Zalo tiếp tục là ứng dụng liên lạc hàng đầu của người Việt
Khảo sát của Decision Lab quý IV/2021 tiếp tục khẳng định vị trí số một của Zalo trong việc kết nối các mối quan hệ, đồng thời cho thấy sự tăng trưởng mạnh năm 2021.
Theo báo cáo “The Connected Consumer Q4 2021″ vừa được Decision Lab công bố, các nền tảng mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin tại thị trường Việt Nam có sự chuyển dịch lớn quý cuối năm ngoái. Khi được hỏi dùng ứng dụng nào để liên lạc với người thân, 48% số người tham gia khảo sát đưa ra đáp án là Zalo. Trong khi đó, con số này của Facebook và Messenger lần lượt là 27% và 20%.
Zalo là ứng dụng phổ biến nhất được người Việt dùng để liên lạc, kết nối gia đình và người thân yêu.
Báo cáo cũng nhận định Zalo đang là nền tảng trong nước có thể sánh vai và soán ngôi những gã khổng lồ quốc tế. Xét theo độ tuổi, Zalo được yêu thích nhất ở thế hệ Gen X và Y với tỷ lệ 55%, bỏ xa ứng dụng thứ hai với tỷ lệ lần lượt là 29% và 25%.
Messenger xếp thứ ba với 10% ở Gen X và 17% Gen Y. Ở nhóm tuổi Gen Z cũng ghi nhận sự tăng trưởng của Zalo khi lần đầu tiên vượt Facebook để trở thành ứng dụng yêu thích số hai, kém 2% so với ứng dụng dẫn đầu là Messenger.
Video đang HOT
Zalo là ứng dụng phổ biến nhất thế hệ X và Y dùng để liên lạc người thân, bạn bè.
Zalo được 33% người dùng trực tuyến xem là ứng dụng chính trong cuộc sống hàng ngày, tăng 10% điểm so với quý III. Điều này chứng tỏ Zalo ngày càng phổ biến và cần thiết trong cuộc sống của người Việt. Trong khi đó, Facebook giảm 5% từ 44% xuống còn 39%. YouTube duy trì ở mức 20% so với quý trước.
Không ngừng nghiên cứu, cho ra đời những tính năng phục vụ nhu cầu liên lạc, kết nối của người Việt, Zalo đang chứng minh sự hữu ích và thấu hiểu nhu cầu của người dùng trong nước.
Zalo tăng 10% điểm, trở thành ứng dụng chính của người Việt ở mọi lứa tuổi.
Trong năm 2021, Zalo giúp chuyển đi 620 tỷ tin nhắn, 52 tỷ phút gọi video, 14 tỷ thông báo khẩn về Covid-19, giúp người dân kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của đại dịch.
Ngoài giữ vai trò kết nối cộng đồng, Zalo cũng phát triển một số tính năng kêu gọi người dân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau về lương thực, nhu yếu phẩm, thuốc men… cùng vượt qua giai đoạn khó khăn của dịch Covid-19.
Ngoài ra, ứng dụng nhắn tin này đồng hành cùng nhiều hoạt động đời sống, xã hội như hỗ trợ làm căn cước công dân, bầu cử, tiêm vaccine, tra cứu điện nước. Ứng dụng hiện vượt qua mốc 70 triệu người dùng thường xuyên.
Zalo đồng hành cùng nhiều hoạt động đời sống, xã hội của người Việt.
Theo Decision Lab, với những nỗ lực trong việc thấu hiểu nhu cầu người dùng, đồng hành cùng các sự kiện xã hội, Zalo trở thành nền tảng không thể thiếu trong đời sống người Việt. Trước đó, báo cáo của Adsota giữa năm 2021 cũng công bố Zalo là ứng dụng nhắn tin được người Việt yêu thích nhất, đẩy Messenger về vị trí thứ hai sau nhiều năm đứng đầu bảng.
Người Việt tiêu tốn nhiều giờ mỗi ngày cho ứng dụng di động, mạng xã hội
Nhóm người dưới 26 tuổi tại Việt Nam dành hơn 7 tiếng mỗi ngày cho các ứng dụng trên di động với những app phổ biến như Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee...
Một nghiên cứu trực tuyến do Q&me thực hiện trên một số người dùng tại Việt Nam cho thấy, thời gian sử dụng các ứng dụng di động của người Việt tăng cao hơn so với năm trước; số lượng các ứng dụng mỗi người dùng tăng lên và đa dạng hơn. Điều này có thể đến từ thời gian giãn cách xã hội vì dịch bệnh trong năm 2021.
Theo số liệu từ nghiên cứu này, trung bình mỗi ngày, người dùng Việt dành ra 6,1 giờ sử dụng các ứng dụng trên điện thoại di động. Con số này tăng cao hơn so với con số trung bình năm 2020 là 5,7 giờ. Trong đó, nhóm người có độ tuổi dưới 26 thường có thời gian sử dụng lâu hơn, với hơn 7 giờ mỗi ngày.
Nhiều người dùng mạng xã hội thích xem và mua sắm qua hình thức livestream trên mạng xã hội.
Nhu cầu sử dụng tăng cao, số lượng ứng dụng trên điện thoại cũng tăng lên với con số 25,7 ứng dụng so với 22,1 ứng dụng của năm 2020. Trong đó, tỷ lệ sử dụng nhiều ứng dụng cũng tập trung ở nhóm người dưới 26 tuổi.
Người dùng Việt dành 1/5 thời gian sử dụng mỗi ngày dành cho các ứng dụng mạng xã hội, xem video, tin nhắn/cuộc gọi trực tuyến. Thời gian sử dụng còn lại dành cho các ứng dụng chơi game, tìm kiếm hay mua sắm online.
Năm 2021 có nhiều ứng dụng di động hơn, tuy nhiên, các ứng dụng được sử dụng nhiều nhất vẫn là Facebook, Youtube, Zalo, Tik Tok, Facebook Messenger, Shopee. Các ứng dụng này chiếm tới 60% thời gian sử dụng của người dùng điện thoại tại Việt Nam.
Tik Tok tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành ứng dụng phổ biến hơn, nhất là trong giới trẻ. Thống kê cho thấy, tỷ lệ người dùng ứng dụng này tăng từ 34% (năm 2020) lên 53% (năm 2021); thời lượng sử dụng ứng dụng này tăng lên gấp đôi, từ 4 lên 8% trong năm 2021. Zalo có mức tăng trưởng từ 7 lên 8%. Ở chiều ngược lại, thời lượng sử dụng Facebook của người dùng tại Việt Nam giảm từ 25% (năm 2020) xuống còn 20% (năm 2021).
Trước đó, số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy các mạng xã hội xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook, YouTube, TikTok đang chiếm ưu thế so với mạng xã hội trong nước. Theo thống kê, Facebook có khoảng 65 triệu thành viên Việt Nam, YouTube có khoảng 60 triệu và TikTok khoảng 20 triệu người dùng.
Nghiên cứu của Q&me cũng cho thấy, tỉ lệ người sử dụng các ứng dụng mua sắm và thanh toán trực tuyến đều tăng lên trong năm qua. Những người sử dụng ứng dụng trên di động đã tăng lên tới 68% so với con số 61% của năm 2020, trong đó, Shopee và MoMo là các ứng dụng dẫn đầu của những xu hướng này.
Zalo đã khắc phục lỗi trên PC Ứng dụng Zalo trên máy tính đã hoạt động trở lại, phía Zalo vẫn chưa thông tin lý do ứng dụng này gặp sự cố sáng nay. Theo một số người dùng Zalo, từ 13h hôm 13/10, ứng dụng Zalo trên PC đã hoạt động bình thường trở lại. Việc gửi và nhận tin nhắn trên máy tính đã thông suốt. Trả lời...