10 cách làm cho sẹo lâu năm “một đi không trở lại”
Sẹo hình thành trong quá trình hàn gắn vết thương. Khi hạ bì (lớp thứ 2 của da) bị hủy hoại, cơ thể sẽ sản sinh các xơ collagen để chữa chỗ bị hủy, từ đó để lại sẹo.
Nếu vết thương lành nhanh, nghĩa là ít collagen được sản sinh thì vết sẹo sẽ mờ. Nhưng vết thương càng lớn thì sẹo để lại cũng càng to và đậm. Sẹo ở những nơi khác nhau trên cơ thể thì cũng khác nhau và còn tùy thuộc vào tuổi tác của người bị thương.
Sẹo hình thành do da bị tổn thương. Ảnh minh họa: Wiki Commons.
Không có cách nào khiến vết sẹo biến mất hoàn toàn, nhưng chúng sẽ trở nên mờ đi theo thời gian. Dưới đây là những phương pháp tự nhiên theo dân gian giúp đẩy nhanh tốc độ làm mờ sẹo mà bạn có thể áp dụng:
1. Lô hội
Bạn lột bỏ lớp vỏ gai góc bên ngoài và múc phần gel trong suốt màu xanh nhẹ bên trong. Dằm nhuyễn gel và thoa trực tiếp lên vết sẹo theo chuyển động tròn.
Để trong nửa giờ rồi rửa bằng nước sạch. Làm như vậy 2 lần mỗi ngày.
Gel lô hội có tác dụng trị sẹo rất tốt. Ảnh minh họa: depositphotos.
2. Vitamin E
Cắt một viên vitamin E con nhộng rồi bóp lớp dầu thoa lên sẹo (có thể bạn sẽ cần nhiều hơn 1 viên).
Massage trong vòng 10 phút. Chờ tiếp 20 phút sau thì rửa sạch dầu bằng nước ấm. Lặp lại quá trình này ít nhất 3 lần mỗi ngày.
3. Mật ong
Trước khi đi ngủ, hãy thoa một lớp mật ong lên vết sẹo. Dùng một miếng băng để bọc lại và để qua đêm. Vào buổi sáng, tháo băng ra và rửa sạch với nước ấm.
Tối nào cũng làm vậy, sẹo sẽ mờ dần.
Video đang HOT
Thoa mật ong lên sẹo rồi băng lại, để qua đêm. Ảnh minh họa: wikihow.
4. Giấm táo
Hòa 4 thìa nước cất với 2 thìa giấm táo. Nhúng một miếng bông vào hỗn hợp rồi thoa lên vết sẹo. Chờ cho hỗn hợp khô trên da.
Thực hành mỗi đêm trước khi đi ngủ và rửa sạch vào buổi sáng.
5. Dầu dừa
Đun nóng một thìa dầu dừa, chỉ đun cho đến khi dầu dừa hóa lỏng thì tắt lửa. Sau đó thoa dầu dừa lên vết sẹo trong 10 phút.
Để dầu ngấm vào da trong vòng 1 giờ. Lặp lại từ 2-4 lần mỗi ngày.
6. Dầu ô liu và tinh dầu hoa oải hương
Hòa 3 giọt tinh dầu hoa oải hương với 3 thìa dầu ô liu extra-virgin. Thoa hỗn hợp lên vùng bị sẹo trong 5 phút.
Chờ 30 phút thì rửa lại bằng nước ấm. Làm như thế ít nhất 3 lần mỗi ngày.
Dầu dừa hay dầu ô liu cũng đều tốt trong việc trị sẹo. Ảnh minh họa: dreamstime.
7. Chanh
Cắt 1 lát chanh và chà lên vết sẹo trong khoảng 10 phút trước khi rửa sạch bằng nước lạnh. Mỗi ngày cứ làm 1 lần như vậy.
8. Khoai tây
Cắt một củ khoai tây thành lát có độ dày trung bình. Chà xát miếng khoai tây lên vết sẹo theo chuyển động tròn.
Khi lát khoai tây khô nước thì bỏ đi và thay thế bằng lát khác. Tiếp tục như vậy trong 20 phút rồi để sẹo khô trong 10 phút.
Rửa lại bằng nước lạnh, lặp lại quá trình này ít nhất 1 lần mỗi ngày.
Thái khoai tây thành những lát dày rồi thoa lên da. Ảnh minh họa: mealhack
9. Tinh dầu hoa hồng và dầu trầm hương
Hòa tinh dầu hoa hồng với tinh dầu trầm hương theo cùng liều lượng. Thoa hỗn hợp này lên vết sẹo.
Chờ 45 phút thì rửa sạch bằng nước ấm. Lặp lại việc này 3 lần mỗi ngày.
10. Baking soda
Chế từng chút một nước cất vào 2 thìa baking soda cho tới khi tạo thành hỗn hợp sệt. Làm ẩm vết sẹo rồi thoa hỗn hợp sệt lên đó.
Trước khi thử bất kì phương pháp nào, bạn hãy rửa sạch vết sẹo và khu vực da xung quanh. Những phương pháp này chỉ áp dụng lên sẹo, không dùng trên vết thương hở. Nếu bị ngứa hay kích ứng thì bạn hãy dừng lại ngay. Chúc bạn có làn da đều màu và không còn sẹo.
10 nguyên liệu tự nhiên giúp giảm tình trạng cháy nắng
Lô hội, trà xanh, sữa chua, dưa chuột hay mật ong là những nguyên liệu tự nhiên giúp giảm cháy nắng và chữa lành vết thương do bệnh này gây ra.
Chiết xuất lô hội: Gel chiết xuất từ lô hội rất tốt cho việc chống viêm, giữ ẩm da và chữa lành vết thương. Theo các chuyên gia, loại cây này cũng rất hiệu quả trong việc điều trị cháy nắng.
Chườm lạnh: Chườm lạnh giúp giảm đau tức thì và hạ bớt cảm giác khó chịu do cháy nắng. Tuy nhiên nếu chườm trực tiếp đá lên vết cháy nắng sẽ gây bỏng lạnh. Cách tốt nhất là đợi cho vết cháy hạ nhiệt rồi bọc đá bằng vải hoặc túi nhựa trước khi chườm lên da.
Trà xanh: Trà xanh chứa chất chống oxy hóa giúp làm dịu da và cân bằng độ pH. Quan trọng hơn, polyphenol và axit tannic có trong trà xanh cũng rất hữu hiệu trong việc hạ nhiệt vết cháy nắng và giảm đau, ngứa cho làn da.
Sữa: Sữa giàu chất chống oxy hóa như vitamin A, D, giúp bảo vệ làn da. Thực phẩm này cũng chứa nhiều axit lactic giúp tẩy tế bào chết cho da và hỗ trợ tạo lớp màng protein trên bề mặt da bị cháy nắng để hạ nhiệt, giảm đau.
Sữa chua: Axit lactic có trong sữa chua có tác dụng tẩy tế bào chết và kích thích lượng protein bên trong giúp giảm đau và đỏ da do cháy nắng.
Dưa chuột: Với hàm lượng nước cao, dưa chuột được chứng minh là một phương thuốc hiệu quả để chống lại những cơn đau do cháy nắng.
Mật ong: Mật ong là chất làm mềm da tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và hỗ trợ làm lành những vết thương do cháy nắng nhanh chóng.
Bột yến mạch: Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, bột yến mạch giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương trên da. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính chống viêm, bột yến mạch cũng có tác dụng trong việc giảm đau, kích ứng và ngứa da do cháy nắng.
Tinh dầu oải hương: Với đặc tính chống viêm, tinh dầu oải hương rất hiệu quả trong việc làm dịu cơn đau và khó chịu do cháy nắng. Ngoài da, oải hương cũng giúp giữ ẩm và giảm kích ứng cho da rất tốt.
Giấm táo: Giấm táo giúp cân bằng độ pH trên da và chống viêm hiệu quả. Đây cũng là nguyên liệu từ tự nhiên có tác dụng hỗ trợ làm lành da nhanh chóng.
Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà Nếu bạn là một tín đồ son handmade thì đừng bỏ qua cách làm son bằng củ dền cực kì đơn giản trong bài viết dưới đây. Củ dền là một trong những thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, củ dền hiện nay cũng được nhiều chị em...