Yêu và chia ly!
Có ai đó đã từng nói rằng “cuộc sống cuối cùng còn lại cũng chỉ là tình yêu”, ai cũng biết như vậy nhưng thử hỏi có ai không bị ma lực của đồng tiền cuốn đi và có lẽ em cũng vậy.
Em khác anh từ hoàn cảnh, suy nghĩ, cách sống… cũng có lẽ bởi hoàn cảnh lớn lên đã chi phối em và anh điều đó.
Em chăm chỉ, tiết kiệm cố gắng vươn lên bằng chính đôi chân của mình, phấn đấu không ngừng và luôn tự lập khác hẳn với anh. Từ nhỏ anh đã sinh ra trong gia đình khá giả nên được bố mẹ lo cho từ A đến Z. Không phải phấn đấu học tập, ra trường cũng được mẹ lo cho một công việc lương cao nhàn hạ. Lúc nào cũng được bố mẹ lo cho.
Em không thể quên được những ngày đầu ra trường cầm hồ sơ đi xin việc ngoài quê mình đi đâu cũng bị từ chối vì “Nhất tiền nhì quyền” mà cả hai thứ em đều không có.
Em những tưởng cũng không thể quên được những ngày đầu ở nơi đất khách em đã phải xếp giấy vàng mã để có tiền trong lúc chờ công việc và cũng không thể quên những lần ngồi trên xe vào Nam ra Bắc ngất ngư mùi xăng để đi xin việc.
Video đang HOT
Và em đã tự hứa với bản thân rằng em phải thành công. Em sẽ có một công việc tốt và chắc chắn rằng cuộc sống không phụ em, sẽ có nơi cần bằng cấp của em hơn ở miền quê – nơi sinh ra em nhưng cũng đã ruồng bỏ đứa con ruột thịt.
Em cũng không thể nghĩ rằng em lại yêu anh nhiều đến như vậy. Em đã dự đoán rằng khi đi xa, cuộc sống nơi đô thị tấp nập sẽ cuốn em đi và anh sẽ còn là dĩ vãng. Em sẽ thực hiện được những dự định của mình, sẽ kiếm được nhiều tiền, có một chỗ đứng trong xã hội và sẽ giúp đỡ được gia đình em – những người thân yêu của em đã dành tất cả hy vọng vào em. Em sẽ là niềm tự hào cho gia đình thân yêu của mình, và gia đình anh cũng như mẹ anh sẽ không còn coi thường gia đình em, để em không còn phải nghe những lời lẽ cay độc từ mẹ anh.
Em ước mình được bay theo làn gió phiêu du để không còn buồn, không còn đắn đo… (Ảnh minh họa)
Nhưng có lẽ em đã thất bại. Lý trí từ bao đời nay vẫn chẳng thể thắng nổi con tim khi trái tim em đã yêu anh nhiều hơn bao giờ hết. Em đã thành công trên con đường xa anh. Đã làm được những điều đó nhưng duy nhất một điều là dường như càng xa anh thì hình bóng của anh càng in đâm trong tim đến nỗi tưởng như nghẹt thở khi đêm về.
Em và anh vẫn yêu nhau và em vẫn hứa hẹn về một ngày mai tươi sáng nhưng sự thật mỗi ngày trôi qua đều có những cơn lốc trong lòng em. Em không biết mình sẽ phải làm gì. Bao nhiêu đêm về là bấy nhiêu ngày em suy nghĩ, tự hỏi, tự quyết định để rồi lại vùi đầu vào chăn thấm khô những dòng nước mắt nghẹn ngào khi nghĩ đến – người ngày ngày bên em chăm lo cho em không phải là anh.
Hai con đường, một bên là có anh bên cạnh nhưng em sẽ phụ mọi hy vọng của bố mẹ, em cũng sẽ là gánh nặng của gia đình khi phải lo tiền xin việc cho em ở quê, và rất có thế bố mẹ sẽ ngày càng buồn phiền khi nghe những lời lẽ đay nghiến của mẹ anh – và một bên là con đường em đi rộng thênh thang cho em sải bước bay lượn, sẽ giúp đỡ được gia đình em nhất là người anh trai đã hy sinh rất nhiều cho em, em sẽ có cuộc sống rất tốt nơi thành phố xa hoa….
Em không muốn chọn lựa vì em biết thực chất là em đã chọn anh, về bên anh và từ bỏ những điều đó. Nghĩ cho cùng bon chen tranh đấu đến lúc ra đi cũng chỉ cần người yêu thương bên cạnh.
Nhưng anh ơi em vẫn không thể quyết định, em sợ điều mình chọn là sai lầm mù quáng. Em sợ bản tính khó dời. Sợ anh… sợ những điều bên trong con người anh mà thực ra em vẫn chưa chắc chắn rằng mình đã hiểu. Sợ mẹ anh, sợ lắm khi nhìn thấy bố mẹ em, gia đình em vất vả. Sợ nếu bố lại tiếp tục tồi tệ như ngày xưa…Em ước mình được bay theo làn gió phiêu du để không còn buồn, không còn đắn đo.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Con dâu đau đầu Tết nhà chồng
Năm nào cũng vậy, vào thời điểm này là cánh "dâu da" lại lo lắng chuyện quà Tết cho nhà chồng.
Ngày xưa hàng hóa khan hiếm nên có quà gì cũng quí. Bây giờ, muốn mua gì cũng có, vậy mà kiếm cho được loại hàng ưng ý làm quà cho nhà chồng hóa ra lại khó.
Đâu phải cứ mua quà nhiều tiền là được. Một món quà phù hợp phải thỏa mãn các tiêu chí không chỉ về giá trị, giá trị sử dụng, mà còn phải đáp ứng được tâm lý, sở thích của người nhận. Vì vậy, chắc gì mua những món thật sang, thật đắt thì sẽ được nhà chồng ưa thích?
Một chị bạn kể chuyện. Chị sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nhưng lại yêu và lấy chồng cùng học đại học, là dân tỉnh. Năm ngoái, lần đầu tiên về quê chồng ăn Tết, chị sắm rất nhiều quà, toàn các loại hàng xịn như bánh kẹo ngọai, mứt của hãng sản xuất nổi tiếng, rượu nhập khẩu...không chỉ ngon mà bao bì cũng rất bắt mắt. Cứ nghĩ, quà đắt tiền thế này chứng tỏ mình là cô dâu hào phóng, chồng sẽ hài lòng, bố mẹ chồng sẽ rất vui vẻ.
Quả thật, bà mẹ chồng tỏ ra rất vui và hồ hởi đón nhận quà, luôn miệng xuýt xoa đẹp quá, sang quá, quí hóa quá ...Một lúc sau, bà quay sang nhẩn nha hỏi giá cả từng thứ, chị thật thà "khai báo". Bà mẹ chồng trợn tròn mắt: "Ôi chao! Đắt thế cơ à?". Nhà mình nghèo, đâu có thể chơi sang thế này? Thôi! Sau tết, con mang về thành phố bán lại đi!". Sau đó, dù chị hết sức giãi bày, thanh minh này nọ nhưng gia đình chồng nhất quyết không động đến các thứ quà ấy, vì thấy "phí quá". Cái Tết đầu tiên ở quê chồng tưởng vui lại hóa buồn. Chị than thở: "Năm nay mình đang nghĩ mãi mà chưa biết mua quà gì cho bố mẹ chồng!"
Một tiêu chí khác của quà Tết là phải đạt được mục đích sử dụng. Cái điều đơn giản này tưởng dễ mà không dễ. Có ông bố chồng bị cao huyết áp, bà mẹ tiểu đường nhưng Tết nào cũng được nàng dâu biếu quà là bánh mứt kẹo và chai rượu Tây, chỉ khác nhãn hiệu và xuất xứ. Ví dụ năm ngoái bánh Singapor với rượu Cônhắc Pháp thì năm nay bánh Inđônexia với rượu Sâm banh Nga...Biết bố chồng không được uống rượu, mẹ chồng kiêng ngọt, con dâu thật thà nói, bố mẹ không dùng, đem biếu ai cũng được. Các cụ lắc đầu, xua tay: "Quà của các con! Ai lại đem cho người khác?". Thế là ba ngày Tết đem ra chưng. Sau Tết, rượu cất vào tủ. Bánh kẹo để lâu bị mốc, hỏng. Có tiếc cũng phải vứt.
Quà Tết không chỉ là tấm lòng thơm thảo của con dâu mà đôi khi, còn là sự minh chứng cho "đẳng cấp" của con dâu trong gia đình chồng.
Có cô con dâu là công nhân lương ba cọc ba đồng nên đến Tết là méo mặt lo quà cáp cho nhà chồng. Năm ngoái, cô biếu "bên nội" chai rượu "Ông già chống gậy" nhãn đỏ, cũng nghĩ là đã "cố gắng phấn đấu". Ông bố chồng cầm chai rượu, nhếch mép: "Năm sau các con đừng bày vẽ nữa nhá !", rồi đem đặt lên kệ, bên cạnh các chai Hennessy, Remy Martin, Martel..., kèm lời giải thích: "Chai này của chị dâu cả, chai kia của chị dâu thứ ...". Kể lại chuyện này, giọng cô buồn xo: "Hôm đó, em xấu hổ đến nỗi chẳng biết dấu mặt vào đâu?. Người ta hay nói, "Giàu thì sang, nghèo thì hèn!". Đúng thật ! Đã thế, Tết năm nay em sẽ không mua gì nữa!".
Một "ý tưởng" được nhiều cô dâu tán thành là cứ biếu phong bao, gọi là nhờ ông bà mua dùm ít quà Tết. Không ít bà mẹ chồng rất thích "sáng kiến" này. Một phần bà sắm các thứ cúng 3 ngày Tết, phần còn lại bà lì xì con cháu.
Song, không phải bà mẹ chồng nào cũng dễ tính như vậy. Đặc biệt là nếu cái phong bì hơi "mỏng". Nhưng thay vì chê ít, có bà mẹ chồng lại mát mẻ từ chối: "Tôi chẳng nghèo đến nỗi ngày Tết phải đưa tay nhận tài trợ của con dâu!".
Đúng là chuyện quà Tết, chín người mười ý. Thôi thì, cứ "tùy lòng hảo tâm". Hãy nghĩ rằng, món quà không quan trọng. Chủ yếu là cái tình đối với nhau. Cứ thương yêu nhau thật lòng, thế là quí rồi!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Nửa đời anh Trong xã hội cuộc sống con người cũng vậy, ai sinh ra cũng có một tâm hồn dành cho người mình yêu thương và dâng trọn trái tim đó em nhỉ! Thật là hạnh phúc biết bao, và anh cũng vậy đó em ạ, một tình yêu đầu đời mà anh đã dâng tất cả, trái tim yêu chỉ muốn em luôn là...