Yêu cầu công khai về học phí năm học 2012-2013
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học yêu cầu việc thực hiện nghiêm túc Quy chế công khai trong năm học 2012-2013.
Theo đó các trường phải công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế; công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và công khai tài chính.
Bộ GD-ĐT yêu cầu các đơn vị công khai chất lượng giáo dục thực tế về tỷ lệ sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp năm 2011 có việc làm; công khai diện tích sàn xây dựng phục vụ trực tiếp cho quá trình đào tạo; công khai đội ngũ giảng viên cơ hữu và hợp đồng dài hạn; công khai học phí các hệ đào tạo năm học 2012-2013.
Các trường thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử (website) của trường và công khai tại trường.
Video đang HOT
Đặc biệt, Bộ GD-ĐT lưu ý các trường phải cập nhật thông tin mới của năm học 2012-2013.
Theo thanh niên
Chấn chỉnh công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ
Trước việc nhiều cơ sở giáo dục ĐH chưa xây dựng và quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định và số nơi thực hiện cấp bản sao không đúng, ngày 5/11, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý đã có công văn gửi các đơn vị yêu cầu chấn chỉnh.
Bộ GD-ĐT cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2012, Bộ đã thực hiện kiểm tra công tác quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ tại một số cơ sở giáo dục đại học. Kết quả kiểm tra cho thấy, không ít cơ sở giáo dục đại học chưa xây dựng và quản lý sổ gốc theo quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân như: sổ gốc không theo mẫu, không đóng dấu giáp lai, sổ gốc chưa đảm bảo để bảo quản, lưu trữ lâu dài, nội dung ghi trong sổ gốc còn bị tẩy xóa, sửa chữa.
Các cơ sở giáo dục đại học đã kiểm tra đều chưa thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc cho người học theo quy định. Một số nơi thực hiện không đúng quy định như cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo hoặc thực hiện không đúng thẩm quyền như chứng thực bản sao so với bản chính. Các cơ sở giáo dục đại học cần xây dựng mẫu bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc đảm bảo nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 23 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT thực hiện việc cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc theo trình tự, thủ tục quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT ngày 20/6/2012 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
Kết quả kiểm tra cho thấy, một số cơ sở giáo dục đại học thực hiện việc huỷ phôi văn bằng, chứng chỉ không đúng quy định như không lập hội đồng hủy, không có biên bản hủy phôi hoặc có biên bản nhưng không nêu rõ lý do hủy. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần lập hồ sơ quản lý phôi văn bằng, chứng chỉ và thực hiện việc hủy phôi văn bằng, chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 15 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT và khoản 7 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Đối với việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ thì một số cơ sở giáo dục đại học tự xây dựng mẫu phôi văn bằng, chứng chỉ không theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi chưa được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt và chưa được Bộ GD-ĐT ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: "Các cơ sở giáo dục đại học chỉ thực hiện việc tự in phôi văn bằng, chứng chỉ khi được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phê duyệt mẫu phôi và khi được ủy quyền tự in phôi văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT".
Liên quan đến việc cấp văn bằng, chứng chỉ, Bộ GD-ĐT cho hay, một số cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ khi người học hoàn thành chương trình đào tạo, chưa đến lấy văn bằng tốt nghiệp nên nhà trường chưa ghi văn bằng để cấp cho người học dẫn đến việc sau một thời gian dài khi người học đến nhận bằng thì không còn phôi văn bằng tại thời điểm người học tốt nghiệp hoặc cơ sở giáo dục có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ đã được đổi tên, đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự thay đổi về thẩm quyền. Thực tế trên làm cho quyền lợi của người học không được bảo đảm. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học đúng thời hạn quy định tại Điều 18 Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT.
Ngoài ra, có cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện đúng quy định về việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ vẫn còn tình trạng cơ sở giáo dục thu hồi văn bằng bị ghi sai đã cấp phát cho người học sử dụng và cấp lại bằng mới cho người học, vi phạm nguyên tắc cấp văn bằng, chứng chỉ: "Bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại" thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng không đúng quy định như không ban hành quyết định chỉnh sửa, cấp Giấy chứng nhận cho người học không đúng thẩm quyền. Do đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ theo đúng quy định tại khoản 9, khoản 10 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Về việc công bố công khai nội dung cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử thì phần lớn cơ sở giáo dục đại học được kiểm tra chưa thực hiện nghiêm túc việc công bố công khai về cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục hoặc đã thực hiện việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung công bố chưa đầy đủ, khó tra cứu.
Bộ GD-ĐT nhấn mạnh: Mục tiêu công khai, minh bạch hoạt động đào tạo và cấp văn bằng, chứng chỉ là giúp cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động cấp phát văn bằng, chứng chỉ, hạn chế tình trạng gian lận và tiêu cực trong việc cấp văn bằng, chứng chỉ. Các sở GD-ĐT, cơ sở giáo dục đại học cần thực hiện ngay việc công bố thông tin cấp phát văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị theo yêu cầu quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Để chấn chỉnh việc này, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục báo cáo việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ về Bộ GD-ĐT trước ngày 30/11 hằng năm. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ GD-ĐT tiếp tục thực hiện việc thanh tra, kiểm tra công tác này để kịp thời xử lý, chấn chỉnh, bảo đảm thực hiện đúng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học và thẩm quyền của các sở GD-ĐT trong quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ, thực hiện quản lý thống nhất về văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại Điều 14 Luật Giáo dục.
S.H
Theo dân trí
Biến tướng đào tạo liên thông Không ít trường ĐH đã mở ra nhiều hệ đào tạo chủ yếu để lấy những thí sinh thi trượt ĐH hệ chính quy. Lập lờ chiêu sinh Nhiều thí sinh (TS) thi trượt ĐH nhận được giấy báo nhập học của Trường ĐH Hòa Bình cho biết đã trúng tuyển vào hệ "ĐH liên thông 2 giai đoạn". Giấy gọi của ĐH...