Giải quyết bài toán 50% giảng viên chưa có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ

Theo dõi VGT trên

Tổng số giảng viên ĐH, CĐ ở nước ta đến nay là 77.500 người, trong đó 50% giảng viên các cơ sở giáo dục đại học chưa có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ. Dự thảo Luật Giáo dục Đại học đã đưa ra giải pháp để giải bài toán này.

Giải quyết bài toán 50% giảng viên chưa có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ - Hình 1

Số giảng viên có trình độ Tiến sĩ ở Việt Nam chiếm tỷ lệ khoảng 10% trên tổng số 77.500 giảng viên.

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tổng số giảng viên ĐH, CĐ ở nước ta đến nay là 77.500 người, trong đó giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư chiếm tỷ lệ 3,5% giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 10% và giảng viên có trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Như vậy còn khoảng 50% giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) chưa có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ. Vì vậy nếu qui định cứng trong Luật GDĐH là giảng viên ĐH phải có trình độ Thạc sĩ trở lên thì khi Luật có hiệu lực sẽ có khoảng 50% số cán bộ giảng dạy hiện nay không được dạy, đồng nghĩa với việc giảm 50% qui mô đào tạo.

Trên thực tế thì hầu hết các trường ĐH nước ta hiện nay đều phải nhận cán bộ có trình độ ban đầu là ĐH để đào tạo bồi dưỡng thành cán bộ giảng dạy có trình độ cao hơn. Có những ngành đặc thù mà trong nước chưa có chương trình đào tạo sau ĐH nên không có cán bộ trình độ thạc sĩ.

Trong các đợt kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 50 của Quốc hội khóa 12 vừa qua về điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, Bộ GD-ĐT đã phải cho dừng tuyển sinh nhiều ngành do không đủ điều kiện tối thiểu về số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ (mỗi ngành chỉ cần có 1 Tiến sĩ và 3 Thạc sĩ. Nhiều cơ sở GDĐH lúc mở ngành đăng ký đủ số lượng giảng viên theo quy đinh nhưng trong quá trình đào tạo đã không giữ được số lượng giảng viên có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ).

Về tiêu chuẩn giảng viên ĐH, CĐ, dự thảo Luật GDĐH dẫn chiếu quy định tại điểm e khoản 1 Điều 77 của Luật GD. Theo đó giảng viên CĐ, ĐH phải có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có một số ý kiến chưa đồng tình với tiêu chuẩn này và cho rằng giảng viên ĐH phải có trình độ thạc sĩ trở lên. Về chất lượng giảng viên ĐH, GS. Bành Tiến Long, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đề xuất dự thảo luật nên qui định cho các đối tượng có trình độ tiến sĩ hoặc học hàm PGS, GS được kéo dài thời gian công tác vì tỉ lệ giảng viên có trình độ cao hiện nay còn rất thấp, việc đào tạo bổ sung không kịp số người về hưu.

Kéo dài thời gian giảng dạy với giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ

Vậy giải quyết bài toán này như thế nào? Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo chất lượng giảng viên ngày càng được nâng cao, điều 53 của dự thảo Luật GDĐH 3 qui định:”Hiệu trưởng cơ sở GDĐH ưu tiên tuyển dụng người có trình độ cao hơn trình độ được quy định”. Khoản 6 Điều 10 dự thảo Luật GDĐH quy định chính sách của Nhà nước về phát triển đội ngũ giảng viên: “Có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên có trình đô tiên sĩ và chức danh giáo sư, phó giáo sư của các cơ sở GDĐH”.

Video đang HOT

Đồng thời, dự thảo Luật cũng quy định chính sách thu hút, kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, để tiếp tục làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong các cơ sở GDĐH: “Giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ công tác trong cơ sở GDĐH được kéo dài thời gian làm viêc kê từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đê giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nêu giảng viên có đủ sức khỏe, tự nguyên kéo dài thời gian làm việc và cơ sở GDĐH có nhu câu” (Điều 55 dự thảo 3).

Chức danh của giảng viên giảng dạy trong các cơ sở GDĐH quy định trong dự thảo Luật GDĐH khác so với các quy định hiện hành, cụ thể là tại khoản 2 Điều 53 dự thảo Luật quy định: “Chức danh của giảng viên bao gôm: trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư và giáo sư”.

Thứ trưởng Ga cho hay, Dự thảo Luật cũng quy định rõ các quyền của giảng viên, như: được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được tạo điều kiện về chỗ ở, được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định tham gia quản lý và giám sát cơ sở GDĐH, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với các cơ sở GDĐH, cơ sở nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được khen thưởng theo quy định của pháp luật…

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Các trường ĐH được quyết định mức thu học phí

Lợi nhuận, phi lợi nhuận và học phí đại học là vấn đề gây tranh cãi nhất trong các dự thảo Luật Giáo dục Đại học trước đây.

"Nóng" vấn đề lợi nhuận, phi lợi nhuận và tài chính đại học

Ông Trần Quốc Toản - nguyên Phó Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, dự thảo 2 của Luật Giáo dục đại học (GDHĐ) chưa phân biệt rạch ròi trường đại học vì lợi nhuận và trường đại học không vì lợi nhuận ngay từ đầu để có chính sách hỗ trợ phù hợp. Cơ cấu hội đồng quản trị của hai loại trường này cũng khác nhau. Trường vì lợi nhuận thì cơ cấu hội đồng quản trị như doanh nghiệp còn trường không vì lợi nhuận, cơ cấu hội đồng quản trị mang tính hàn lâm.

GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm UBVHGDTNTNNĐ cho rằng: "Trong bối cảnh nước ta hiện nay, việc qui định các trường tư thục không chia lợi nhuận hay chia lợi nhuận bằng lãi suất ngân hàng có thể được xem là trường không vì lợi nhuận. Cụm từ "phi lợi nhuận" sẽ dành cho các trường đại học tư thục hoàn toàn không phân chia lợi nhuận trong tương lai".

Về tài chính đại học, theo ông Đặng Văn Định - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH Chu Văn An, việc qui định phần tài chính mà các trường đại học tư thục dùng để tái đầu tư phát triển nhà trường được miễn thuế là chủ trương rất tốt.

Đối với học phí các trường công lập, GS. Nguyễn Văn Nam - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân đề nghị: "Bỏ trần học phí để các trường công lập tự điều chỉnh mức thu học phí cho phù hợp với chi phí đào tạo. Khi đó các trường có thể giảm qui mô để nâng cao chất lượng".

Còn ông Lê Vinh Danh - Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng: "Dự thảo luật nên qui định sử dụng ngân sách nhà nước chỉ để bao cấp một số sinh viên của các trường đại học tinh hoa. Các trường công lập còn lại tự thu học phí để trang trải chi phí đào tạo".

Để tăng học phí mà người học vẫn chi trả được, GS. Phạm Phụ đề nghị Nhà nước vay vốn nước ngoài rồi cho sinh viên vay lại để học. Để đảm bảo tính công bằng trong đầu tư của nhà nước cho các trường đại học công lập và ngoài công lập.

GS. Trần Hồng Quân - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT yêu cầu dự thảo luật đưa ra cơ chế tài chính mới: "Đầu tư trực tiếp cho sinh viên, bất cứ sinh viên đó học ở trường nào. Điều này sẽ tạo động lực để các trường đại học cạnh tranh nâng cao chất lượng".

Các trường ĐH được quyết định mức thu học phí - Hình 1

Các trường đại học được quyết định mức thu học phí.

Giải pháp ngăn chặn hành vi trục lợi trong hoạt động giáo dục

Tiếp thu ý kiến phân tích của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý dự thảo 3 của Luật GDHĐ đã đưa ra các tiêu chí về cơ sở giáo dục không vì lợi nhuận. Dự thảo nêu rõ: "Cơ sở GDHĐ tư thục và cơ sở GDHĐ có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động không vì lợi nhuận nếu phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tư phát triển cơ sở GDHĐ các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tức hoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất huy động tiền gửi bình quân do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố."

Để đảm bảo cho các trường ngoài công lập phát triển bền vững, dự thảo 3 của Luật qui định phần tài chính chênh lệch giữa thu và chi từ hoạt động của cơ sở GDHĐ tư thục được dành ít nhất 25% để đầu tư phát triển cơ sở GDHĐ, cho các hoạt động giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, viên chức, cán bộ quản lý giáo dục, phục vụ cho hoạt động học tập và sinh hoạt của người học hoặc cho các mục đích từ thiện, thực hiện trách nhiệm xã hội. Phần này được miễn thuế. Phần còn lại, phân phối cho các nhà đầu tư và người lao động của cơ sở GDHĐ thì phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

Dự thảo luật cũng qui định giá trị tài sản tích lũy được trong quá trình hoạt động của cơ sở GDHĐ tư thục và giá trị của các tài sản được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng cho cơ sở GDHĐ tư thục là tài sản chung không chia, được quản lý theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển.

Mặt khác, tài sản và đất đai Nhà nước giao cho cơ sở GDHĐ tư thục quản lý và tài sản cơ sở GDHĐ tư thục được tài trợ, ủng hộ, hiến tặng phải được sử dụng đúng mục đích, không chuyển đổi mục đích sử dụng và không được chuyển thành sở hữu tư nhân dưới bất cứ hình thức nào.

Về học phí, dự thảo Luật qui định Chính phủ quy định nội dung, phương pháp xây dựng khung học phí đối với các cơ sở GDHĐ công lập. Cơ sở GDHĐ công lập được chủ động xây dựng và quyết định mức thu học phí nằm trong khung học phí do Chính phủ quy định. Cơ sở GDHĐ thực hiện chương trình đào tạo chất lượng cao được thu học phí tương xứng với chất lượng đào tạo.

Đối với các cơ sở GDHĐ ngoài công lập, cơ sở GDHĐ có vốn đầu tư nước ngoài mức thu học phí do các trường chủ động xây dựng nhưng phải được công bố công khai cùng thời điểm thông báo tuyển sinh.

Như vậy vấn đề gây tranh cãi nhất trong các dự thảo luật GDHĐ trước đây đã được xử lý trong dự thảo luật lần này, đó là qui định cơ sở GDHĐ vì lợi nhuận và không vì lợi nhuận. Trong bối cảnh nước ta hiện nay, khó có trường tư thục nào tìm được các khoản hiến tặng đủ lớn như các trường đại học nước ngoài để có thể trang trải cho mọi hoạt động mà phải dựa vào các nhà đầu tư. Vì vậy những tiêu chí mà dự thảo luật đưa ra lần này là phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta nhằm một mặt, đảm bảo đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học và mặt khác, ngăn chặn những hành vi trục lợi trong hoạt động giáo dục đào tạo.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khung hình hot nhất hôm nay: Hội 6 nàng hậu bị đồn nghỉ chơi, Thuỳ Tiên - Tiểu Vy không sexy bằng 1 ngườiKhung hình hot nhất hôm nay: Hội 6 nàng hậu bị đồn nghỉ chơi, Thuỳ Tiên - Tiểu Vy không sexy bằng 1 người
06:43:50 13/12/2024
"Nửa showbiz" tại đám cưới Khánh Vân: Nhã Phương và 1 mẹ bầu Vbiz gây sốt, Puka - Khả Như "đụng độ""Nửa showbiz" tại đám cưới Khánh Vân: Nhã Phương và 1 mẹ bầu Vbiz gây sốt, Puka - Khả Như "đụng độ"
08:00:47 13/12/2024
Mẹ chồng bắt con dâu mới sinh dậy nấu cơm cho chồng, tôi ngoan ngoãn nấu nướng nhưng khi mâm cơm được bê ra, cả nhà chết điếngMẹ chồng bắt con dâu mới sinh dậy nấu cơm cho chồng, tôi ngoan ngoãn nấu nướng nhưng khi mâm cơm được bê ra, cả nhà chết điếng
05:54:55 13/12/2024
Thương Tín bi đát vì bệnh tật: Vợ kém 32 tuổi tắt điện thoại không tiếp, con trai đã lâu không liên lạcThương Tín bi đát vì bệnh tật: Vợ kém 32 tuổi tắt điện thoại không tiếp, con trai đã lâu không liên lạc
07:35:50 13/12/2024
Chế Linh: "Tôi đã lên sân khấu xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng"Chế Linh: "Tôi đã lên sân khấu xin lỗi Đàm Vĩnh Hưng"
08:22:29 13/12/2024
Bên trong ngôi nhà cổ trăm tuổi của đại gia đình hơn 20 người ở TPHCMBên trong ngôi nhà cổ trăm tuổi của đại gia đình hơn 20 người ở TPHCM
05:38:33 13/12/2024
Bố chồng đòi chuyển đến sống cùng, con dâu thẳng thừng từ chối khiến cả nhà chồng nể phụcBố chồng đòi chuyển đến sống cùng, con dâu thẳng thừng từ chối khiến cả nhà chồng nể phục
05:42:03 13/12/2024
Những cái chết ám ảnh showbiz 2024: Người lặng lẽ qua đời không ai hay, người chọn "tự tử" cho cái kết cuộc đờiNhững cái chết ám ảnh showbiz 2024: Người lặng lẽ qua đời không ai hay, người chọn "tự tử" cho cái kết cuộc đời
07:41:16 13/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua

Bé gái vừa chào đời đã có 4 ngón tay cái mọc 2 bên như càng cua

Sức khỏe

11:41:07 13/12/2024
Tại bệnh viện, gia đình bệnh nhi cho biết, từ khi chào đời bé đã có 4 ngón cái ở hai bên bàn tay, hình thù giống như càng cua.
Doãn Hải My khoe nhan sắc "mẹ một con trông mòn con mắt" cùng Đoàn Văn Hậu đón sinh nhật đặc biệt nhất cuộc đời

Doãn Hải My khoe nhan sắc "mẹ một con trông mòn con mắt" cùng Đoàn Văn Hậu đón sinh nhật đặc biệt nhất cuộc đời

Sao thể thao

11:39:48 13/12/2024
Ngày 12/12, vợ của hậu vệ Đoàn Văn Hậu là Doãn Hải My đón sinh nhật tuổi 23. Trên trang cá nhân hậu vệ đăng bài chúc từ sớm khoe bức ảnh hai vợ chồng diện đồ trắng phía sau là không khí ấm áp của giáng sinh năm 2024.
"Điểm mặt" các doanh nghiệp giúp trùm "cát tặc" Lê Quang Bình chiếm đoạt của Nhà nước gần 300 tỷ đồng?

"Điểm mặt" các doanh nghiệp giúp trùm "cát tặc" Lê Quang Bình chiếm đoạt của Nhà nước gần 300 tỷ đồng?

Pháp luật

11:38:14 13/12/2024
Quá trình khai thác cát trái phép, Phùng Mỹ Luông đã chỉ đạo đồng phạm trực tiếp quản lý xáng cạp khai thác, giao dich bán cát, nhận tiền thanh toán từ khách lẻ để chuyển tiền về cho mình.
Anh Trai bứt phá nhất show Say Hi đạt 1 thành tích cực đỉnh, là nghệ sĩ Việt duy nhất đứng chung BXH này với loạt nghệ sĩ hàng đầu thế giới!

Anh Trai bứt phá nhất show Say Hi đạt 1 thành tích cực đỉnh, là nghệ sĩ Việt duy nhất đứng chung BXH này với loạt nghệ sĩ hàng đầu thế giới!

Nhạc việt

11:36:54 13/12/2024
Dương Domic xuất sắc trở thành nghệ sĩ Việt Nam duy nhất góp mặt vào top 100 MV hàng đầu thế giới tuần này với Mất Kết Nối
Thơ Nguyễn tố "Dưỡng Dướng Dường phong thuỷ" ăn nói sai sự thật giữa lúc bị bắt

Thơ Nguyễn tố "Dưỡng Dướng Dường phong thuỷ" ăn nói sai sự thật giữa lúc bị bắt

Netizen

11:31:22 13/12/2024
Thông tin tiktoker Dưỡng Dướng Dường phong thuỷ sa lưới pháp luật, phạm pháp trong vấn đề kinh doanh đang khiến netizen đồng loạt xôn xao. Giữa lúc rầm rộ trên truyền thông, thì Youtuber Thơ Nguyễn cũng đã chính thức vào cuộc.
Apple công bố giải thưởng game di động hay nhất năm, cái tên khiến ai cũng phải bất ngờ

Apple công bố giải thưởng game di động hay nhất năm, cái tên khiến ai cũng phải bất ngờ

Mọt game

11:25:12 13/12/2024
Với những ai chưa biết thì App Store Awards là giải niên của Apple nhằm tôn vinh các nhà phát triển trên khắp thế giới có trò chơi và ứng dụng tự hào về trải nghiệm người dùng, thiết kế và sự đổi mới đặc biệt.
Quá khứ gây sốc của BLACKPINK

Quá khứ gây sốc của BLACKPINK

Nhạc quốc tế

11:22:05 13/12/2024
Ra mắt năm 2016, đến nay BLACKPINK đã trải qua ngót nghét 9 năm hoạt động, đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, trở thành nhóm nữ số 1 làng nhạc danh xứng với thực .
Kỳ tích của hoa hậu Thanh Thủy và những tiếc nuối nhan sắc Việt 2024

Kỳ tích của hoa hậu Thanh Thủy và những tiếc nuối nhan sắc Việt 2024

Sao việt

11:17:47 13/12/2024
Năm 2024, nhan sắc Việt Nam nổi bật với chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International, Bùi Khánh Linh (Á hậu 3 Miss Intercontinental), Bùi Xuân Hạnh (Top 5 Miss Cosmo)...
Người phụ nữ trung niên "hô biến" ban công mini rộng 3m2 thành không gian thư thái và yên bình nhất trong nhà

Người phụ nữ trung niên "hô biến" ban công mini rộng 3m2 thành không gian thư thái và yên bình nhất trong nhà

Sáng tạo

11:13:24 13/12/2024
Có lẽ trong lòng mỗi người phụ nữ đều có một ước mơ về một khu vườn. Tiếc là không phải ai cũng có cho mình khoảng sân vườn đủ rộng!
Chán diện đồ tập, hot girl chạy bộ cosplay Lara Croft "chất ngất" trên đường đua

Chán diện đồ tập, hot girl chạy bộ cosplay Lara Croft "chất ngất" trên đường đua

Cosplay

11:12:16 13/12/2024
Mới đây, một hot girl chạy bộ đang thu hút sự chú ý của dân tình khi diện trang phục cosplay Lara Croft nổi bật. Cô nàng hóa thân thành nhân vật huyền thoại trong series game Tomb Raider thể hiện sự sáng tạo và cá tính bản thân.
Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm

Người đàn ông nhảy lên lưng gấu Bắc Cực để cứu vợ khỏi nguy hiểm

Lạ vui

11:00:18 13/12/2024
CANADA - Một người đàn ông ở thị trấn Fort Severn First Nation, đã bị thương nặng sau khi đối đầu với gấu trắng Bắc Cực để cứu vợ.