Yêu cầu siết chặt quản lý từ thiết bị giám sát hành trình
Tổng cục Đường bộ Việt Nam (tổng cục) vừa yêu cầu sở GTVT các tỉnh, thành phố và các đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ giám sát hành trình (GSHT) tăng cường theo dõi, chấn chỉnh và xử lý vi phạm thông qua dữ liệu từ thiết bị này.
Theo tổng cục, qua theo dõi trên hệ thống xử lý dữ liệu từ thiết bị GSHT cho thấy còn nhiều phương tiện không truyền dữ liệu. Ngoài ra, một số vụ tai nạn giao thông liên quan đến xe kinh doanh vận tải thiết bị GSHT không hoạt động hoặc cố tình tắt thiết bị dẫn đến không truyền dữ liệu theo quy định.
Do đó, tổng cục yêu cầu các sở GTVT chỉ đạo các doanh nghiệp vận tải, tài xế kiểm tra thiết bị GSHT, đảm bảo các thiết bị phải hoạt động liên tục và truyền dữ liệu theo quy định trong quá trình tham gia giao thông.
“Phải sửa chữa, khắc phục thiết bị hư hỏng, không có tín hiệu, không đưa phương tiện kinh doanh khi thiết bị GSHT không hoạt động, không được lắp thêm công tắc điện để tắt thiết bị hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp phá sóng GPS hay làm sai lệch dữ liệu thiết bị GSHT” – tổng cục yêu cầu.
Cùng đó, các sở GTVT cần chỉ đạo thanh tra giao thông kiểm tra chuyên đề về lắp đặt, duy trì hoạt động của thiết bị và xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định. Trường hợp vi phạm không truyền dữ liệu là do đơn vị cung cấp dịch vụ thiết bị GSHT, đơn vị vận tải có trách nhiệm liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ thiết bị GSHT để có biện pháp khắc phục.
“Đơn vị cung cấp thiết bị, dịch vụ GSHT phải yêu cầu cán bộ kỹ thuật không được lắp đặt thêm công tắc điện để tắt thiết bị; không được cung cấp hoặc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị GSHT của ô tô” – tổng cục chỉ đạo.
Video đang HOT
VIẾT LONG
Theo PLO
Phí BOT Bắc Giang-Lạng Sơn tăng kịch trần: Doanh nghiệp vận tải khó chồng khó
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn chính thức thu phí từ 0h ngày 18/2 với mức thu khởi điểm (cho xe loại 1 là 2.100 đồng/km) đối với đường cao tốc quy mô 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp được cho là quá cao.
Nhưng đáng nói, mức thu tại trạm BOT QL1 đặt tại huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn mà chủ phương tiện có thể lựa chọn thay vì cao tốc đã được tỉnh Lạng Sơn điều chỉnh phí lên mức cao nhất có thể.
Cụ thể, xe loại 1 là 52.000 đồng/lượt, cao nhất với xe loại 5 là 200.000 đồng/lượt, mức thu cao nhất trong các trạm BOT trên cả nước hiện nay và cũng là mức thu kịch trần được quy định tại Thông tư 35/2016/TT-BGTVT của Bộ GTVT.
Mức phí "khủng" trên cao tốc và QL1 Bắc Giang- Lạng Sơn . Ảnh ANTĐ
Cả tuyến QL1 Bắc Giang- Lạng Sơn và cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn đều đang do Công ty CP BOT Bắc Giang- Lạng Sơn làm chủ đầu tư. Như vậy, có thể nói, việc thu phí giao thông trên tuyến Bắc Giang- Lạng Sơn đang nằm gọn trong tay một nhà đầu tư.
Cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn chỉ dừng lại ở quy mô 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp. Trong khi đó, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng có tới 6 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp nhưng mức phí thu đồng đều với tất cả phương tiện cũng chỉ ở mức 2.000 đồng/km, còn cao tốc Nội Bài- Lào Cai là tuyến cao tốc làm mới hoàn toàn, dài 245km cũng chỉ thu ở mức 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn.
Cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.
Người tham gia giao thông có quyền không lựa chọn cao tốc nếu thấy phí "khủng". Nhưng với sự tăng phí bất thường tại trạm BOT QL1 vào ngày 12/2 vừa qua, thì người dân cũng chẳng chạy đi đâu được. Anh Phạm Hoàng, người dân Bắc Giang than thở "cá không lọt lưới" nên dù đi đường nào thì cũng phải chấp nhận mức giá cao hơn các tuyến đường khác thôi.
Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, tạm không bàn đến mức thu trên cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn cao hay thấp, miễn là không vượt mức trần quy định của Nhà nước. Nhưng, tại sao, QL1 đoạn từ Bắc Giang- Lạng Sơn cũng bất ngờ điều chỉnh mức phí lên cao chót vót, thấp nhất 52.000 đồng/lượt, cao nhất lên tới 200.000 đồng/lượt?.
"Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch COVID-19 đã khiến các doanh nghiệp vận tải gặp muôn vàn khó khăn, nay chủ đầu tư còn tăng thu phí đường bộ ở mức cao như vậy càng khiến doanh nghiệp vận tải bức xúc. Khó Khăn chồng chất khó khăn cho người dân và doanh nghiệp vân tải", ông Liên nhấn mạnh.
Trước đó, Hiệp hội vận tải Hà Nội đã phải có đơn kiến nghị với lãnh đạo các cơ quan nhà nước đưa ra giải pháp giải cứu ngành vận tải vượt qua khó khăn trước mắt, đề xuất giảm phí BOT từ 3% - 5% đối với các phương tiện chở hàng từ 5 tấn trở lên và các phương tiện chở khách từ 16 chỗ trở lên là phương án được đưa ra.
Liệu có phải Bộ GTVT, UBND tỉnh Lạng Sơn và chủ đầu tư mới chỉ nghĩ và tính đến tổng mức đầu tư dự án và thời gian hoàn vốn nhanh mà không nghĩ đến sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp vận tải?!
Dự án cao tốc Bắc Giang- Lạng Sơn và hợp phần tăng cường mặt đường QL1 đoạn Km1 800 - Km106 500 tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng, do Công ty CP BOT Bắc Giang - Lạng Sơn làm chủ đầu tư, triển khai theo hình thức hợp đồng BOT.
Điểm đầu dự án Km 45 100 (giao QL1, Sao Mai, Chi Lăng, Lạng Sơn), điểm cuối Km108 500, nối với điểm cuối dự án QL 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang. Tổng chiều dài tuyến cao tốc là 63,86 Km.
Lê Cường
Theo DĐDN
Doanh nghiệp vận tải phải nghiên cứu Nghị định 100 để nhắc nhở lái xe Lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu lưu ý các đơn vị kinh doanh vận tải dành thời gian nghiên cứu Nghị định 100/2019/NĐ-CP để nhắc nhở các lái xe. Bến xe Bạc Liêu (phường 7, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu). Ảnh: Gia Minh Ngày 10/1, Sở GTVT tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp triển khai kế hoạch phục vụ Tết Nguyên...