Yếu tố nào giúp Bitcoin vững chắc trên mốc 6.600 USD?
Giá Bitcoin đã leo lên cao hơn trong phiên giao dịch đầu tuần vào hôm qua, khi các nhà đầu tư tìm kiếm chất xúc tác để giúp thị trường phá vỡ biên độ giá chật hẹp duy trì trong suốt một khoảng thời gian dài.
Giá trị ổn định sẽ mang lại lợi ích lớn hơn
Sáng nay, giá Bitcoin tiếp tục tăng lên ở mức gần 6.650 USD/BTC. Vào cuối giờ chiều hôm qua, 8/10, giá đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới này nằm tại 6.634 USD/BTC, tăng 1,4% so với phiên trước đó.
Trong khi các nhà giao dịch đang chán nản vì biến động thị trường suy yếu, thì những người ủng hộ công nghệ non trẻ này lại đang thích thú trước sự biến động giá bị kìm hãm này, khi chỉ ra rằng các tài sản có biến động giá trong ngày dưới 10% đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn so với trước đây.
Mati Greenspan, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại eToro bình luận: “Như chúng tôi đã nói nhiều lần, một mức giá ổn định là rất tốt cho việc áp dụng các đồng tiền mật mã, và cũng là điều tuyệt vời cho sự phát triển của mạng lưới. Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta đang thực sự ở một thời điểm tích cực cho Bitcoin vào lúc này”.
Rõ ràng với một tài có giá trị ổn định hơn, không bị biến động quá mức, cũng là một thể hiện tích cực cho thấy sự thao túng giá đã giảm xuống. Đó mới thật sự là nơi an toàn để lưu giữ giá trị tài sản.
Tổng giá trị vốn hóa của toàn thị trường tiền mật mã duy trì tại 220,2 tỷ USD, và chỉ dao động trong vùng từ 215- 225 tỷ USD trong phần lớn thời gian tháng 10, theo dữ liệu từ CoinMarketCap.
WTO đánh giá cao Blockchain và mạng lưới Ripple
Một báo cáo chuyên sâu gần đây của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có tên gọi “Tương lai của thương mại thế giới: Cách thức mà các công nghệ kỹ thuật số đang làm biến đổi thương mại toàn cầu” đã nhận định rằng Blockchain có “tiềm năng biến đổi sâu sắc cách mà chúng ta giao dịch, người giao dịch và thứ được giao dịch.”
Báo cáo đặc biệt còn chọn ra Ripple với vai trò như là một công ty có thể thay đổi triệt để cách thức mà các định chế tài chính chuyển tiền. Báo cáo viết: “Ripple có tham vọng phá vỡ mô hình ngân hàng đại lý thông qua nền tảng sổ cái phân tán. Giao thức này cho phép các ngân hàng khả năng chuyển đổi tiền thành các loại tiền tệ khác nhau một cách trực tiếp chỉ trong vài giây và với mức chi phí không tốn kém, mà không cần dựa vào các ngân hàng đại lý”.
Video đang HOT
Hiện công ty Ripple có giấy phép với hơn 100 ngân hàng và tổ chức tài chính, nhưng cho đến nay có vẻ như mới chỉ một số lượng hạn chế các hoạt động lớn đã diễn ra. Các ngân hàng hiện vẫn đang thử nghiệm hệ thống.
WTO đánh giá cao đồng mạng lưới Ripple
Báo cáo cũng nhắc đến cả đồng IOTA với tư cách như một công nghệ sổ cái phân tán hàng đầu không dựa trên Blockchain. “Blockchain là công nghệ sổ cái phân tán (DLT) nổi tiếng nhất, nhưng có một số lượng ngày càng tăng của các mô hình khác đang được phát triển tương tự như Blockchain, cũng phân tán và sử dụng các kỹ thuật mật mã khác nhau, song chúng đang chuyển ra khỏi khái niệm “block” – hoặc thậm chí ra khỏi cả hai khái niệm về “block” và “chain”. Một ví dụ về điều này là IOTA, một đồng tiền điện tử được thiết kế cho việc tương tác giữa máy với máy”.
Báo cáo cũng lưu ý Bitcoin và Ethereum như là các nền tảng tiên phong trong công nghệ mới nổi có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng, và chỉ ra những thách thức về khả năng mở rộng của chúng khi so sánh với những nền tảng thanh toán như visa. Cụ thể, nền tảng Bitcoin chỉ xử lý được trung bình khoảng 7 giao dịch/ giây và Ethereum có thể xử lý gấp đôi, trong khi visa có thể xử lý 2.000 giao dịch/ giây, và có thể lên mức đỉnh điểm là 56.000 giao dịch/giây.
HSBC hợp tác với sàn Bitfinex?
Trong một diễn biến khác, hôm 6/10, Larry Cermark – cựu biên tập viên tại Diar và trưởng phòng phân tích ở The Block, đã đưa ra một bài báo cáo rằng sàn giao dịch tiền mật mã hàng đầu là Bitfinex đã trở thành đối tác của gã khổng lồ ngân hàng HSBC.
Là một trong những sàn giao dịch tiền mật mã lâu đời nhất, Bitfinex đã trải qua khá nhiều thăng trầm, đặc biệt là khi các thị trường lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc, và Hoa Kỳ đang yêu cầu quy định khắt khe với tiền điện tử.
Việc xung đột với các ngân hàng ở Đài Loan vào tháng 4/2017, khiến Bitfinex dính vào vụ kiện tụng với Wells Fargo, một ngân hàng lớn ở Mỹ, dẫn đến việc nạp tiền vào tài khoản ngân hàng của họ bị gián đoạn. Kể từ đó, Bitfinex đã rời khỏi Đài Loan và chuyển đến Caribean và trong tháng 5/2018 thì sàn đã hợp tác với Noble Bank để thực hiện các giao dịch.
Tuy nhiên, Noble Bank đã tuyên bố phá sản hồi đầu tháng 10/2018. Điều này đồng nghĩa đối tác ngân hàng duy nhất của họ đã không còn. HSBC có vẻ như là một đối tác ngân hàng chính quy đầu tiên mà sàn này hợp tác kể từ sau Wells Fargo vào năm 2017. Nếu Bitfinex và HSBC có thể đạt được thoả thuận dài hạn, sẽ giúp Bitfinex hoạt động ổn định hơn.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Ripple tăng gần 40% chỉ trong 24 giờ, dẫn đầu đà tăng của thị trường tiền mật mã
Thị trường tiền mật mã tiếp tục phục hồi mạnh mẽ vào hôm qua, với hầu hết các đồng tiền chính đều đi lên, bất chấp thông báo tiêu cực từ Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Giá Bitcoin quay trở lại mốc 6.500 USD, trong khi Ripple trở thành tâm điểm của thị trường khi giá vọt mạnh.
Trong sáng nay, đồng Bitcoin đang giao dịch trên mốc 6.500 USD/BTC tại 6.514 USD/BTC, đánh dấu mức tăng hơn 1,5% trong vòng 24 giờ qua. Nếu tiếp tục duy trì đà phục hồi và có thể bứt phá mốc 6.600 USD/BTC, thì triển vọng đà đi lên sẽ sáng sủa hơn, khi mà kể từ ngày 06/9 đến nay, giá của đồng tiền mật mã lớn nhất thế giới này vẫn bị trong biên độ dao động 6.100 - 6.600 USD/BTC.
Vì sao Ripple tăng mạnh?
Tuy nhiên, đồng Ripple mới là tâm điểm chính của thị trường khi tiếp tục đi lên mạnh mẽ và dẫn đầu đà tăng. Chỉ trong vòng 24 giờ qua, đồng tiền này đã tăng hơn 37,5%, lên mức 0,448 USD. Trong 7 ngày qua, đồng Ripple cũng đã tăng hơn 63%. Thông tin gần đây hỗ trợ sự đi lên mạnh mẽ của đồng tiều này là thông báo giao thức xRapid, sản phẩm được chờ đợi từ lâu của Ripple vốn sẽ biến XRP thành loại tài sản được sử dụng trong thanh toán giữa các định chế tài chính, được đưa tin là sắp sửa được đưa vào ứng dụng thương mại thật sự trong tháng 10 tới.
Ngoài ra, tin vui cũng đến dồn dập với đồng tiền có vốn hóa lớn thứ ba thế giới này, với thông tin mới nhất vào hôm qua cho thấy PNC - ngân hàng top 10 tại Mỹ, hoạt động ở 19 bang, nắm quyền kiểm soát hơn 2400 chi nhánh và có hơn 8 triệu khách hàng - đã công bố mối quan hệ hợp tác với Ripple, với việc sử dụng công nghệ của công ty startup blockchain này cho các khoản thanh toán xuyên biên giới và quốc tế.
Cụ thể, trái ngược với các ngân hàng sử dụng XRP trực tiếp cho các khoản thanh toán và chuyển tiền, PNC sẽ hoạt động trên nền tảng xCurrent, một giao thức sổ cái phân tán để tiết kiệm chi phí và cắt giảm đáng kể thời gian giao dịch ở nước ngoài của các khách hàng Mỹ. So với các phương pháp hiện tại để giao dịch tiền tệ xuyên các biên giới, có thể mất đến 2 - 3 ngày để xử lý, giao thức xCurrent được cho là chỉ mất chưa tới năm phút, với mức phí cũng được giảm đáng kể.
PNC Bank - ngân hàng mới nhất tham gia vào mạng lưới thanh toán của Ripple
Theo Asheesh Birla, phó chủ tịch cấp cao về quản lý sản phẩm tại Ripple, nói trong một cuộc phỏng vấn rằng công ty hy vọng sẽ chuyển sang sử dụng xRapid trong tương lai, và nhờ đó khiến XRP coin trực tiếp tham gia vào chuyển tiền toàn cầu, với bước đệm hiện tại là xCurrent.
Đặc biệt mục tiêu của công ty là nhắm đến các thị trường mới nổi. Đầu năm nay, Ripple đã cho biết rằng đồng tiền XRP đã giữ 50% thị phần ở Ấn Độ, với đồng tiền là một lựa chọn phổ biến cho các khoản thanh toán kỹ thuật số và gửi tiền ra nước ngoài. Công ty cũng nhấn mạnh ý định nhắm mục tiêu đến Brazil và các thị trường mới nổi tương tự như là một cách để thúc đẩy tăng trưởng XRP và xRapid bên ngoài các tổ chức tài chính đã được thiết lập của Hoa Kỳ và Wall Street.
SEC tiếp tục trì hoãn quyết định Bitcoin ETF
Vào ngày hôm qua, SEC đã thông báo rằng cơ quan quyết định tiếp tục trì hoãn đối với đề xuất quỹ Bitcoin ETF của CBOE. Thông báo chi tiết cho biết: "Căn cứ Mục 19 (b) (2) (B) của Đạo luật Chứng khoán, chỉ định ngày 30 tháng 9 năm 2018 làm ngày Uỷ ban sẽ ra quyết định phê chuẩn hoặc từ chối, hoặc ban hành các thủ tục để xác định liệu có nên từ chối các đề xuất thay đổi quy định hay không, Ủy ban đang đưa ra thông báo về lý do từ chối đang được xem xét".
Ngoài ra, thông báo của SEC cũng cho biết Ủy ban đang tiến hành các thủ tục để cho phép phân tích bổ sung tính nhất quán của sự thay đổi quy tắc được đề xuất với Mục 6 (b) (5) của Đạo luật, trong đó, các quy tắc của một sàn giao dịch chứng khoán quốc gia được thiết kế để "ngăn chặn các hành vi gian lận và thao túng, để thúc đẩy các nguyên tắc đúng đắn và công bằng," và "để bảo vệ các nhà đầu tư và lợi ích công cộng."
Có thể thấy thông cáo của SEC đã nhấn mạnh rằng cơ quan vẫn chưa có câu trả lời hay kết quả rõ ràng đối với quỹ Bitcoin ETF của CBOE, và SEC đang tiếp cận với nhiều luồng ý kiến hơn từ những bên quan tâm về đề xuất.
Trước đó vào tháng 7, cơ quan này đã cho phép mọi người có thể để lại bình luận, nhận xét trên trang web của SEC liên quan đến việc nộp hồ sơ cấp phép đối với Bitcoin ETF của sàn giao dịch CBOE. Và kể từ đó tính cho đến ngày 19/9/2018, họ đã tiếp nhận hơn 1.400 ý kiến về sự thay đổi quy tắc đề xuất.
Trong khi đó, dù đón nhận tin tức không mấy tích cực từ SEC thì các đồng tiền mật mã khác ngoài Bitcoin và Ripple tiếp tục tăng trưởng mạnh. Cụ thể trong 24 giờ qua, đồng Ether cũng tăng hơn 6% % hiện đang giao dịch quanh 222 USD; Bitcoin Cash tăng 5,9% lên 453 USD và Litecoin tăng 4,3% lên 56,5 USD. Với sự phục hồi mạnh mẽ trên toàn thị trường giúp tổng giá trị vốn hóa của tất cả các đồng tiền mật mã hiện đã tăng lên mức gần 212 tỷ USD.
ĐỒNG AN
Theo thegioitiepthi.vn
Tái xuất nỗi lo lãi suất, chứng khoán Mỹ bị níu chân Chỉ số công nghiệp Dow Jones bật trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần, nhưng các chỉ số phổ biến còn lại đóng cửa thấp hơn do những lo ngại về việc lợi suất trái phiếu đang tăng nhanh. Thị trường trái phiếu Mỹ không giao dịch vào hôm qua do nghỉ lễ Columbus Day - kỷ niệm mừng ngày Columbus tìm...