Yêu cầu dừng đào tạo chương trình liên kết đào tạo nước ngoài không thực hiện đúng cam kết
Chương trình liên kết đào tạo nước ngoài nào không thực hiện đúng cam kết, hoặc không bảo đảm theo Nghị định số 86 của Chính phủ, Bộ GD-ĐT sẽ yêu cầu dừng đào tạo
Theo quy định hiện hành, các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước nếu đủ điều kiện tự chủ theo quy định của luật được tự chủ mở ngành đào tạo và mở chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Cơ hội và thách thức
Tại cuộc tọa đàm “Liên kết đào tạo đại học với nước ngoài tại Việt Nam: Thực trạng và định hướng phát triển” vừa được báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, nhận định việc liên kết đào tạo với các nước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Du nhập các chương trình tiên tiến của các nước giúp cho các trường đại học được tiệm cận dần với các chương trình tiên tiến. Đây là cơ hội để giáo dục đại học nước ta rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và thế giới.
Các đại biểu phát biểu tại tọa đàm
“Chúng ta cần xem việc liên kết đào tạo này vừa là cơ hội vừa là thách thức. Liên kết đào tạo có nhiều cái lợi nếu chớp được cơ hội, trong quá trình tiếp cận các nội dung liên kết đào tạo, đối tác đào tạo đúng sẽ nâng tầm giáo dục đại học, người học của chúng ta có lợi. Nhưng nếu lựa chọn không chuẩn xác, đối tác liên kết không đúng tầm, sẽ là bất lợi. Đây là những điều cần lưu ý trong quá trình thực hiện” – bà Nguyễn Thị Mai Hoa khẳng định.
Video đang HOT
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động, trong đó có tới 62,71% cơ sở giáo dục đại học đối tác nước ngoài không được xếp hạng hoặc nằm ngoài danh sách 1.000 trường đại học trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học, nhiều chương trình đại học đã được xếp hạng và lọt top 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới.
Bên cạnh đó, còn hạn chế trong chất lượng tuyển sinh đầu vào và hạn chế về việc hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam không thu được những tác động tích cực từ các Chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài… Thực tế này đã làm mất đi phần nào ý nghĩa và sứ mệnh của các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài.
Trước những băn khoăn về đối tác nước ngoài liên kết với các trường ĐH Việt Nam có thực sự chất lượng, PGS-TS Nguyễn Thu Thuỷ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho rằng tiêu chí về xếp hạng không phải là tiêu chí bắt buộc để lựa chọn liên kết đào tạo, cũng không nằm trong quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng như Nghị định 86/2018/NĐ-CP. Tuy nhiên, tất cả các chương trình, bao gồm cả các chương trình liên kết đào tạo được mở ra tại các trường đều được kiểm định, bảo đảm theo các yêu cầu của Luật và Nghị định trên. Dự kiến, trong năm 2023, Bộ GD-ĐT sẽ có thông tư về quản lý và đào tạo của chương trình liên kết đào tạo nước ngoài.
“Việc xếp hạng của các trường đối tác trên thế giới không phải là tất cả, bởi lẽ có những trường tốt nhưng không tham dự bất kỳ bảng xếp hạng nào. Tại Việt Nam, việc nhiều trường xuất hiện trong các bảng xếp hạng là động lực để các đối tác chọn lựa liên kết tốt hơn, bởi lẽ, không trường nào muốn liên kết với trường kém hơn mình. Với 6 cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam được xếp hạng trên thế giới đã mở ra cơ hội cho chính các nhà trường trong việc liên kết đào tạo với các trường đại học ở quốc gia khác” – Vụ trưởng Nguyễn Thu Thủy nói.
Yêu cầu dừng đào tạo nếu không thực hiện đúng cam kết
Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy cho hay chương trình liên kết đào tạo nước ngoài nào không đúng cam kết, hoặc không bảo đảm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì Bộ sẽ yêu cầu dừng đào tạo
Một trong những hạn chế của chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài hiện nay của chương trình đại học là chất lượng tuyển sinh đầu vào như năng lực ngoại ngữ, kết quả học bạ và điểm thi THPT tương đối thấp mà nhiều trường đại học đã tuyển…
Trả lời câu hỏi chất lượng đầu vào như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng của chương trình đào tạo không, PGS Nguyễn Thu Thuỷ cho rằng theo xu hướng trên thế giới, các trường đào tạo có tiếng thường chú trọng thắt chặt đầu ra, hướng đi này nhằm bảo đảm cơ hội học tập cho người học. Còn ở Việt Nam, theo quy định hiện hành tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ, trường hợp cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài và trường hợp đồng thời cấp văn bằng của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và văn bằng của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài, đối tượng tuyển sinh ít nhất phải có trình độ Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (ít nhất IELTS 5.5).
“Năng lực ngoại ngữ như vậy mới có thể học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh không qua phiên dịch. Với các điều kiện đầu vào này, tôi cho rằng, sinh viên Việt Nam khi cầm được các tấm bằng do các nhà trường liên kết đào tạo cấp là xứng đáng với năng lực của các em” – bà Nguyễn Thu Thủy khẳng định.
Liên quan đến việc bảo đảm chất lượng của các chương trình liên kết đào tạo, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH cho hay thêm căn cứ vào kết quả kiểm tra hậu kiểm, chương trình liên kết đào tạo nước ngoài nào không đúng cam kết, hoặc không bảo đảm theo Nghị định số 86/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì Bộ sẽ yêu cầu dừng đào tạo. Trong trường hợp đó, dĩ nhiên, người học không có lỗi, lỗi là ở các nhà trường, vì vậy, các em được tạo điều kiện để chuyển sang học các chương trình tương tự khác.
Nghiêm cấm học sinh, giáo viên sử dụng pháo nổ trái phép
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học trực thuộc yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ trong các cơ sở giáo dục.
Một buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật dành cho học sinh.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thời gian vừa qua, các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố đã triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý, tuyên truyền, đấu tranh với các hành vi vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ, góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô. Thời gian tới là thời điểm Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ có nguy cơ gia tăng và diễn biến phức tạp hơn.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ trong các cơ sở giáo dục; tích cực đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng để kiểm tra, phòng ngừa các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ; kiên quyết kiểm điểm, xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu buông lỏng quản lý, để xảy ra các vi phạm pháp luật nghiêm trọng về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ.
Các cơ sở giáo dục cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định liên quan; thường xuyên phối hợp với lực lượng công an trong việc kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về lĩnh vực này.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội nghiêm cấm cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia vào các hoạt động sử dụng sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ trái quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị các cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, tuyên truyền vận động người dân giao nộp, thu hồi triệt để vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo nổ cho cơ quan chức năng thực hiện quản lý, tiêu hủy theo chức năng nhiệm vụ.
Nâng cao hiệu quả liên kết giáo dục, đào tạo với nước ngoài Hiện nhiều quốc gia có chương trình đào tạo tại Việt Nam như Vương quốc Anh, chiếm số lượng lớn và áp đảo. Tiếp theo là Mỹ, Pháp, Úc, sau đó là Hàn Quốc, Nhật, Newzealand. Cả nước có khoảng 25 nghìn sinh viên đang theo học các chương trình liên kết nước ngoài. Số lượng này chưa phải nhiều, nhưng chúng ta...