Yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật làm rõ vi phạm của ông Vũ Huy Hoàng
Nghị quyết về chất vấn của Quốc hội nêu rõ, Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ, gây hậu quả nghiêm trọng. Quốc hội giao UB Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong chương trình bế mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV sáng nay, 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp (471/474 đại biểu có mặt tán thành, bằn 95,54% tổng số đại biểu Quốc hội).
Đối với lĩnh vực Nội vụ, Nghị quyết có nội dung thể hiện chính kiến của Quốc hội với nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng.
Cụ thể, Nghị quyết viết: “Quốc hội phê phán nghiêm khắc ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 trước Quốc hội và cử tri cả nước do đã có những vi phạm về công tác cán bộ trong thời gian đảm nhiệm chức vụ nêu trên, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn. Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan bảo vệ pháp luật tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật”.
Dù có ý kiến đề nghị cân nhắc việc đưa vụ việc của ông Vũ Huy Hoàng vào Nghị quyết chất vấn, Quốc hội vẫn quyết định thể hiện sự biểu thị về sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công thương về việc này.
Nghị quyết cũng đồng thời yêu cầu tăng cường công tác giám sát, quản lý cán bộ, làm tốt việc thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu; khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ để xử lý công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc thêm việc đưa trường hợp ông Vũ Huy Hoàng vào nghị quyết này để dùng từ cho phù hợp. Bên cạnh đó, việc “gây hậu quả nghiêm trọng” thường gắn với vi phạm pháp luật về hình sự.
Video đang HOT
Giải trình nội dung này, UB Thường vụ Quốc hội nhận định, sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, Bộ Công Thương, gây nhiều bức xúc trong xã hội, được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn, nên cần được quy định tại nghị quyết để thể hiện chính kiến của Quốc hội.
Còn việc vi phạm về pháp luật hình sự (nếu có) sẽ được các cơ quan chức năng làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với lĩnh vực Công Thương, Quốc hội yêu cầu tư lệnh ngành này ra soat, đanh gia tông thê về thưc trang, mưc đô thiêt hai, khẩn trương xư ly dứt điểm đôi vơi cac dư an thua lỗ, kem hiêu qua, không đê tiếp tục keo dai gây thiêt hai cho Nha nươc; xac đinh ro trach nhiêm và xử lý nghiêm đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân co sai phạm trong quá trình đầu tư, từ đề xuất chủ trương, thẩm định, phê duyệt đến thực hiện đối với các dự án thua lỗ, kém hiệu quả; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực này.
Bộ Công Thương cũng phải tiếp tục thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; hoan thanh danh muc san phâm cơ khi trong điêm; xây dựng lô trinh thưc hiên kê tư năm 2017, cơ chê khuyên khich san xuât để đam bao ty lê nội địa hóa trong công nghiệp ô tô.
Đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Quốc hộ lưu ý việc giám sát chặt chẽ các tác nhân gây ô nhiễm môi trường của Dự án Formosa Hà Tĩnh, theo dõi và có biện pháp phục hồi môi trường biển, thực hiện có hiệu quả công tác bồi thường, sớm ổn định sản xuất và đời sống của người dân trong vùng bị thiệt hại ở các tỉnh miền Trung; bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết của chủ Dự án trước khi đi vào sản xuất.
Quốc hội yêu cầu ngành hoàn thành việc rà soát, đánh giá tổng thể, có giải pháp cụ thể, khả thi để kiểm soát chặt chẽ tình trạng ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước. Thực hiện các biện pháp, bảo đảm không để phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm mới và kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong danh mục đã được rà soát, phê duyệt.
Đối với lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, Quốc hội nhắc nhở việc tổ chức rà soát để thực hiện hiệu quả Luật giáo dục; hoàn thành việc xây dựng và triển khai hiệu quả các đề án, giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo; đổi mới tổ chức công tác thi và tuyển sinh theo lộ trình, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy và học, tránh tạo áp lực cho học sinh và phụ huynh học sinh; tổ chức định hướng nghề nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông phù hợp với cơ cấu phát triển nguồn nhân lực quốc gia.
Với giáo dục phổ thông, Quốc hội yêu cầu thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông bảo đảm chất lượng, phù hợp với định hướng đổi mới, triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019. Với giáo dục đại học, Quốc hội giao nhiệm vụ rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục đại học trên cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo, phân tầng, xếp hạng, cơ cấu đào tạo; thực hiện đồng bộ các giải pháp hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu xã hội, tạo việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
P.Thảo
Theo Dantri
Đề xuất nhiều phương án cách chức nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ Nội vụ đã báo cáo Chính phủ về hướng xử lý kỷ luật hành chính với nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng theo chỉ đạo của Ban Bí thư TƯ Đảng với nhiều phương án đề xuất. Chiều nay, Ban cán sự Đảng Chính phủ tiếp tục họp để xem xét vấn đề này.
Trao đổi với PV Dân trí, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, dù có nhiều phương án đưa ra trong báo cáo, đề xuất của Bộ Nội vụ nhưng Chính phủ vẫn chưa quyết định được việc này.
"Trong số các phương án được đề xuất, chưa thấy phương án nào nổi lên, tối ưu. Chính phủ đang phải bàn thêm đã" - người phát ngôn Chính phủ giải thích, Chính phủ sẽ phải thảo luận, thống nhất phương án để báo cáo Ban Bí thư, Bộ Chính trị.
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, việc kỷ luật cách chức Bộ trưởng với một cán bộ không còn giữ chức vụ này trước nay chưa có tiền lệ.
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phân tích, nói là kỷ luật nhưng không thể công bố cách chức "nguyên Bộ trưởng" với ông Vũ Huy Hoàng là làm ngay được vì việc này cần phải có cơ sở pháp lý, dựa trên căn cứ pháp luật cụ thể.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, kỷ luật nhưng phải đảm bảo đúng pháp lý vì việc "cách chức" Bộ trưởng một người đã nắm giữ trong cả một nhiệm kỳ liên quan đến rất nhiều việc.
Ông Dũng dẫn chứng: "Ví dụ, bây giờ nói là cách chức Bộ trưởng Bộ Công Thương trong nhiệm kỳ 2011-2016 với ông Vũ Huy Hoàng thì tính pháp lý của tất cả những văn bản người ấy đã ký, ban hành suốt thời gian đó thế nào, còn tư cách Bộ trưởng không? Đó là việc cần tính. Cần phải lựa chọn biện pháp nào cho phù hợp để đồng bộ giữa quyết định xử lý kỷ luật bên Đảng với bên chính quyền và cũng phải đúng với quy định, pháp lý nữa".
Nhắc lại nhiều lần quan điểm đây là vấn đề cần làm thận trọng, phải làm thật "chuẩn", không thể vội vàng nhưng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng khẳng định "Thủ tướng đã quán triệt quan điểm, sẽ phải xong sớm, tiến hành sớm" theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư.
Trao đổi thêm về việc phía Quốc hội cũng đang lúng túng, chờ ý kiến từ Chính phủ, người đứng đầu cơ quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng giải thích, việc kỷ luật cách chức Bộ trưởng với một cán bộ không còn giữ chức vụ này trước nay chưa có tiền lệ. Hướng xử lý đặt ra, đặc biệt là về thể chế, pháp luật, nếu phần nào chưa rõ thì thậm chí phải nghiên cứu, bổ sung rồi mới thực hiện được để việc xử lý chuẩn về pháp lý.
"Quy định gì chưa có thì mình phải bổ sung vì không phải chỉ để xử lý trường hợp này mà còn các trường hợp khác về sau nữa chứ" - Bộ trưởng, Chủ niệm Văn phòng Chính phủ nói.
Phía UB Pháp luật của Quốc hội (cơ quan được UB Thường vụ Quốc hội giao nghiên cứu, tham mưu về việc này) cũng đã tham gia họp nhiều lần với Bộ Nội vụ để cùng đưa ra các hướng đề xuất nhưng Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, một điểm vướng mắc khác là về vấn đề thẩm quyền xử lý.
Theo quy định, chức vụ Bộ trưởng do Thủ tướng giới thiệu nhưng việc phê chuẩn thuộc thẩm quyền của Quốc hội, việc bổ nhiệm sau đó lại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước. Khi tiến hành kỷ luật, theo nguyên tắc, ai bổ nhiệm người đó có quyền cách chức mà hiện giờ cả người bổ nhiệm và người được phê chuẩn, bổ nhiệm (nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng) đều đã nghỉ công tác.
Việc xử lý kỷ luật hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng, vì thế, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng "khó vì nhiều lẽ".
P.Thảo
Theo Dantri