Yêu đất nước từ “Tiết học vùng biên”
“ Tiết học vùng biên”, được cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức (Bộ chỉ huy BĐBP Đắk Nông) triển khai hai năm nay.
“Tiết học vùng biên” không chỉ trang bị cho học sinh (HS) kiến thức về lãnh thổ, chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia… mà còn góp phần nâng cao ý thức, hun đúc tình yêu Tổ quốc.
Bồi đắp kiến thức
Trung tá Lương Xuân Hồng – Chính trị viên Đồn Biên phòng Tuy Đức (BCH- BĐBP Đắk Nông) cho biết: Đồn quản lý gần 11 km đường biên giới. Nhiều năm qua, bà con dân tộc sống tại huyện Tuy Đức tiếp giáp Campuchia có thói quen tự do qua lại biên giới nhưng không biết mình đang vi phạm pháp luật; Không những thế, nhiều HS THPT cũng “trống” hoặc thiếu kiến thức về biên giới… Những điều này khiến công việc quản lý địa bàn, trật tự an ninh xã hội khó khăn hơn.
Trước thực trạng đó, Đồn Biên phòng Tuy Đức quyết định tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân vùng biên. Trong đó, HS là nhóm được hướng tới với sáng kiến phối hợp cùng các nhà trường xây dựng mô hình “Tiết học vùng biên”.
Từ năm 2018 đến nay, 45 “Tiết học vùng biên” được các chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức triển khai cho hơn 2.000 HS trường tiểu học, THCS, THPT dân tộc nội trú trên địa bàn xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức. Năm 2020 do dịch Covid-19 bùng phát, những tiết học tạm thời hoãn lại để bảo đảm an toàn cho HS.
Đại úy Nguyễn Văn Nga – Chính trị viên Phó Đồn Biên phòng Tuy Đức chia sẻ: Được giao nhiệm vụ giảng dạy các tiết học, bản thân đã suy nghĩ rất nhiều để việc triển khai hiệu quả. Vì vậy, anh cất công soạn giáo án và tập luyện nhiều phương pháp sư phạm truyền đạt kiến thức khác nhau.
Video đang HOT
“Với HS tiểu học và THCS, tuổi còn nhỏ tôi thường dạy ngắn gọn, xúc tích nhưng đủ nội dung, dễ hiểu, dễ nhớ. Khi dạy lý thuyết cho HS tại trường, lớp thì sử dụng phần mềm trình chiếu, nội dung kiến thức truyền tải sinh động, đưa hình ảnh về cán bộ, chiến sĩ Biên phòng cùng người dân tuần tra biên giới, bảo vệ cột mốc và xử lý các hành vi vi phạm quy chế khu vực biên giới.
Hơn thế, ngoài truyền thụ lý thuyết, còn phối hợp với nhà trường tổ chức cho HS tham quan thực tế cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng; tìm hiểu thực địa một số biển báo trong khu vực biên giới, hệ thống cột mốc chính, mốc phụ do Đồn quản lý. Truyền thống đơn vị và người dân địa phương trong bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới cũng được truyền đạt đầy đủ trong những tiết học vùng biên…” – Đại úy Nguyễn Văn Nga cho biết.
Để mô hình triển khai hiệu quả, đơn vị đã tập trung xây dựng giáo án theo từng khối lớp; tăng cường tổ chức cho HS, GV tham quan thực tế, tuần tra biên giới cùng Bộ đội Biên phòng. Cán bộ, đoàn viên, thanh niên đơn vị liên hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, người nhân dân thăm, nắm tình hình, phong tục tập quán từ đó đưa ra biện pháp tuyên truyền về biên giới phù hợp, sinh động.
Học kĩ năng sống từ “Tiết học vùng biên”. Ảnh: Đồn BPTuy Đức cung cấp
Thêm hiểu và yêu đất nước
Đại úy Nguyễn Văn Nga cho hay: Không chỉ bản thân mà các cán bộ, chiến sĩ thành viên của mô hình “Tiết học vùng biên” khi được phân công làm nhiệm vụ, ngoài nắm chắc nội dung cơ bản của các điều luật, nghị định liên quan còn phải là những người gương mẫu, luôn trau dồi phẩm chất đạo đức; biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, và có kĩ năng giải quyết kịp thời tình huống thực tiễn cuộc sống đặt ra…
Thầy Vũ Tiến Dũng, GV môn Giáo dục Quốc phòng – Trường PTDTNT THCS &THPT Tuy Đức trao đổi: Năm học qua, kết hợp với Đồn Biên phòng Tuy Đức, trường tổ chức 2 “Tiết học vùng biên” cho những Đoàn viên ưu tú của trường. HS được tìm hiểu đường biên cột mốc, phổ biến về pháp luật liên quan đến biên giới…; Sau đó, HS thăm quan, chào cột mốc, hát quốc ca trực tiếp tại cột mốc, học hỏi cuộc sống cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức.
Tham gia “Tiết học vùng biên”, theo em Giàng A Mang – HS lớp 9 Trường PTDTNT THCS &THPT Tuy Đức – là cách học trải nghiệm thực tế mà các em rất thích. Lần đầu tiên các em được chiến sĩ quân hàm xanh giảng dạy, phổ biến kiến thức chung về biên giới, được hướng dẫn một số kĩ năng sống như: Gấp chăn màn, nền nếp sinh hoạt… “Em mong muốn sau này sẽ thi đỗ vào các trường quân đội, trở thành một chiến sĩ cùng góp sức mình vào công cuộc bảo vệ biên cương, Tổ quốc…”, Giàng A Mang nói.
Trung tá Lương Xuân Hồng – Chính trị viên Đồn Biên phòng Tuy Đức cho biết: Thời gian tới đơn vị sẽ tổ chức và đưa nhiều hơn những “Tiết học vùng biên” đến với các nhà trường, HS vùng biên giới. Từ đây, những chủ nhân tương lai của đất nước sẽ thêm hiểu về chủ quyền, an ninh biên giới, quy định pháp luật về biên giới…
Đặc biệt, khi trở về với gia đình, cộng đồng HS sẽ là tuyên truyền viên tích cực giúp người dân nâng cao nhận thức, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ biên giới, thực hiện tốt những quy định về biên giới trong cuộc sống hàng ngày.
Qua thực tế triển khai “Tiết học vùng biên” tại trường cho thấy, mô hình đã đạt kết quả cao trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại khu vực biên giới. Cách truyền đạt gần gũi, dễ hiểu giúp HS nhanh chóng nắm rõ khái niệm, kiến thức về biên giới, lãnh thổ, chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Tôi mong muốn HS của trường sẽ được tham gia nhiều hơn nữa những tiết học vùng biên bổ ích như vậy… – Thầy Vũ Tiến Dũng
Phụ nữ chung tay xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Chiều 21/1, tại TP. Cà Mau, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Hội LHPN 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang tổ chức Hội nghị sơ kết chương trình phối hợp "Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc" năm 2020.
Đại tá Nguyễn Hữu Thoan trao tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân cơ thành tích tốt.
Dự hội nghị có Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang, Phó Chủ nhiệm Chính trị Hải quân; đồng chí Lưu Văn Vĩnh, Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Cà Mau; Đại tá Nguyễn Hữu Thoan, Phó Chính ủy Vùng 5 và đồng chí Trần Thị Kiều Yến, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Cà Mau đồng chủ trì hội nghị.
Năm 2020, các đơn vị đã phối hợp tổ chức tuyền truyền cho hơn 10.000 lượt cán bộ, hội viên, phụ nữ và ngư dân về các quy định đánh bắt thủy hải sản; quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo; xây dựng được 161 căn nhà đại đoàn kết, 44 cây cầu dân sinh; tặng hơn 1.000 chiếc xe đạp, 3.000 suất học bổng, 71.000 quyển tập, hơn 70 tấn gạo và nhận đỡ đầu 113 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền trị giá gần 31 tỷ đồng.
Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Quang phát biểu
Thời gian tới, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cà Mau, Kiên Giang tiếp tục đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hội viên phụ nữ và người dân trong việc tham xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, biển, đảo. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả chương trình "Hải quân Việt Nam làm điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển", các hoạt động an sinh xã hội, giao lưu, kết nghĩa nhằm thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân.
Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau tặng quà cho các đơn vị
Dịp này, các đơn vị đã tặng Giấy khen cho 11 tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong thực hiện chương trình phối hợp "Vận động phụ nữ tham gia xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc" năm 2020. Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau tặng 80 triệu đồng cho Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân và Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau.
Hải quan tiếp nhận thiết bị đào tạo nhận diện hàng hóa do Hoa Kỳ tài trợ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã bàn giao thiết bị đào tạo nhận diện hàng hóa thuộc Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới nhằm giúp Trường Hải quan Việt Nam nâng cao chất lượng đào tạo... Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Lưu Mạnh Tưởng (đứng giữa), Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại...