Yếu tố nguy cơ dễ bị đột quỵ mùa lạnh
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Điều này có thể là do nhiệt độ giảm làm thay đổi huyết áp và tình trạng đông má.u trong cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mùa lạnh
Môi trường lạnh khiến cho các mạch má.u co lại, có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não. Má.u cũng có xu hướng đặc và dính hơn khi thời tiết lạnh, điều này làm cho cục má.u đông dễ xuất hiện hơn, gây ra đột quỵ thiếu má.u cục bộ.
Nguy cơ đột quỵ có thể tăng lên khi thời tiết lạnh hoặc khi có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Ảnh minh họa
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh:
Thực phẩm: Mùa lạnh làm chúng ta có xu hướng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu năng lượng, bao gồm các loại thực phẩm nhiều chất béo, giàu calo. Điều này cũng làm tăng nguy cơ bị đột quỵ mùa lạnh.
Viêm nhiễm: Mùa lạnh thường liên quan đến tăng số ca nhiễm viêm phổi và cảm cúm. Các bệnh này có thể gây viêm, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Thiếu ánh nắng mặt trời, thiếu hoạt động thể chất, trầm cảm theo mùa cũng liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.
Các bệnh nhiễ.m trùn.g có xu hướng gia tăng trong những tháng lạnh.
Béo phì: Trong thời tiết lạnh, chúng ta thường ít vận động hơn, dẫn đến tăng trọng lượng, tăng nguy cơ béo phì.
Bệnh lý nền: Những người có tiề.n sử tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipid má.u, bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn trong mùa lạnh.
Stress và mất ngủ: Căng thẳng và mất ngủ trong mùa đông (do ít ánh sáng tự nhiên) làm tăng nguy cơ co thắt mạch má.u.
Nhận biết dấu hiệu đột quỵ
Người bệnh có dấu hiệu chảy xệ một bên gương mặt, mí mắt sụp xuống, 2 bên mặt mất cân đối, méo lệch qua 1 bên.
Tê liệt một bên tay hoặc một bên cơ thể, không thể cùng lúc nâng hai tay lên qua cao khỏi đầu, nâng thẳng tay. Một số trường hợp người bệnh có thể nâng hai tay nhưng sau đó một tay rơi xuống ngay lập tức.
Video đang HOT
Người bệnh nói lắp, nói khó hiểu, khó nói hết một câu hoàn chỉnh.
Mệt mỏi không có lý do, da nhợt nhạt, khả năng tập trung kém.
Mất trí nhớ tạm thời: Quên các sự kiện có tính chất gần hoặc các thông tin quan trọng. Khó khăn trong việc nhớ lại tên người quen hoặc địa điểm, không chắc chắn về thời gian và địa điểm.
Thị lực bị giảm sút: Mắt nhìn mờ hoặc không nhìn được. Tầm nhìn kém hơn bình thường.
Môi trường lạnh khiến cho các mạch má.u co lại, có thể làm tăng huyết áp – một yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ xuất huyết não.
Kiểm soát và phòng tránh đột quỵ
Bạn cần lưu ý những điểm dưới đây:
Kiểm tra huyết áp thường xuyên. Khi thấy đau đầu, nên đo huyết áp ngay, bởi có thể huyết áp đột ngột tăng cao mà không biết.
Thực hiện chế độ giảm muối.
Hạn chế stress và uống thuố.c điều độ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Kiểm soát đường huyết ổn định. Những người gặp phải vấn đề đường huyết cao không chỉ gây ra bệnh tiểu đường mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm để phát hiện các bất thường sức khỏe sớm nhất có thể.
Lựa chọn thực phẩm an toàn, lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, nên bổ sung những loại rau xanh, hoa quả tươi, thực phẩm giàu kali. hạn chế ăn mặn, ngọt, thực phẩm nhiều cholesterol, các loại thịt đỏ.
Bổ sung nước hàng ngày ít nhất 2 lít.
Nên tập thể dục nhẹ nhàng, đi bộ mỗi ngày để giúp thành mạch má.u được co giãn. Thực hiện các phương pháp như yoga, thiền hoặc tham gia các hoạt động giải trí yêu thích để thư giãn, giảm stress, giảm nguy cơ đột quỵ.
Hạn chế thức khuya, uống cafe và làm việc căng thẳng.
'3 giảm, 3 khỏe mạnh' - bí quyết sống khỏe 'hot rần rần' mạng xã hội Trung Quốc
Để người dân có sức khỏe tốt nhất, Trung Quốc đã triển khai nhiều chiến dịch với những giải pháp thiết thực, hữu ích, ai cũng làm được.
Theo thông tin từ Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc, muốn có sức khỏe tốt thì phải thực hiện "3 giảm, 3 khỏe mạnh". Khẩu hiệu này đang trở nên "hot rần rần" nhờ thông điệp dễ nhớ, dễ làm và hiệu quả thiết thực. Vậy "3 giảm, 3 khỏe mạnh" là gì?
Muốn sống khỏe mạnh cần phải duy trì thói quen tốt.
Công thức "3 giảm"
Đó là giảm lượng muối, giảm lượng đường và giảm lượng chất béo. Đây là cơ sở để có sức khỏe ổn định, phòng ngừa các bệnh mãn tính.
Chế độ ăn nhiều muối, nhiều dầu và nhiều đường trong thời gian dài có thể dễ dàng gây ra các vấn đề như huyết áp cao, tăng lipid má.u (mỡ má.u), béo phì và các vấn đề khác, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch má.u não và tiểu đường.
Nếu như tình trạng rối loạn lipid má.u kéo dài cũng có thể gây ra gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, xơ cứng động mạch thận, tăng huyết áp thận, viêm tụy, viêm túi mật và các bệnh khác.
- Giảm lượng muối
Người trưởng thành khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 5 gam muối mỗi ngày (bao gồm cả lượng muối trong nước chấm và các thực phẩm khác). Để điều chỉnh khẩu vị dành cho người ăn quá mặn, bạn có thể dùng giấm, nước cốt chanh, gia vị, gừng và các loại gia vị khác để cải thiện vị đậm đà của món ăn.
Bạn nên áp dụng kiểm soát tổng lượng muối ăn vào, sử dụng thìa để đong/đo muối và nêm nếm các món ăn theo số lượng phù hợp. Dùng nước tương, nước chấm ăn kèm có hàm lượng natri thấp, ít natri hoặc nước mắm chấm có lượng muối hạn chế, sử dụng ít bột ngọt.
Chúng ta cũng cần ăn ít dưa chua, đồ muối chua và các đồ ăn vị mặn khác. Ăn ít đồ ăn nhẹ, đồ ăn chế biến sẵn, học cách đọc nhãn thực phẩm và từ chối/tiết chế thực phẩm có nhiều muối.
- Giảm lượng đường
Lượng đường bổ sung hàng ngày của mỗi người không được vượt quá 50 gam, tốt nhất chúng ta nên kiểm soát ở mức dưới 25 gam. Uống nhiều nước lọc, nước đun sôi thông thường và không hoặc ít dùng đồ uống có đường. Ăn ít đồ ngọt và đồ ăn nhẹ. Sử dụng ít đường hơn trong quá trình nấu thức ăn.
- Giảm lượng chất béo
Kiểm soát lượng dầu khi nấu ăn, ít chế biến các món ăn dùng nhiều dầu, lượng dầu ăn tiêu thụ hàng ngày của mỗi người là 25 gam.
Bạn cần sử dụng các phương pháp chế biến món ăn không dầu và ít dầu như hấp, luộc, hầm và trộn. Áp dụng kiểm soát tổng lượng dầu được phép trong quá trình chế biến, sử dụng dụng cụ đong/đo lượng dầu để kiểm soát dầu và sử dụng theo lượng thức ăn nấu cùng.
Bạn cũng cần ăn ít đồ chiên rán, chẳng hạn như gà rán, khoai tây chiên, thực phẩm rán sẵn, quẩy chiên, bánh bột chiên các loại. Bạn cũng Không ăn các loại nước hầm canh chứa nhiều dầu mỡ. Ăn ít thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn có chứa các thành phần liên quan đến dầu, mỡ, bơ, kem.
Công thức "3 khỏe mạnh"
- Mức cân nặng khỏe mạnh
Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục vừa phải là chìa khóa để duy trì cân nặng khỏe mạnh. Mỗi người cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, chủ yếu là ngũ cốc. Duy trì nguyên tắc ăn uống điều độ, giữ cân nặng hợp lý.
Bạn cần ăn nhiều trái cây, rau quả, sữa, đậu nành. Ăn vừa phải cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc. Ăn ít dầu, kiểm soát lượng đường và hạn chế rượu bia.
Không ăn quá nhiều, ăn đều đặn, đủ lượng và nhai chậm. Từ bỏ lối sống ngồi nhiều, ít vận động. Tăng cường tập thể dục bất kỳ khi nào có thể, điều quan trọng nhất là sự kiên trì. Bổ sung thói quen đi bộ 5-10 nghìn bước mỗi ngày trong khả năng của mình.
- Khoang miệng khỏe mạnh
Đây là cách quan trọng để phòng ngừa bệnh tật, nhấn mạnh đến thói quen vệ sinh răng miệng tốt, chức năng răng miệng tốt và không có bệnh răng miệng.
Đán.h răng vào buổi sáng và buổi tối để giữ cho miệng sạch sẽ. Súc miệng hoặc nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn. Sử dụng kem đán.h răng có fluoride. Ăn ít đường và uống ít đồ uống có ga. Cha mẹ nên giúp đỡ hoặc giám sát trẻ dưới 6 tuổ.i đánh răng kỹ càng, cẩn thận và đều đặn. Cạo vôi răng (lấy cao răng) mỗi năm một lần. Kiểm tra răng miệng định kỳ. Hút thuố.c có hại cho sức khỏe nha chu.
Nếu có các triệu chứng như chả.y má.u nướu răng, sưng nướu răng, mảng bám thức ăn trên răng thì nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Hệ xương khỏe mạnh
Canxi là yếu tố then chốt quyết định sức khỏe của xương. Khi mức "chi tiêu" canxi trong cơ thể lớn hơn "thu nhập" sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe xương như loãng xương.
Lời khuyên là hãy ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, sữa chua, đậu và các sản phẩm từ đậu nành, tôm khô, cá biển, trứng và gan động vật. Ăn chế độ ăn nhẹ và giảm lượng muối ăn vào. Uống ít cà phê, đồ uống có ga và rượu. Trung bình có ít nhất 20 phút tắm nắng mỗi ngày.
Tập thể dục vừa phải để duy trì và cải thiện chức năng cơ và khớp. Các bài tập giữ thăng bằng (như đứng một chân, nhảy bằng một chân,...) để giảm nguy cơ té ngã và gãy xương.
Để có sức khỏe tốt và lâu dài, hãy thực hiện lời khuyên "3 giảm, 3 khỏe mạnh" đều đặn, đầy đủ.
Người bị hội chứng chuyển hóa dễ đột quỵ? Bạn đọc Tiến Phạm (Long An), hỏi: Tôi đọc trên mạng thấy cảnh báo người bị hội chứng chuyển hóa rất dễ đột quỵ. Thông tin này có chính xác không? Hội chứng chuyển hóa gây tăng cân. Ảnh minh họa: internet BS-CK1. Nguyễn Đức Chỉnh (Trưởng khối Tim mạch, Bệnh viện đa khoa quốc tế SIS Cần Thơ): Hội chứng chuyển hóa...