YOLA nhận vốn 10 triệu USD từ Kaizen Private Equity
Với 14 trung tâm tại Hà Nội và TP. HCM, YOLA đã đào tạo thành công khoảng 30.000 học viên, với hơn 10.000 sinh viên đang du học.
Ảnh minh họa
Kaizen Private Equity (Kaizen PE), quỹ chuyên đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại các thị trường mới nổi, vừa công bố rót vốn 10 triệu USD vào tổ hợp giáo dục YOLA. Đây cũng là thương vụ đầu tư đầu tiên của Kaizen PE tại Việt Nam.
YOLA là công ty được thành lập bởi Ngô Thùy Ngọc Tú, Phạm Anh Khoa và một số cựu du học sinh khác. Công ty chuyên sâu vào chương trình luyện thi tiếng Anh, chương trình đào tạo Anh ngữ dành cho thanh thiếu niên; tổ chức trại hè tại Mỹ và các khóa học về kỹ năng, hoạt động ngoại khóa.
Video đang HOT
Với 14 trung tâm tại Hà Nội và TP. HCM, YOLA đã đào tạo thành công khoảng 30.000 học viên, với hơn 10.000 sinh viên đang du học.
Ông Sandeep Aneja, nhà sáng lập và Đối tác quản lý của Kaizen PE, cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng ngành giáo dục Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong 5 năm tới và rất vui khi YOLA là khoản đầu tư đầu tiên của Kaizen PE vào Việt Nam. Chúng tôi mong muốn có nhiều thương vụ đầu tư hơn trong tương lai gần”.
Trước đó, vào tháng 8/2017, Mekong Enterprise Fund III, quỹ đầu tư do Mekong Capital quản lý, đã công bố đầu tư 4,9 triệu USD vào công ty cổ phần YOLA.
Khoản đầu tư giúp YOLA mở thêm các trung tâm mới trên toàn quốc, đồng thời cải thiện chất lượng dạy và học, cũng như cơ sở vật chất cho các trung tâm hiện hành.
Thành lập năm 2009, YOLA khá nôi tiêng với cac chương trinh luyên thi phục vụ cho việc du học (IELTS, TOEFL, SAT, GMAT), chương trình đào tạo Anh ngữ dành cho thanh thiếu niên, trại hè va các khóa học về kỹ năng và ngoại khoá.
Ngô Thùy Ngọc Tú – Chủ tịch YOLA từng được Tạp chí Forbes Việt Nam vinh danh trong Top 30 under 30 năm 2015. Cô cũng là người dẫn dắt buổi nói chuyện giữa cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và thanh niên Việt Nam vào năm 2016.
Phạm Anh Khoa, CEO YOLA là người sáng lập và cựu chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận VietAbroader, mạng lưới du học sinh Việt Nam tại nước ngoài thành lập từ năm 2004 với trên 20 nghìn thành viên.
Theo theleader
Học sinh VN phải học tiếng Việt trong trường có vốn đầu tư nước ngoài
Bộ GD-ĐT vừa đưa ra lấy ý kiến góp ý thông tư quy định chi tiết một số điều của Nghị định 86/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
Học sinh đọc sách trong thư viện một trường quốc tế tại VN - Ngọc Dương
Nội dung cụ thể quy định việc tích hợp chương trình giáo dục của VN với chương trình giáo dục của nước ngoài. Đáng chú ý là nội dung giáo dục bắt buộc với người học là công dân VN học tập trong các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó, với giáo dục mầm non là chương trình tiếng Việt (không ít hơn 2 lần/ tuần, mỗi lần từ 25 - 35 phút). Với giáo dục tiểu học gồm chương trình tiếng Việt (không ít hơn 140 phút/tuần cho tất cả các khối) và chương trình VN học (không ít hơn 70 phút/tuần cho lớp 4, 5). Với giáo dục THCS và THPT, nội dung bắt buộc là chương trình VN học (không ít hơn 90 phút/tuần). Giáo viên là người VN và ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.
Riêng với cơ sở giáo dục ĐH, công dân VN theo học tại các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài, phân hiệu có vốn đầu tư nước ngoài và chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài phải học các môn bắt buộc theo quy định hiện hành với cơ sở giáo dục ĐH VN.
Theo Thanh niên
Học bổng trị giá tới 3.800 SGD tại Học viện MDIS, Singapore Tham gia hội thảo Giáo dục MDIS-Singapore tại Việt Nam ngày 19-21/7, học sinh có cơ hội nhận học bổng tới 3.800 SGD từ các chương trình MDIS cung cấp. Học viện MDIS là trường tư thục phi lợi nhuận hoạt động lâu đời nhất tại Singapore và thuộc top 2 trường tư thục tốt nhất tại Singapore, đạt chuẩn quốc tế. Với...