1 loại củ giúp làm sạch gan, dưỡng ẩm phổi và giải độc cơ thể cực tốt: Nấu 3 món ăn ngon lại chống khô da mùa đông
Nhờ những công dụng rất tốt cho sức khỏe, bạn có thể bổ sung nguyên liệu này vào chế độ ăn uống hàng ngày để giữ ấm cơ thể và khỏe mạnh trong mùa lạnh.
Vào mùa thu đông, khí hậu dần trở nên khô lạnh, quá trình trao đổi chất trong cơ thể chậm lại, độc tố dễ tích tụ. Lúc này, điều đặc biệt quan trọng là phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thanh lọc gan, làm ẩm phổi, giải độc, giúp cơ thể điều chỉnh cân bằng nội tiết, tránh cảm giác khó chịu do thời tiết khô hanh của mùa thu đông gây ra.
Củ hoa huệ rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều loại axit amin, vitamin C, tinh bột, chất xơ,… Có tác dụng làm ẩm phổi, giảm ho, thanh lọc thải độc cho tim và làm dịu thần kinh. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng củ hoa huệ “làm săn chắc cơ thể, dưỡng khí huyết, nuôi dưỡng âm và giữ ẩm cho da khô, làm dịu tâm trí”; đặc biệt thích hợp để tiêu thụ vào mùa thu đông khi khí hậu khô hanh. Y học hiện đại cũng phát hiện ra củ hoa huệ có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Vì vậy, bạn cũng có thể bổ sung củ hoa huệ vào chế độ ăn uống hàng ngày để giữ ấm cơ thể và khỏe mạnh trong mùa lạnh.
Dưới đây là 3 món ăn mà bạn có thể nấu với nguyên liệu củ hoa huệ.
Công thức 1: Củ hoa huệ xào cần tây và tôm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
300g cần tây, 50g củ hoa huệ tươi, 50g mộc nhĩ (ngâm trước), nửa củ cà rốt (thái lát), 150g tôm (bóc vỏ và bỏ đầu), một lượng gừng và tỏi vừa phải, lượng gia vị vừa đủ, một chút hạt tiêu và rượu nấu ăn.
Cách làm món củ hoa huệ xào cần tây và tôm
Bước 1: Cần tây rửa sạch, cắt khúc. Củ hoa huệ tách rời các lớp, rửa sạch. Tôm rửa sạch, ướp với một ít rượu nấu ăn và hạt tiêu trong khoảng 10 phút. Cho nước vào nồi, đun sôi, thả củ hoa huệ và chần trong 2-3 phút. Sau đó thêm cần tây vào và chần trong khoảng 1 phút. Lấy củ hoa huệ và cần tây ra, thả vào chậu nước lạnh khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
Bước 2: Trong một nồi khác, đổ lượng dầu vừa đủ vào rồi đun nóng. Tiếp đó cho gừng, tỏi vào xào thơm. Sau đó thêm tôm vào xào đến khi chuyển màu. Kế đó bạn cho cà rốt thái lát vào xào trong 1-2 phút. Cuối cùng cho hoa huệ, cần tây vào, xào cho đến khi hoa huệ trong suốt thì nêm lượng gia vị thích hợp cho vừa khẩu vị.
Thành phẩm món củ hoa huệ xào cần tây và tôm
Sự kết hợp của món ăn này rất cân bằng dinh dưỡng. Cần tây rất giàu chất xơ, giúp làm sạch ruột. Cà rốt rất giàu vitamin A, có tác dụng bảo vệ mắt. Hương thơm của củ hoa huệ và vị ngon của tôm bổ sung cho nhau. Món ăn này không chỉ làm dễ, ăn ngon mà còn có màu sắc hấp dẫn. Đây là món ăn đơn giản và tốt cho sức khỏe mà bạn có thể dễ dàng nấu tại nhà.
Video đang HOT
Công thức 2: Canh củ sen, củ hoa huệ, lạc và tim heo
Nguyên liệu cần chuẩn bị
150g củ sen (cắt miếng), 50g củ hoa huệ tươi, 30g lạc (đã ngâm trước), 10g kỷ tử, 1 quả tim heo, 3 lát gừng, lượng gia vị thích hợp.
Cách nấu món canh củ sen, củ hoa huệ, lạc và tim heo
Bước 1: Củ sen bạn gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài rồi cắt miếng vừa ăn rồi thả vào chậu nước (hoặc ngước vo gạo) ngâm 10 phút. Lạc đã ngâm đem rửa sạch. Củ hoa huệ tách rời các lớp rồi rửa sạch. Tim heo sơ chế sạch rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút cho hết mùi tanh.
Bước 2: Cho củ sen, lạc, gừng thái lát và tim heo đã chần vào nồi, thêm lượng nước vừa phải, đun sôi trên lửa lớn rồi giảm lửa nhỏ và nấu trong 1 giờ. Sau đó thêm củ hoa huệ rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 20 phút cho đến khi nguyên liệu chín. Cuối cùng thêm lượng gia vị thích hợp cho vừa khẩu vị và kỷ tử vào.
Thành phẩm món canh củ sen, hoa huệ, lạc và tim heo
Món canh này hoàn thành rất đơn giản và có hương vị đậm đà. Củ sen giòn và sảng khoái, củ hoa huệ mềm vị ngọt như tan chảy trong miệng. Sự kết hợp giữa lạc và tim heo có thể cung cấp protein cùng lượng vitamin B dồi dào, có tác dụng xoa dịu thần kinh và tăng cường thể lực. Cả món canh thơm ngon đậm đà, rất thích hợp để bồi bổ vào mùa thu đông.
Công thức 3: Chè cam, nấm tuyết và củ hoa huệ
Nguyên liệu chuẩn bị
10g nấm tuyết (ngâm trước rồi xé thành từng miếng nhỏ), 1 quả cam, 50g củ hoa huệ, 750ml nước tinh khiết, một lượng đường phèn vừa phải.
Cách làm món chè cam, nấm tuyết và củ hoa huệ
Bước 1: Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu. Củ hoa huệ đem chần trong nước sôi khoảng 1 phút. Kỷ tử ngâm nước ấm rồi vớt ra. Cam bóc bỏ vỏ, lấy phần thịt (tép cam càng tốt).
Bước 2: Cho nấm tuyết và cam vào nồi, thêm nước rồi đun sôi trồi hạ lửa nhỏ. Nấu trong khoảng 30 phút cho đến khi nấm tuyết tiết ra chất gel sệt lại. Sau đó thêm củ hoa huệ đã chần vào, nấu trên lửa nhỏ trong 5 phút. Thêm đường phèn rồi tiếp tục đun nhỏ lửa trong 10 phút. Như vậy là một bát chè cam, nấm tuyết và củ hoa huệ thơm ngon đã sẵn sàng. Sau khi tắt lửa, bạn thêm kỷ tử (hoặc có thể cho thêm sữa tươi không đường vào nếu thích).
Thành phẩm món chè cam, nấm tuyết và củ hoa huệ
Món chè này có kết cấu hơi sánh và mùi thơm từ cam rất hấp dẫn. Tác dụng dưỡng ẩm của nấm tuyết và củ hoa huệ rất thích hợp dùng vào mùa thu đông. Vị ngọt thanh của đường phèn là điểm hoàn thiện cho toàn bộ món ăn này.
Củ hoa huệ không chỉ là nguyên liệu dùng trong Đông y mà nó còn chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng tốt trong mùa thu đông. Hương vị thanh mát của củ hoa huệ rất thích hợp để kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. 3 công thức chế biến món ăn từ củ hoa huệ này có những đặc điểm riêng, không chỉ làm phong phú thêm bàn ăn vào mùa thu đông mà còn giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Hi vọng bạn sẽ thử những món ngon từ củ hoa huệ thơm ngon này thường xuyên hơn trong mùa lạnh để cơ thể ấm áp và khỏe mạnh.
Loại quả tráng miệng được coi là 'vua dưỡng thận', đem chế biến 2 món này vừa ngon vừa bổ dưỡng
Loại quả được coi là 'vua dưỡng thận' này không chỉ là trái cây tráng miệng thơm ngon mà còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ngon.
Bạn hãy thử chế biến 2 món này vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Quả lê giúp dưỡng thận, tốt cho xương
Quả lê là trái cây được nhiều người ưa thích vì cung cấp một lượng vitamin C dồi dào. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia, nguồn dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh trong những ngày tiết trời mùa Thu như virus, vi khuẩn...
Quả lê được mệnh danh là 'vua dưỡng thận', hàm lượng nước trong quả này tới 80% đóng vai trò như một chất lợi tiểu tự nhiên. Nhờ vậy sẽ góp phần ngăn ngừa nguy cơ viêm thận một cách hiệu quả. Hàm lượng kali và natri trong quả lê tương đối thấp, không gây áp lực lên thận và đảm bảo thận hoạt động ổn định. Cùng với đó, hàm lượng chất xơ dồi dào trong quả còn hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn.
Theo chuyên gia, các chất ôxy hóa mạnh là flavonoid và hợp chất phenolic có trong quả lê còn có tác dụng chống viêm, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch và tiểu đường. Ngoài ra, các khoáng chất như canxi, phốt pho, magiê... ở trong quả lê cũng đem lại tác dụng xây dựng và duy trì hệ xương chắc khỏe.
Không chỉ được dùng làm loại trái cây tráng miệng thơm ngon, quả lê được dùng làm nguyên liệu để chế biến một số món ăn bổ dưỡng cho sức khỏe. Chỉ với một quả lê, bạn có thể tham khảo cách chế biến 2 món chè ngon, bổ dưỡng dưới đây:
Món ăn chế biến từ quả lê
* Chè quả lê nấu cùng củ năng
1 quả lê
150gr ý dĩ
5 củ năng hay củ mã thầy
Vài quả kỷ tử
Đường phèn
* Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên bạn đem vo sạch ý dĩ rồi ngâm trong nước khoảng 1 giờ. Củ năng gọt vỏ, cắt miếng vừa ăn; lê gọt vỏ, thái miếng vừa ăn.
Bước 2: Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, bạn cho lê, ý dĩ, củ năng vào nồi rồi thêm lượng nước vừa phải, đun sôi lên rồi hạ nhỏ lửa để hầm trong khoảng 30 phút. Bạn kiểm tra thấy hạt ý dĩ chín mềm thì cho thêm lượng đường phèn thích hợp, cuối cùng cho kỷ tử vào đun cùng thêm vài phút là được.
Nếu bạn thích ăn lê có vị giòn, khi đun bạn lưu ý là nấu chín ý dĩ và củ năng trước, sau đó chỉ thêm quả lê vào nấu chung trong khoảng 10 phút còn lại. Món quả lê nấu cùng củ năng ăn có vị ngọt thanh của lê, giòn ngon của củ năng và bùi thơm của ý dĩ giúp lưu thông máu, bồi bổ cơ thể rất tốt.
Chè quả lê nấu cùng củ năng, ý dĩ giúp giải độc cơ thể, lưu thông máu tốt
* Chè sen hấp quả lê
* Nguyên liệu làm chè sen hấp quả lê
1 quả lê
100gr hạt sen
50gr đường trắng
Cách làm:
Quả lê đem gọt vỏ, cắt ngang phần đầu và giữ lại phần cuống lê. Sau đó, bạn dùng muỗng khoét lấy một phần ruột của quả lê. Tiếp đến, đặt quả lê vào trong một bát to rồi bỏ hạt sen vào trong lòng quả, thêm đường vào. Nếu dùng hạt sen khô, bạn cần ngâm, hấp trước. Ở phía ngoài, bạn cho hết phần thịt quả lê đã được nạo ra vào xung quanh rồi thêm phần đường còn lại, cho thêm xíu nước. Cuối cùng bạn cho vào hấp khoảng 30 phút là được.
Mùa thu đến, hãy nhớ làm món này ăn thường xuyên sẽ giúp bổ tỳ và dưỡng da căng mịn, bóng đẹp Món ăn này tận dụng các nguyên liệu theo mùa kết hợp với nhau giúp loại bỏ tình trạng khô da, duy trì sức khỏe tổng thể. Khi mùa thu về, không khí mát mẻ hơn nhưng cũng đồng nghĩa bắt đầu có sự khô hanh đặc trưng của mùa thu. Thời tiết thay đổi, để cơ thể thích nghi chúng ta cũng...