YouTube năm 2005 – kiện tụng và bản quyền
Tương tự như Amazon hay iTunes, sau khi tên miền được mua vào ngày 14/2/2005, YouTube đã trải qua nhiều bước ngoặt nhưng luôn dính tới vấn đề bản quyền và các bê bối.
Được thành lập bởi Steve Chen và Chad Hurley, YouTube ngay sau khi xuất hiện đã gây chú ý. Đóng góp lớn là việc người trẻ đã tạo nội dung cho trang web từ trước khi họ có thể kiếm tiền từ chúng. Tuy nhiên, ngay cả các nhà sáng tạo nội dung lâu đời nhất của nền tảng khi đó cũng chưa nghĩ đến việc tạo ra sản phẩm của mình trên đây.
Thực tế, đã có một số trang web chia sẻ video khác trong năm 2005, bao gồm Clipshack, VSocial, Grouper, Metacafe, Revver và OurMedia. Ngay cả Vimeo, ra mắt tháng 11/2004 đã có mặt khi YouTube xuất hiện.
Hình ảnh YouTube thời gian đầu.
Web 2.0 đầy hứa hẹn và kiện tụng
Tháng 12/2005 là cột mốc quan trọng với YouTube khi “ Lazy Sunday”, một video rap hài hước của Andy Samberg và Chris Parnell tại chương trình Saturday Night Live xuất hiện. Mọi người bấy giờ muốn chia sẻ “Lazy Sunday” lên YouTube, song NBC – đơn vị sở hữu không muốn ai xem nó trên bất cứ phương tiện nào khác ngoại trừ các kênh trực thuộc như NBC.com.
Mỗi khi ai đó tải video lên YouTube, công ty lại phải gỡ xuống lập tức. Tất nhiên, điều này xảy ra trước khi YouTube phát triển công nghệ tự động nhận dạng nội dung có bản quyền Content ID, được giới thiệu vào năm 2007.
Đến nửa đầu 2006, YouTube đã được công nhận là một phần cuộc cách mạng Web 2.0 bắt đầu chỉ vài năm trước đó. Sau phiên bản đầu ra đời năm 2000, phiên bản 2.0 mang tính tương tác nhiều hơn. Các trang web như MySpace (ra mắt tháng 8/2003), Flickr (ra mắt tháng 2/2004) và YouTube đã cách mạng hóa cách người dùng tương tác trực tuyến. Wikipedia thành lập tháng 1/2001 cũng được cho là một phần cuộc cách mạng năm 2000.
“Lazy Sunday”, video rap hài hước của Andy Samberg và Chris Parnell ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử YouTube.
Theo Gizmodo, YouTube được xây dựng dựa trên các nội dung vi phạm bản quyền, nhưng điều đó không ảnh hưởng quá nhiều đến số tiền họ kiếm được. Ngược lại, ngày 9/10/2006, Google thông báo họ đã mua YouTube bằng cổ phiếu với giá 1,65 tỷ USD.
Nhiều người nghĩ Google thật điên rồ khi mua một công ty về chia sẻ video phụ thuộc quá nhiều vào những nội dung vi phạm bản quyền, mặc cho công ty khi đó cũng có dịch vụ chia sẻ video trực tuyến là Google Video.
Năm 2007, YouTube bắt đầu nghiêm túc việc kiếm tiền từ nội dung trên nền tảng, đưa ra rất nhiều chiến lược khác nhau và đạt được nhiều thỏa thuận hơn với các công ty truyền thông. Các nhà bình luận tài chính bắt đầu tin tưởng Google đang đi đúng hướng. Đây cũng là năm YouTube giới thiệu Content ID.
‘Cuộc bầu cử YouTube’
Một video trên YouTube đăng tải ngày 16/1/2007 với thượng nghị sĩ Barack Obama đã tuyên bố thành lập ủy ban vận động cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Video “Barack Obama: Dự định của tôi trong năm 2008″ hiện vẫn có thể xem trên nền tảng này.
7 trong số 16 người chạy đua cho chức tổng thống năm 2008 đã tuyên bố tranh cử trên YouTube. Barack Obama thậm chí tải 1.800 video lên kênh của mình trong suốt cuộc vận động, đạt hơn 110 triệu lượt xem tính đến ngày diễn ra bầu cử. The New York Times khi đó bình luận “YouTube nhanh chóng trở thành nguồn tin đầu tiên của mọi thông tin chính trị. Tuyên truyền bằng YouTube nhanh hơn mọi cách khác”.
Theo nghiên cứu năm 2009 từ Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục và Thông tin UCLA, YouTube đóng góp đáng kể trong công cuộc đổi mới các phương tiện truyền thông, vẽ ra bối cảnh tiềm năng của Internet trong việc dân chủ hóa các mối liên kết văn hóa, giáo dục và xã hội, mang đến cho mọi người cơ hội tham gia vào quá trình xây dựng văn hóa thay thế, nền dân chủ cơ sở và tái thiết xã hội.
Nhiều người gọi chiến dịch tranh cử của cựu Tổng thống Obama nằm 2008 là “Cuộc tranh cử YouTube”.
Xa hơn, bài báo lập luận những người tạo ra nội dung cũng như xem video YouTube đang phối hợp xây dựng một không gian, nơi mọi người có thể tôn trọng lẫn nhau và làm việc trong một xã hội bình đẳng.
Theo Pew Research Center, YouTube không ngừng phát triển và lớn mạnh trong suốt những năm 2010. Vào năm 2018, nó trở thành nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất lứa tuổi thanh thiếu niên. Khảo sát cho thấy nếu 51% cá nhân từ 13-18 tuổi sử dụng Facebook thì với YouTube, con số này lên tới 85%.
Còn với Gizmodo, YouTube xuất hiện trong tâm trí người trẻ suốt những năm 2010, nhưng phần lớn lại mang đến tác động không mấy tích cực. Tờ báo này chỉ ra việc một kênh dành cho trẻ em cực kỳ nổi tiếng bị cáo buộc quảng cáo sản phẩm lừa đảo cho hàng triệu trẻ nhỏ. Theo The New York Times, các thuật toán thường đề xuất video trẻ em chơi đùa tại nhà cho những người xem có xu hướng ấu dâm.
Theo Zing
Youtube tạm khóa MV 'Gánh mẹ' vì tranh chấp bản quyền
Trên kênh Lý Hải Production, MV "Gánh mẹ" đã trong tình trạng vô hiệu hóa vì phát sinh khiếu nại bản quyền.
Ngày 19/2, video âm nhạc Gánh mẹ được thể hiện bởi nhạc sĩ Quách Beem phát hành trên kênh Youtube Lý Hải Production đã tạm ngừng hoạt động.
MV Gánh mẹ tạm ngưng hoạt động.
Trên trang cá nhân, LS. Phan Vũ Tuấn, người đại diện của tác giả Trương Minh Nhật, viết: "Trong một diễn biến song song với phiên làm việc tại tòa, vụ kiện Gánh mẹ của nhà thơ Trương Minh Nhật với Lý Hải Production và Quách Beem, Youtube đã gỡ bỏ clip bài hát Gánh mẹ - OST phim Lật mặt 4. Youtube lặng lẽ thực hiện theo quan điểm pháp lý của họ".
Tuy nhiên, thực tế đây chỉ là hoạt động của thuật toán Youtube. Căn cứ vào bộ Nguyên tắc cộng đồng nằm trong chính sách hoạt động và phát triển của Youtube, khi video bị khiếu nại bản quyền, công cụ của mạng xã hội này sẽ tự động chạy thuật toán vô hiệu hóa video đó trong suốt thời gian diễn ra tranh chấp. MV Gánh mẹ chưa bị gỡ bỏ và đây hoàn toàn là công cụ tự động chứ không thể hiện quan điểm pháp lý gì của Youtube.
Sáng nay 20/2, tác giả Trương Minh Nhật, LS. Vũ Tuấn và ekip đã đến TAND TP.HCM trong buổi làm việc thứ 3. Phản hồi với VietNamNet, LS. Vũ Tuấn cho biết phía Quách Beem vắng mặt trong buổi này, phía Lý Hải cử một người đại diện theo ủy quyền mới. Vì vậy, người đại diện này chưa tiếp cận hồ sơ nên các bên chưa thể nêu ý kiến gì, buổi làm việc thứ 3 tiếp tục hoãn.
Tác giả Minh Nhật và LS. Vũ Tuấn tại tòa sáng 20/2.
Trước đó, trên trang cá nhân, LS. Vũ Tuấn cũng từng lập luận chỉ ra rằng Lý Hải không ngay tình trong tranh chấp quyền tác giả giữa Quách Beem và ông Trương Minh Nhật.
Vị này cho rằng hợp đồng dịch vụ ký kết giữa Lý Hải và Quách Beem vào ngày 4/03/2019 trong khi giấy chứng nhận quyền tác giả của Quách Beem lại được cấp vào ngày 24/04/2019 (tức 49 ngày sau). Chưa kể, MV Gánh mẹ được đăng tải trên kênh Youtube Lý Hải Production vào ngày 22/04/2019 là trước cả ngày Quách Beem được cấp giấy chứng nhận quyền tác giả.
Luật sư này nói thêm, tại Điều 3 của Hợp đồng mua bán bài hát giữa Lý Hải và Quách Beem có ghi rõ: Bên A (tức Quách Beem) cam kết đăng ký quyền tác giả và cung cấp cho Bên B trong vòng 5 ngày sau khi ký hợp đồng này.
"Như vậy, ngay từ đầu, trong hợp đồng giữa Quách Beem và Lý Hải đã không hề tồn tại một cái gì chắc chắn chứng minh rằng Quách Beem là tác giả của ca khúc Gánh mẹ", anh Vũ Tuấn cho biết.
Nghe lại bài "Gánh mẹ" do Quách Beem thể hiện:
Theo viet nam net
YouTube kiện người dùng giả danh chủ sở hữu bản quyền để tống tiền YouTube vừa đệ đơn kiện một người dùng do lạm dụng hệ thống báo cáo vi phạm bản quyền với mục đích tống tiền các YouTuber. Theo Engadget, vụ kiện cáo buộc Christopher Brady (bang Nebraska, Mỹ) đã gửi hàng chục báo cáo vi phạm Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ (DMCA) đến các YouTuber, trong đó tuyên bố...