Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ
Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.
Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới, tỷ lệ ước tính vượt 218/100.000 dân. Với dân số gần 100 triệu, mỗi năm Việt Nam có khoảng trên 200.000 ca đột quỵ.
Đột quỵ là bất ổn sức khỏe nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng, xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến não bị gián đoạn. Trong phần lớn các trường hợp, cục máu đông khiến máu lưu thông khó khăn. Ngoài ra, đột quỵ cũng có thể do vỡ mạch máu não.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị đột quỵ như tình trạng huyết áp cao, cholesterol cao hoặc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, thói quen sinh hoạt cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ đột quỵ.
Do đó, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) khuyên mọi người không nên hút thuốc và giảm uống rượu. Các chuyên gia cũng khuyến khích bạn tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh, cân bằng.
Đột quỵ là bất ổn sức khỏe nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng.
Một nghiên cứu đã tiết lộ thêm yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác gây đột quỵ ảnh hưởng đến hàng triệu người Anh. Kết quả được công bố trên The Lancet cho thấy những người cảm thấy cô đơn trong thời gian dài dễ bị đột quỵ hơn.
Những người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn 2 lần, cách nhau 4 năm. Đây là lần đầu tiên tâm trạng cô đơn được xem xét vào các thời điểm khác nhau. Các nghiên cứu trước đây chỉ tính đến cảm giác đó tại một thời điểm.
Dữ liệu của Nghiên cứu Sức khỏe và Hưu trí ở Mỹ thực hiện từ năm 2006 đến 2018 trên 8.000 người. Họ tập trung vào những người từ 50 tuổi trở lên. Các tình nguyên viên được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự cô đơn và liệu tâm trạng đó kéo dài hay chỉ xuất hiện trong một thời điểm.
Video đang HOT
Những người bớt cô đơn hơn hoặc mới chỉ cảm thấy như vậy trong thời gian gần đây có nguy cơ đột quỵ cao hơn 25%.
Những người có mức độ cô đơn cao kéo dài có nguy cơ đột quỵ cao hơn đáng kể (56%).
Theo dữ liệu từ Chiến dịch Chấm dứt sự cô đơn, năm 2022, 49% người trưởng thành ở Anh từng cảm thấy cô đơn với các mức độ khác nhau. Khoảng 7% người dân (3,83 triệu người) trải qua nỗi cô đơn kinh niên, nghĩa là họ thường xuyên hoặc luôn luôn cảm thấy cô đơn.
Nghiên cứu tổng kết: “Tóm lại, sự cô đơn có thể dẫn đến nguy cơ bị đột quỵ cao hơn và những người trải qua sự cô đơn mạn tính có thể gặp nguy cơ cao đặc biệt. Giải quyết sự cô đơn có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa đột quỵ”.
Các triệu chứng đột quỵ thường được ghi nhớ dưới từ viết tắt FAST:
F (Face) – Khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?
A (Arms) – Tay: Đề nghị người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?
S (Speech) – Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Họ có nói ngọng không?
T (Time) – Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như trên, hãy gọi cấp cứu ngay.
Đột quỵ khiến não già hơn gần 40 tuổi
Mỗi giờ trôi qua, cơn đột quỵ khiến các tế bào não chết nhanh, trên quy mô lớn, làm suy yếu chức năng thần kinh tương đương lão hóa tự nhiên gần 40 năm.
Ngày 25/6, TS.Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM thông tin rằng đột quỵ khiến người bệnh mất đi 3,7 năm tuổi thọ trong một giờ, sau cơn đột quỵ não bị tàn phá, có thể già thêm tương đương quá trình lão hóa tự nhiên 37 năm.
Mỗi giờ trôi qua, cơn đột quỵ khiến các tế bào não chết nhanh, trên quy mô lớn, làm suy yếu chức năng thần kinh tương đương lão hóa tự nhiên gần 40 năm.
Tế bào não là loại tế bào không thể tái tạo, tế bào chỉ hao hụt dần theo thời gian không sản sinh mới. Đột quỵ xảy ra càng lâu thì tốc độ, mức độ hủy hoại tế bào não diễn ra càng nhanh và nghiêm trọng.
Bác sĩ Tuấn giải thích trong cơn đột quỵ do mạch máu bị tắc nghẽn (thường do cục máu đông), chỉ một giây trôi qua có đến 32.000 tế bào não chết đi vĩnh viễn và trong 59 giây sau đột quỵ, não bộ mất 1,9 triệu tế bào não.
Số lượng tế bào não chết tăng nhanh, trên quy mô lớn khi đột quỵ làm suy yếu hoặc mất vĩnh viễn các chức năng thần kinh liên quan. Hậu quả khiến não bị hủy hoại, già đi nhanh hơn.
Khi cục máu đông cắt đứt lượng oxy cung cấp đến não gây khuyết tật về thần kinh. Tắc nghẽn lâu, não thiệt hại nhiều, giảm các lựa chọn điều trị và tăng nguy cơ tàn tật hoặc tử vong.
Với đột quỵ não (do mạch máu não bị vỡ khiến máu chảy ra tràn vào các mô não xung quanh), ThS.BS.CKII Chu Tấn Sĩ, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, khối máu tụ trong não gây ra phản ứng viêm nhanh, sản sinh hóa chất trung gian làm tổn thương tế bào não xung quanh.
Trong 0-4 giờ đầu sau đột quỵ xuất huyết não, phản ứng viêm hình thành, sinh ra độc tố làm tổn thương tế bào não. Sau 4-7 giờ, hàng rào máu não bị tổn thương kích thích sản sinh nhiều độc tố hơn. Lúc này vùng não xung quanh khối máu tụ phù nề, tổn thương, thoái hóa não nhiều hơn ban đầu.
Bác sĩ Tấn Sĩ khuyến cáo loại bỏ khối máu tụ càng sớm càng tốt. Nếu không, não trải qua quá trình phân hủy các tế bào nhanh, ảnh hưởng đến các vùng não lân cận và khối choán chỗ của máu tụ, dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh khó có cơ hội phục hồi các chức năng trí nhớ, vận động, tỷ lệ tử vong cao, tiên lượng kém.
Có hai loại đột quỵ là đột quỵ nhồi máu não (chiếm khoảng 85%) và đột quỵ xuất huyết não (khoảng 15%). Phương pháp điều trị khác nhau tùy thể loại đột quỵ như dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, can thiệp nội mạch lấy huyết khối, phẫu thuật mở sọ lấy khối máu tụ và bít tắc mạch máu vỡ.
Phương thức điều trị nào cũng cần thực hiện sớm, trong khung giờ vàng (3-4,5 giờ đầu với dùng thuốc tiêu sợi huyết, 6 giờ đầu hoặc hơn với can thiệp mạch và 6-8 thậm chí hơn 24 giờ với phẫu thuật).
"Nhận biết sớm dấu hiệu của đột quỵ và điều trị kịp thời để bảo vệ não, hạn chế tối đa tế bào não chết vĩnh viễn", bác sĩ Tuấn nói.
Các triệu chứng của đột quỵ được nhận biết theo nguyên tắc FAST bao gồm F (face) là đột ngột méo liệt mặt, A (arm) là yếu, liệt tay hoặc rối loạn cảm giác nửa người, S (speak) là nói khó, nói đớt, không nói được hoặc nói không chính xác, T (Times - telephone) là nhanh chóng gọi cấp cứu và đưa người bệnh đến bệnh viện có chuyên môn điều trị đột quỵ ngay lập tức.
Chủ động phòng ngừa bằng cách kiểm soát các các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp cao, bệnh tim mạch, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, mỡ máu cao, rượu bia...
Tầm soát đột quỵ định kỳ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Ví dụ, xét nghiệm máu góp phần phát hiện bệnh tiểu đường hay các bệnh tim mạch gây tắc mạch máu não (thông liên nhĩ).
Bác sĩ siêu âm tim, đo điện tim, gắn máy theo dõi nhịp tim trong 24 giờ kết hợp khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh cũng hỗ trợ đánh giá nguy cơ đột quỵ.
Các máy móc, kỹ thuật hiện đại giúp bác sĩ tầm soát, phát hiện những bất thường trong cơ thể. Hệ thống máy chụp CT 1975 lát cắt tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), phát hiện được các tổn thương nhỏ chỉ 0,23 mm, trong đó có những mảng xơ vữa, cục máu đông, vị trí tắc hẹp, phình vỡ, dị dạng mạch máu não. Hệ thống này còn góp phần đánh giá nhanh và sớm đột quỵ chỉ trong vài phút, đẩy nhanh quá trình điều trị.
Bên cạnh thuốc tiêu sợi huyết hay can thiệp nội mạch bằng máy chụp mạch DSA hiện đại, Robot AI cùng nhiều thiết bị thế hệ mới giúp mổ thức tỉnh cấp cứu đột quỵ hiệu quả, tránh làm tổn thương các bó sợi thần kinh và mô não lành của người bệnh.
Hai tình huống nếu có cục máu đông sau tiêm vaccine Covid-19 Thừa nhận mới nhất của AstraZeneca khiến nhiều người hoang mang, đi làm xét nghiệm đông máu, tuy nhiên theo các chuyên gia, điều này là không cần thiết. D-dimer là một xét nghiệm sinh hóa, được dùng để kiểm tra tình trạng huyết khối trong máu. Ảnh: Shutterstock. AstraZeneca mới đây đã thừa nhận vaccine Covid-19 của mình có thể gây ra...