhắc khi dùng thực phẩm bổ sung
Việc cân nhắc những yếu tố này giúp đảm bảo việc sử dụng thực phẩm bổ sung là an toàn, hiệu quả và có lợi cho sức khỏe của bạn.
Thực phẩm bổ sung là những sản phẩm có mục đích bổ sung giá trị dinh dưỡng cho chế độ ăn uống, thường chứa vitamin, khoáng chất, thảo mộc, axit amin, enzyme hoặc các thành phần dinh dưỡng khác. Chúng có nhiều dạng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, bột và chất lỏng.
Việc cân nhắc những yếu tố này giúp đảm bảo việc sử dụng thực phẩm bổ sung là an toàn, hiệu quả và có lợi cho sức khỏe của bạn. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Trước khi dùng thực phẩm bổ sung, điều quan trọng là phải cân nhắc một số yếu tố và những cân nhắc này giúp tối đa hóa lợi ích của thực phẩm bổ sung, đồng thời giảm thiểu rủi ro, dẫn đến sức khỏe và tinh thần được cải thiện.
Tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Tham khảo ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo rằng các thực phẩm bổ sung là cần thiết và phù hợp với nhu cầu sức khỏe cụ thể của bạn. Đồng thời, bạn biết được liều lượng cũng như loại thực phẩm bổ sung phù hợp với tình trạng của mình.
Kiểm tra tương tác
Kiểm tra tương tác để xác định tiềm ẩn giữa thực phẩm bổ sung và thuốc hoặc các chất bổ sung khác mà bạn đang dùng. Nó ngăn ngừa các tương tác tiêu cực có thể làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ có hại.
Hiểu mục đích
Biết lý do tại sao bạn dùng thực phẩm bổ sung, giúp bạn chọn đúng loại phù hợp với nhu cầu. Điều này đảm bảo giải quyết các thiếu hụt cụ thể hoặc mục tiêu sức khỏe hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Liều lượng và thời gian sử dụng
Dùng đúng liều lượng và biết thời gian dùng thực phẩm bổ sung có thể tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro.
Chất lượng và độ tinh khiết
Chất lượng và độ tinh khiết của thực phẩm bổ sung tốt đảm bảo bạn đang tiêu thụ các sản phẩm an toàn cung cấp các chất dinh dưỡng mong muốn mà không có chất phụ gia có hại.
Khả dụng sinh học
Khả dụng sinh học là đề cập đến mức độ và tốc độ hấp thụ, sử dụng các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bổ sung của cơ thể. Khả dụng sinh học cao hơn có nghĩa là hấp thụ tốt hơn và bổ sung hiệu quả hơn, sức khỏe được cải thiện.
Thời gian nạp
Một số thực phẩm bổ sung có hiệu quả hơn khi dùng vào một số thời điểm nhất định trong ngày hoặc cùng với thức ăn.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Nhận thức về các tác dụng phụ tiềm ẩn cho phép bạn hành động kịp thời nếu xảy ra phản ứng bất lợi. Đồng thời, đảm bảo sử dụng thực phẩm bổ sung an toàn hơn.
Tình trạng sức khỏe cụ thể
Việc điều chỉnh lượng thực phẩm bổ sung theo tình trạng sức khỏe của từng cá nhân có thể tránh được các biến chứng và tăng cường lợi ích.
Các yếu tố về chế độ ăn uống và lối sống
Thực phẩm bổ sung giúp cho chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh, chứ không phải thay thế chúng. Một cách tiếp cận toàn diện đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều lợi ích nhất từ thực phẩm bổ sung như một phần của lối sống lành mạnh tổng thể, cải thiện sức khỏe và thể chất tổng thể.
Nha đam có công dụng gì cho sức khỏe?
Nha đam được biết đến với tên gọi khác là lô hội, không chỉ để chế biến thức ăn mà còn là một trong những vị thuốc tốt cho sức khỏe con người.
Nha đam có khả năng chịu hạn, thường được trồng trang trí trong nhà. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, nha đam có tính mát. Loại cây này chứa nhiều axit amin, vitamin, polysacarit, các loại enzyme và khoáng chất khác nhau.
Nha đam hay còn gọi là lô hội, có tính mát. (Nguồn: Sohu)
Ngoài công dụng làm cảnh, nha đam còn được dùng làm nguyên liệu trong ngành mỹ phẩm, làm vị thuốc, có một số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe dưới đây.
Nuôi dưỡng mạch máu
Calcium citrate trong nha đam có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mức cholesterol và mở rộng mao mạch.
Nha đam không chỉ làm cho quá trình lưu thông máu tốt hơn mà còn giúp loại bỏ độc tố, giảm bớt gánh nặng cho tim và giữ huyết áp ở mức bình thường.
Vì vậy, những người mắc bệnh tim mạch, mạch máu não ăn nha đam sẽ có những tác dụng nhất định với sức khỏe.
Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị tiểu đường
Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, xu hướng trẻ hóa, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật và tử vong. Để ngăn ngừa bệnh tiểu đường bạn có thể dùng nha đam.
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng nha đam có lợi trong việc giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol.
An thần, ngủ ngon
Mùi của nha đam có tác dụng thư giãn, sảng khoái. Vì vậy, khi đặt một chậu cây nha đam trong không gian sống của bạn, giúp tinh thần bạn khoan khoái, ban đêm dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Nha đam có thể coi như một chiếc "máy làm mát không khí sinh học" mini giúp nhà bạn luôn có không khí trong lành.
Giảm cân
Nước nha đam rất giàu chất xơ, sau khi đi vào ruột sẽ kích thích nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy quá trình giải độc.
Các axit hữu cơ trong nha đam là thành phần trung gian của quá trình chuyển hóa chất béo và protein nên những chất này là mắt xích quan trọng trong mối liên kết trao đổi chất giữa carbohydrate, chất béo và protein, từ đó đạt được mục đích giảm cân.
Dưỡng da
Các thành phần trong nhà đam giúp dưỡng ẩm tốt cho da, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường độ đàn hồi của da, làm cho làn da trông mịn màng tươi tắn, đồng thời cũng có thể loại bỏ mụn trứng cá, tàn nhang.
Khi đắp nha đam tươi lên da, bạn sẽ cảm thấy làn da được làm dịu, những chỗ bị bỏng sẽ đỡ nóng rát, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.
Mẹ bầu nên tránh làm những việc này khi mang thai, thai nhi sẽ phát triển tốt và sinh ra xinh xắn Một số em bé từ khi lọt lòng hoặc sau sinh một vài tuần thấy xuất hiện những vùng da sẫm màu (xanh tím, nâu, đen, xanh lơ, hồng nhạt hoặc đỏ tươi) có thể gặp bất kỳ vùng da nào trên cơ thể. Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện câu chuyện người mẹ trẻ cho biết con mình...