Yếu tố then chốt phát triển giáo dục dân tộc
Tại các trường phổ thông vùng dân tộc, đội ngũ giáo viên (GV) còn nhiều bất cập. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc nói riêng thì vấn đề bồi dưỡng và phát triển đội ngũ trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Đội ngũ giáo viên – Yếu tố then chốt để phát triển giáo dục dân tộc
Bất cập đội ngũ
Đến nay, một số tỉnh có số cán bộ quản lý, GV người DTTS chiếm tỉ lệ thấp, chưa tương xứng tỉ lệ dân số DTTS trên địa bàn (Lai Châu 80% dân số là DTTS; Lào Cai trên 70%; Hà Giang 88%).
Cơ cấu GV còn chưa cân đối giữa các môn học, các vùng miền. Ví như, một số trường vùng DTTS thiếu GV dạy các môn học có tính đặc thù như Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Thể dục, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ… dẫn đến tình trạng GV dạy kiêm nhiệm không đúng chuyên môn đào tạo còn khá phổ biến.
So với toàn quốc, số lượng GV người DTTS chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số GV phổ thông của cả nước. Đặc biệt ở bậc THPT tỉ lệ này ít nhất so với MN, TH và THCS. Tỉ lệ GV chưa tương xứng với tỉ lệ dân số DTTS và có sự chênh lệch lớn giữa các cấp của giáo dục phổ thông.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho rằng: Đội ngũ GV bậc THPT vùng DTTS tới nay cơ bản đạt chuẩn tương đương tỉ lệ chung cả nước, đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, có ý thức tự học, nghiên cứu nâng cao trình độ, bồi dưỡng kiến thức… song đứng trước những đổi mới giáo dục vẫn còn không ít hạn chế.
Video đang HOT
Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với yêu cầu về chất lượng, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới, trong giảng dạy ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kĩ năng thực hành cho HS. Nhiều GV chưa thực sự thay đổi cách dạy theo hướng “dạy cho người học biết cách học” mà nặng về “dạy kiến thức cho người học”. Chưa chú trọng việc giáo dục nhân cách, giáo dục kĩ năng sống theo nếp sống có văn hóa cho HS…
Thực tế cũng cho thấy, công tác đào tạo, bồi dưỡng, bổ sung GV phổ thông chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu. Số GV có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ, tiếng dân tộc, công nghệ, tin học còn chiếm tỉ lệ thấp. Thêm vào đó, công tác đào tạo GV chưa thực sự gắn kết với nhu cầu của từng địa phương, vùng miền.
Vấn đề xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức. Chế độ chính sách còn những bất hợp lý, chưa tạo được động lực mạnh mẽ để phát huy tiềm năng của đội ngũ GV THPT vùng DTTS…
GV cần được bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Nâng chất cho đội ngũ nhà giáo – Đòi hỏi từ thực tế
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt cũng khẳng định: Để phát triển đội ngũ GV THPT vùng DTTS đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT thời gian tới, cần tập trung triển khai thực hiện đồng loạt nhiều giải pháp.
Cụ thể như: Cần xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ GV THPT vùng DTTS; Chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ GV THPT; Thực hiện tốt các chính sách đối với GV vùng DTTS; Đặc biệt cần xây dựng môi trường giáo dục đa văn hóa phù hợp với sự phát triển của đội ngũ GV.
Đáng chú ý, cần khảo sát thực trạng đội ngũ GV về chuẩn đào tạo và các tiêu chí vềchuẩn nghề nghiệp GV, các yêu cầu đặc thù, các yêu cầu đổi mới để xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV vùng DTTS…
Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. Căn cứ vào thực trạng, nhu cầu và mục tiêu cần đạt và phương tiện, phương thức thực hiện, xác định được nội dung các khóa học, tài liệu bồi dưỡng. Có kế hoạch cụ thể về tổ chức quản lý khóa học.
Thông qua tổ chức hội thảo, hội giảng cấp trường, cụm trường hoặc theo bộ môn để trao đổi cụ thể từng chuyên đề như đổi mới PPDH; quản lý và giáo dục HS; Có biện pháp ngăn tình trạng HS dân tộc bỏ học giữa chừng…
Vấn đề thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với đội ngũ GV THPT công tác tại vùng dân tộc là yếu tố hỗ trợ cho công tác phát triển đội ngũ GV một cách bền vững.
Chính sách tuyển dụng, phụ cấp, luân chuyển, khen thưởng, chế độ nhà ở và các điều kiện vật chất, tinh thần khác để GV dạy ở vùng DTTS ổn định cuộc sống. Thực hiện đầy đủ chế độ đãi ngộ cho GV nhằm mang tới sự thoải mái về tinh thần giúp GV yên tâm giảng dạy và có tâm huyết hơn với sự nghiệp của mình, gắn bó lâu dài với sự nghiệp giáo dục vùng miền núi.
Cùng đó cần thực hiện chế độ khen thưởng động viên một cách minh bạch, chính xác, khách quan và kịp thời. Trong các đợt phát động thi đua hưởng ứng phong trào tích cực học tập, bồi dưỡng để vươn lên chuẩn và đạt chuẩn do các đoàn thể phát động cần phải sơ kết, tổng kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời, đưa những tấm gương người tốt, việc tốt làm nhân tố điển hình để nhân rộng…
Đội ngũ GV vùng DTTS là một trong những nội lực quan trọng quyết định sự thành công của GD-ĐT vùng dân tộc. Trong bối cảnh đổi mới, việc phát triển đội ngũ theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng giảng dạy, chú trọng nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống… vô cùng cần thiết. Đây cũng là yếu tố then chốt để thực hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, góp phần tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc và miền núi.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Các trường THPT cần thêm 5.400 giáo viên âm nhạc, mỹ thuật
Từ năm học 2020-2021, học sinh trên cả nước bắt đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đáng chú ý, môn âm nhạc và mỹ thuật sẽ không chỉ được dạy ở cấp tiểu học như hiện nay mà còn được dạy cả ở cấp trung học phổ thông.
Ảnh minh họa
Theo tính toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nếu mỗi trường trung học phổ thông trên cả nước bố trí một giáo viên âm nhạc và một giáo viên mỹ thuật thì tổng số giáo viên cần đào tạo và tuyển dụng bổ sung cho các nhà trường là 5.400 người, trong đó có 2.700 giáo viên âm nhạc, 2.700 giáo viên mỹ thuật.
Dựa trên căn cứ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên các trường phổ thông đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn mới. Các sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên dạy các môn theo chương trình đào tạo mới. Các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật có nhiệm vụ thực hiện đào tạo giáo viên âm nhạc, mỹ thuật để dạy ở cấp trung học phổ thông, đáp ứng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo hanoimoi
Các điểm mới trong bồi dưỡng giáo viên triển khai chương trình phổ thông 2018 Theo đó, giáo viên sẽ không thụ động ngồi nghe mà làm việc chính, thực hiện các bài thực hành, kiểm tra... dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Nhân tố được xem là quyết định thành công của chương trình giáo dục phổ thông mới là đội ngũ giáo viên. Chính vì vậy việc bồi dưỡng giáo viên luôn là vấn đề...