Yêu kẻ sát nhân hàng loạt
Cuộc hôn nhân sắp tới của Elaine Burton, 26 tuổi, với Charles Manson, 80 tuổi, là ví dụ mới nhất của hiện tượng “luyến ái với tù nhân”, vượt qua mọi ranh giới lý trí của con người.
Elaine Burton, 26 tuổi, với Charles Manson, 80 tuổi – Ảnh: Facebook
Elaine Burton lần đầu tiên tiếp xúc với kẻ sát nhân hàng loạt Charles Manson lúc mới 17 tuổi, sau khi một người bạn giới thiệu những bài viết về môi trường của phạm nhân có tiếng khát máu. 9 năm sau đó, cặp tình nhân cách nhau 54 tuổi xin đăng ký kết hôn, mặc dù chú rể Manson không được phép nộp đơn xin ân xá cho đến năm 2027 (ở tuổi 93) nếu còn sống. Tuy nhiên, cô Burton vẫn cho rằng mình đã quyết định đúng. Thụ án tù chung thân và khó có cơ may ân xá, Manson không được hưởng chế độ thăm tù kiểu vợ chồng (có nghĩa là quan hệ tình dục). Tuy nhiên, việc kết hôn với thủ phạm bị kết tội giết 7 người, trong đó có nữ diễn viên đang mang thai Sharon Tate, cho phép Burton tiếp cận các thông tin dành riêng cho thân nhân. Và đây có thể là công cụ hữu dụng giúp cô trong nỗ lực tìm cách phóng thích Manson.
Rất nhiều người không hiểu nổi hành vi của cô gái trẻ, và đặt ra đủ câu trả lời về nhu cầu muốn chăm sóc, cảm giác về tình yêu, sự cuồng tín… Thực tế, Burton không phải là người duy nhất nói lời yêu với sát nhân máu lạnh, mà đã có nhiều phụ nữ rơi vào lưới tình của những tội phạm thụ án, những kẻ giết người và hãm hiếp. Chỉ tính riêng tại Anh, đã có khoảng 100 phụ nữ có quan hệ tình cảm với các tử tù đang chờ lên ghế điện ở Mỹ, nhiều người biết nhau qua các phong trào chống án tử hình. Burton là một phần của một hiện tượng đang ngày càng bành trướng gọi là hybristophilia, tên phổ thông là hội chứng “Bonnie và Clyde” (đôi cướp huyền thoại thời đại khủng hoảng ở Mỹ), hay “luyến ái với tù nhân”. Đây là hiện tượng phụ nữ bị thu hút bởi những kẻ sát nhân như Anders Behring Breivik, Richard Ramirez và Charles Manson.
Video đang HOT
Một trong những ví dụ nổi tiếng nhất về hybristophilia là vụ vô số phụ nữ đem lòng yêu Ted Bundy, kẻ phạm tội sát nhân và hãm hiếp, đã thừa nhận là thủ phạm trong 30 vụ án diễn ra tại 7 tiểu bang của Mỹ từ 1974 – 1978. Khi Bundy đứng trước vành móng ngựa, cả tòa án nhét đầy những cô gái hâm mộ cuồng nhiệt, và trong quá trình thụ án, phạm nhân được cho là đã nhận hàng trăm bức thư tình. Trang IBTimes UK dẫn lời tiến sĩ Michael Drayton, bác sĩ tâm lý, giải thích rằng con người bước vào các mối quan hệ để thỏa mãn nhu cầu của chính bản thân. Các cô gái quyết định hẹn hò với tù nhân có thể vì các nguyên nhân khác nhau, như cô đơn, hoặc đã bị tổn thương hoặc thích cảm giác tiếp cận với nguy hiểm, từ đó dễ dàng sa vào các mối quan hệ tiêu cực như vậy. Có vẻ như việc hẹn hò với những kẻ bị kết tội giết người và hãm hiếp làm cho một phụ nữ có ảo giác rằng vị thế của bản thân được nâng lên hẳn, và theo đó lòng tự trọng tăng theo.
Trong khi đó, một vài chứ không phải toàn bộ tội phạm khét tiếng có quan hệ yêu đương trong khi ngồi tù bị xếp vào dạng tâm thần bất ổn. Vấn đề ở đây là những kẻ rối loạn tính cách này không hề biết đến cảm giác của cái gọi là tình yêu. Tuy nhiên, chúng biết được một chuyện: đó là trò chơi và điều đó có vẻ hay ho. Khi muốn thỏa mãn nhu cầu này, tội phạm có tâm thần bất ổn có thể chấp nhận quan hệ tình ái. “Chúng tận hưởng cảm giác thao túng và chơi đùa với đối tượng”, theo tiến sĩ Drayton.
Phi Yến
Theo Thanhnien
"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ 2)
Điều tồi tệ đã xảy ra, nạn nhân nằm lõa thể trong bồn tắm với sợi dây của chiếc váy quanh cổ.
Anna E. Slesers là một phụ nữ đẹp, thân hình nhỏ nhắn. 10 năm trước, bà chạy trốn khỏi Latvia cùng với con trai, con gái và mua một căn nhà tại số 77 phố Gainsborough, khu phố yên tĩnh tại vùng Back Bay. Đó là một phần nhỏ của căn nhà gạch, được chia ra làm nhiều căn để phù hợp với nhu cầu của những người có thu nhập thấp. Anna Slesers sống độc thân trên tầng 3, với thu nhập 60 USD/tuần bằng nghề thợ may.
Ngày 14/6/1962, sau bữa ăn tối, bà đi tắm trong khi đợi con trai, Juris, tới đón. Hai mẹ con sẽ dự một buổi lễ tưởng niệm tại nhà thờ. Bà bước vào phòng tắm vặn vòi nước, bên trong nhà vở Opera Tristan and Isolde, đang phát trên radio vẫn vang lên.
19h, Juris gõ cửa. Không ai trả lời mà cửa thì bị khoá. Anh cảm thấy khó chịu vì ngay từ đầu, Juris đã không muốn đưa mẹ mình đi dự buổi lễ tại nhà thờ! Anh gõ mạnh vào cánh cửa và đột nhiên cảm thấy lo lắng. Phải chăng mẹ anh ốm, thậm chí đang bất tỉnh? Juris còn nghĩ đến những điều xấu hơn thế. Tối hôm trước, khi nói chuyện qua điện thoại, anh thấy mẹ mình rất chán nản... Juris lao người vào cánh cửa. Đến lần thứ hai, cửa bật tung.
Điều tồi tệ nhất đã xảy ra. Mẹ anh nằm trong bồn tắm với sợi dây của chiếc váy bà mặc quấn quanh cổ. Juris chỉ còn biết gọi điện cho cảnh sát và chị của mình tại Maryland, để kể cho họ nghe về vụ "tự sát" của mẹ mình.
Albert DeSalvo sau khi bị bắt ngày 25/2/1967.
Khi hai thám tử James Mellon và John Driscoll đến hiện trường, tất cả những gì họ thấy là xác của một phụ nữ không mặc quần áo và vẻ khủng khiếp của cái chết mà bà phải trải qua.
Hiện trường có vẻ như một vụ cướp, nhưng những đồ vật có giá trị như đồng hồ bằng vàng và một số đồ trang sức vẫn để nguyên tại chỗ. Ví của Anna bị vứt trên sàn và mọi thứ trong đó bị lôi hết ra ngoài. Thùng rác trong khu bếp bị bới tung lên và rác bị vứt xung quanh đó. Các ngăn kéo và một va ly nhiều màu sắc cũng ở trạng thái tương tự. Máy quay đĩa vẫn chạy, nhưng loa đã bị tắt.
Khám nghiệm pháp y cho thấy Anna bị hãm hiếp rồi mới bị xiết cổ.
Điều tra chi tiết thêm, cảnh sát được biết Anna là người rất yêu chồng và các con. Sở thích của bà là công việc đang làm và nhạc cổ điển. Bà ít nói và có ít bạn bè. Trước khi chết, hầu như bà không gặp gỡ với bất kỳ người đàn ông nào khác, ngoài con trai mình.
Theo Khampha
"Yêu râu xanh" hãm hại 13 phụ nữ (Kỳ 1) 13 phụ nữ lần lượt bị hãm hiếp, sát hại tại nhà riêng sau khi cho phép hung thủ... vào nhà. Albert DeSalvo Từ 6/1962 tới 1/1964, 13 phụ nữ bị sát hại ở Boston, Mỹ bởi 1 hoặc có thể là nhiều kẻ giết người hàng loạt. Những nạn nhân đầu tiên là các quý bà ở tuổi trung niên có vẻ...