1 chỗ trong căn bếp có thể tận dụng cất đồ cực ổn mà các mẹ không ngờ tới: Sạch sẽ, tiết kiệm không gian!
Vì sự phức tạp của các đường ống ở không gian dưới bồn rửa ở nhà nên chúng ta thường không biết phải làm gì với nó.
Hôm nay, hãy cùng xem cách giải quyết không gian vô dụng và cất giữ dưới bồn rửa này nhé!
1. Các giải pháp lưu trữ tốt nhất
* Sử dụng thanh ống lồng kết hợp với giỏ đựng đồ
Nếu đường ống quá phức tạp, bạn cũng có thể cố định trực tiếp một thanh ống lồng ở bên ngoài. Những chai tẩy rửa có vòi phun có thể được bảo quản tốt khi đặt ở đó.
Hãy tiến hành đo kích thước trước khi mua và cố định hai thanh ống lồng cao và thấp trong quá trình lắp đặt để giỏ đựng tạo thành một bề mặt ngiêng để dễ dàng lấy đồ.
Khi kết hợp với giỏ đựng đồ, bạn có thể đặt một số đồ đựng, miếng cọ rửa dự phòng và các dụng cụ nhà bếp khác.
- Ưu điểm: Nó rất linh hoạt trong quá trình lắp đặt và giúp sử dụng hiệu quả không gian theo chiều dọc.
- ️Nhược điểm: Chậu rửa đôi hoặc tủ có chiều dài rộng hơn sẽ không phù hợp. Mang trọng lượng quá lớn có thể khiến phần ở giữa bị uốn cong.
* Sử dụng kệ đựng đồ
Không giống như thanh ống lồng, những chiếc kệ có phần đáy cố định mọi vật dụng, tạo ra sự ngăn nắp hơn trong thẩm mỹ. Khi muốn giới hạn chiều dài, bạn có thể sử dụng hai kệ ống lồng hoặc giỏ đựng đồ.
Video đang HOT
Với giỏ đựng đồ, bạn có thể đặt nồi, nắp đậy, dụng cụ làm bánh, dụng cụ vệ sinh các vật dụng…
- Ưu điểm: Không gian theo chiều dọc có thể được chia thành ba phần để tận dụng chiều cao hiệu quả hơn. Thích hợp cho bồn rửa có không gian rộng hơn.
- ️Nhược điểm : Giá hơi đắt so với các loại thanh ống lồng.
* Kệ đựng đồ dạng kéo
Kệ đựng đồ kiểu này giúp giải quyết vấn đề không có ngăn kéo dưới bồn rửa. Rất thiết thực để đựng dụng cụ vệ sinh, chậu, v.v. Những vật dụng ít sử dụng có thể đặt ở bên trong, những vật dụng thường xuyên sử dụng có thể đặt trên cửa.
- Ưu điểm: Nó có thể được kéo ra và lấy đi một cách dễ dàng.
- ️Nhược điểm: Đường ống phức tạp và không thể sử dụng được.
2. Sử dụng cửa tủ một cách khéo léo
Việc này giúp bạn có thêm không gian đựng đồ.
Các loại móc và miếng lưới được kết hợp với nhau nên bạn có thể treo bất cứ thứ gì bạn muốn, kể cả những đồ dùng nhà bếp rời rạc mà bạn không biết cách phân loại.
Cần lưu ý không nên treo những vật dụng trên cửa tủ quá nặng hoặc tương đối lớn. Thứ nhất, bạn sẽ lo lắng về vấn đề chịu lực của cửa tủ. Thứ hai, nếu kích thước quá lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của cửa tủ.
3. Mẹo cất đồ dưới bồn rửa chén
Trước khi lên kế hoạch lưu trữ, hãy dọn dẹp không gian.
Khu vực dưới bồn rửa tương đối ẩm ướt nên nếu muốn dự trữ thực phẩm thì cần sử dụng các loại hộp đựng chống thấm nước.
Trong một căn bếp nhỏ, nơi không gian bị hạn chế, không gian dưới bồn rửa rất quan trọng. Với một số kỹ năng và dụng cụ bổ sung, có thể làm cho căn bếp trở nên gọn gàng hơn.
Hàng xóm sang nhà tôi nhìn thấy 7 thứ này lập tức gọi 2 tiếng: Sư phụ!
Được hàng xóm khen ngợi khiến tôi phổng mũi.
Hàng xóm của tôi vừa "bát ngát" đi du lịch 2 tháng trời, trong thời gian đó, nhà tôi cũng bận rộn không kém vì phải tất bật cho công cuộc cải tạo nhà.
Ngay khi cô ấy vừa trở về, tôi lập tức mời sang chơi, và không ngoài dự đoán, cô ấy hoàn toàn choáng ngợp trước sự thay đổi của ngôi nhà. Đặc biệt, có 7 chi tiết khiến cô ấy khen mãi không thôi, làm tôi có cảm giác sắp phổng cả lỗ mũi!
1. Dùng mặt sau cửa tủ để làm nơi lưu trữ
Mặt sau tủ bếp là khu vực dễ bị mọi người bỏ qua, nhưng với tôi đây là nơi rất tiềm năng để lưu trữ đồ dùng. Bằng cách gắn móc treo inox lên trên, tôi đã tạo ra 1 không gian tiện lợi để treo tất tần tật các loại dụng cụ nhỏ gọn. Quan trọng nhất, cách làm này không chỉ chứa đồ tiện lợi mà còn giúp "giấu" đồ hiệu quả, từ đó cảm giác rộng rãi, gọn gàng cho căn bếp.
2. Tận dụng 10cm sau cửa phòng
Đừng coi nhẹ 10cm đằng sau cánh cửa phòng khi mà có thể tận dụng nó để lắp đặt 1 chiếc tủ mỏng đựng đồ. Nhà tôi dùng nó để đựng các loại đĩa CD vì tôi khá thích sưu tầm món này. Tôi gợi ý cho bạn thân và cô ấy cũng thiết kế 1 chiếc tủ y chang, nhưng khác là dùng để trưng túi xách.
3. Tạo ngăn kéo mỏng trên máy rửa bát
Máy rửa bát nhà tôi cao 80cm, khi lắp âm vào tủ bếp thì còn thừa khoảng trống tầm 8cm. Vậy nên tôi tận dụng để thiết kế 1 ngăn kéo mỏng ở đây. Đúng là chúng nhỏ và nông nhưng hữu dụng lắm, vì có thể đựng được kha khá đồ dùng nhà bếp.
4. Tủ mỏng trên bồn cầu
Cô hàng xóm thích nhất thiết kế này của nhà tôi, đó là tủ mỏng trong nhà tắm, được đặt ngay phía trên bồn cầu. Chiếc tủ này không hề làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như diện tích sử dụng, lại có thể lưu trữ hiệu quả các loại đồ dùng nhà tắm. "Giấu" đồ kiểu này tôi thấy vừa đẹp mắt vừa tiện lợi, không phải kiêu chứ tôi thấy mình quá đỉnh khi chọn lắp đặt thiết kế này trong quá trình cải tạo nhà.
5. Tận dụng ống khói làm tủ mỏng
Thông thường, bao quanh ống khói bếp sẽ để lại khoảng trống tầm 40cm. Vậy nên tôi đã tận dụng để làm một chiếc tủ mỏng. Điều này không nằm trong kế hoạch ban đầu của gia đình, chúng phát sinh trong quá trình cải tạo nhưng tính hiệu quả thì bền theo thời gian.
Độ sâu của tủ chỉ cần khoảng 10cm là đã đủ rộng để lưu trữ các loại gia vị nhà bếp. Nếu thích thiết kế này, bạn có thể lắp đặt thêm cửa tủ để "giấu" đồ tiện lợi.
6. Tận dụng tối đa không gian dưới bồn rửa bát
Không gian dưới bồn rửa bát trong bếp nếu biết cách tận dụng cũng có thể kiếm được khoảng một mét vuông diện tích lưu trữ. Nhiều người bỏ phí khu vực này chứ tôi thì không bao giờ!
Ở đây, tôi lắp hai thanh treo để co giãn, loại có độ ngiêng trước sau, rồi đặt các giỏ đựng đồ vào. Tôi chia không gian thành hai tầng, ở dưới tầng dưới, tôi đặt thêm 1 số hộp lưu trữ nhỏ để thuận tiện lấy ra cất vào bất cứ khi nào cần dùng.
Như vậy, tầng trên tôi sẽ dùng để đựng các loại túi rác hoặc những đồ có trọng lượng nhẹ. Còn tầng dưới thì đựng đồ nặng hơn, ví dụ như xoong nồi ít dùng hoặc các dung dịch vệ sinh nhà cửa.
7. Lắp giá kéo phía trên máy giặt
Đây là thiết kế tôi ưng nhất trong nhà, lúc lắp đặt cũng không nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy có 1 khoảng trống vừa đủ nên có thể tạo thêm 1 giá kéo mà thôi.
Hàng xóm hỏi thiết kế này có chức năng gì, kỳ thực tôi cũng không rõ mục đích ban đầu, nhưng vẫn luôn dùng nó mỗi ngày. Cụ thể, khi giặt quần áo xong, tôi sẽ luồn quần áo vào móc và treo chúng tạm lên cái giá này. Sau khi treo xong tất cả quần áo, tôi lấy chúng ra ngoài ban công để treo lên móc phơi. Bằng cách này, tôi chỉ cần di chuyển 1 lần, không cần thao tác lặp lại nhiều lần.
Cách sắp xếp tủ dưới gầm bồn rửa bát "siêu" gọn gàng chỉ với 50 nghìn đồng Tủ dưới gầm bồn rửa bát cũng là nơi rất quan trọng cần sắp xếp gọn gàng để đảm bảo sự sạch sẽ trong bếp, tránh gián mối xâm nhập. Trong không gian bếp của mỗi gia đình, tủ dưới gầm bồn rửa bát không chỉ là nơi lưu trữ nhiều đồ đạc mà còn phản ánh phong cách và cách sống của...