Yêu cầu bồi thường thỏa đáng vụ thi hành án sai ở Đồng Nai
Liên quan tới vụ chỉ đạo thi hành án (THA) sai luật ở huyện Trảng Bom (Đồng Nai) mà Pháp Luật TP.HCM đã phản ánh.
Ngày 10-9, Cục THA dân sự tỉnh Đồng Nai đã mời ông Đỗ Hà Cát là đại diện theo pháp luật của Công ty CP Sản xuất bao bì công nghiệp Toàn Cầu (bên mua tài sản đấu giá) đến đối thoại. Tại đây, ông Đỗ Hà Cát đề nghị Cục THA dân sự tỉnh Đồng Nai giải quyết việc chi cục trưởng và chấp hành viên của Chi cục THA dân sự huyện Trảng Bom hoãn việc bán đấu giá trái quy định. Ông cũng yêu cầu Chi cục THA dân sự huyện Trảng Bom phải bồi thường thỏa đáng cho công ty trên cơ sở tính toán hợp lý các chi phí mà công ty đã bỏ ra như phí đi lại, tiền lãi phát sinh…
Cục THA dân sự tỉnh Đồng Nai cho biết sẽ xem xét, giải quyết những ý kiến trên.
Trước đó, vào ngày 22-8, ông Nguyễn Văn Hơn, phụ trách Chi cục THA dân sự huyện Trảng Bom, trong buổi làm việc với ông Đỗ Hà Cát đã thừa nhận việc hoãn bán đấu giá là sai, mong được hết sức thông cảm.
T.DŨNG
Theo PLO
Vụ oan án của 2 cán bộ xã ở Đồng Nai: Phải đình chỉ vì không có tội!
Hành vi của chủ tịch và cán bộ UBND xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai không cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Trên số báo hôm qua (5-9), Pháp Luật TP.HCM đã thông tinchuyện VKSND huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai đình chỉ vụ án do miễn trách nhiệm hình sự cho bốn bị can, trong đó có một cán bộ và một nguyên chủ tịch UBND xã.
Video đang HOT
Sau khi báo đăng, nhiều ý kiến cho rằng trường hợp này VKS phải đình chỉ các bị can ở khoản 2 Điều 107 BLTTHS do hành vi không cấu thành tội phạm mới đúng. Việc đình chỉ với lý do miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 BLHS như vậy thực chất là VKS đang né trách nhiệm xin lỗi, bồi thường oan.
Dưới đây là ý kiến của các luật sư về trường hợp oan án này.
Luật sư NGUYỄN KIỀU HƯNG, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Hành vi không cấu thành tội phạm
Theo thông tin mà bài báo phản ánh thì các chứng cứ chưa đủ cơ sở để cơ quan điều tra xác định anh Trần Đình Hòa và chị Nguyễn Thị Kim Lý chiếm đoạt tài sản của ông Tô Văn Nho và ngân hàng. Bởi ông Nho vẫn đang quản lý thửa đất và ngân hàng cũng xác định không bị thiệt hại.
VKS lập luận: "Tội phạm được hoàn thành từ thời điểm ông Hòa được giải ngân và nhận tiền từ ngân hàng (được thế chấp bằng tài sản không phải của Hòa)" để miễn trách nhiệm hình sự là thiếu cơ sở. Bởi dù không phải dùng tài sản của mình để thế chấp nhưng Hòa vẫn thanh toán tiền lãi và tiền vay thì không có hành vi chiếm đoạt. Tội phạm chỉ cấu thành khi nào ngân hàng đã phát hiện sự việc, yêu cầu Hòa thanh toán nhưng Hòa bỏ trốn, lẩn tránh nhằm cố tình chiếm đoạt khoản tiền này.
VKS viện dẫn khoản 1 Điều 25 BLHS để đình chỉ là không đúng. Bởi tất cả hành vi của những người nói trên không đủ yếu tố cấu thành tội phạm chứ không phải do chuyển biến tình hình (chính sách pháp luật thay đổi).
Anh Trần Bá Đại (từng bị bắt tạm giam gần ba tháng) nói sẽ tiếp tục khiếu nại vì anh không có tội. Ảnh: NGÂN NGA
Luật sư HUỲNH PHƯỚC HIỆP, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Ông Hòa, bà Lý cũng không có tội
Thứ nhất: Nếu ông Tô Văn Nho cho rằng mình bị ông Trần Đình Hòa và bà Nguyễn Thị Kim Lý đã lừa dối để ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì căn cứ theo Điều 132 BLDS, ông Nho có thể khởi kiện ra tòa yêu cầu tuyên giao dịch vô hiệu. Do ông Nho đang quản lý sử dụng đất nên các bên không phải hoàn trả gì cho nhau.
Thứ hai: Về việc vay tài sản giữa ông Hòa và ngân hàng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Nho và ông Hòa chưa được tòa án tuyên là giao dịch vô hiệu. Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Hòa còn giá trị. Việc cho vay và trả nợ không phải căn cứ vào quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Hòa mà căn cứ vào khả năng trả nợ của ông Hòa để ngân hàng quyết định cho vay.
Như vậy cả hai quan hệ pháp luật này không nhằm chiếm đoạt tài sản thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự ông Hòa và bà Lý.
VKS phải ra quyết định đình chỉ vụ án theo khoản 2 Điều 107 BLTTHS về "hành vi không cấu thành tội phạm" mới đúng.
Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH, Đoàn Luật sư TP.HCM:
Có dấu hiệu làm oan cho cả bốn người
Hành vi cấu thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 285 BLHS phải có hai yếu tố cơ bản, đó là: Hành vi thiếu trách nhiệm và gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nên nếu chỉ có hành vi thiếu trách nhiệm mà chưa gây ra hoặc không gây ra hậu quả nghiêm trọng thì cũng không cấu thành tội này.
Hành vi thiếu trách nhiệm của anh Trần Bá Đại (cán bộ địa chính) và ông Võ Văn Bảy (chủ tịch xã) trong việc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là khá rõ. Nhưng hành vi này chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi VKSND huyện Cẩm Mỹ đã xác định ông Hòa, bà Lý không có hành vi lừa đảo ông Nho.
Còn đối với ngân hàng, VKS cũng chỉ xác định là "có dấu hiệu". Cho nên VKSND huyện Cẩm Mỹ xác định hành vi của ông Bảy và ông Đại có dấu hiệu tiếp tay cho Hòa để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng là không đúng. Bởi lỗi thiếu trách nhiệm của ông Đại, ông Bảy chỉ là lỗi vô ý, không phải cố ý cùng thực hiện hành vi phạm tội với ông Hòa, bà Lý. Khi sự việc bị phát hiện, vợ ông Hòa đã đem tài sản khác vào thế chấp, đồng thời ngân hàng không yêu cầu bồi thường thiệt hại. Như vậy, khoản vay của ông Hòa tại ngân hàng đã được bảo đảm bằng tài sản khác nên ngân hàng hoàn toàn không bị thiệt hại gì.
Vì vậy theo tôi, hành vi của ông Bảy, ông Đại chỉ là lỗi hành chính trong việc chứng thực. Việc các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, truy tố và xét xử khi chưa xác định được hậu quả nghiêm trọng từ hành vi thiếu trách nhiệm này là làm oan cho ông Bảy, ông Đại.
Luật sư NGUYỄN THỊ THU THỦY, Đoàn Luật sư TP.HCM, nguyên Phó Chánh Tòa Hình sự TAND TP.HCM:
Truy tố hành vi A lại đi đình chỉ hành vi B
Bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Đồng Nai nhận định người bị hại trong vụ án là Ngân hàng Quân đội. Theo tôi, hành vi này có truy tố hay không là thuộc thẩm quyền của CQĐT Bộ Quốc phòng, không thuộc thẩm quyền của VKSND - TAND huyện Cẩm Mỹ. Vì thế, VKSND huyện Cẩm Mỹ không thể truy tố Hòa về hành vi lừa đảo tài sản của ông Nho mà lại đình chỉ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Quân đội như vậy là sai tố tụng. Ai đời khởi tố, truy tố hành vi A nhưng lại đình chỉ hành vi B khi hành vi này không được đề cập trong cáo trạng!
Đình chỉ với lý do miễn tội Năm 2007, ông Tô Văn Nho (huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai) đến gặp Nguyễn Thị Kim Lý nhờ vay giùm 50 triệu đồng bằng cách thế chấp giấy đỏ. Lý cũng đang cần tiền nên đến gặp Trần Đình Hòa nhờ đứng ra vay tiền ngân hàng giùm. Hòa yêu cầu Lý phải làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ ông Nho sang cho Hòa thì Hòa mới vay được. Lúc đầu Lý không đồng ý nhưng nghe Hòa cam kết sau khi hết hạn vay sẽ trả lại giấy đỏ cho ông Nho thì Lý đồng ý. Sau đó, Lý nhờ một người hàng xóm của anh Trần Bá Đại (cán bộ địa chính xã) mang hồ sơ đến UBND xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ ký chứng thực. Thấy hồ sơ đầy đủ, anh Đại tin tưởng nên đem trình cho chủ tịch xã Võ Văn Bảy ký chứng thực. Sau khi xã ký chứng thực, UBND huyện Cẩm Mỹ đã cấp giấy chủ quyền thửa đất của ông Nho sang cho Hòa. Hòa đem giấy đỏ này đến một Ngân hàng Quân đội thế chấp để vay 500 triệu đồng. Đến năm 2010, khi mang tiền đến trả cho Lý để lấy lại giấy đỏ, ông Nho mới hay sự việc nên làm đơn tố cáo. Sau đó, Hòa, Lý bị VKSND huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bị tòa cùng cấp phạt lần lượt sáu và hai năm tù. Còn anh Đại và ông Bảy bị xử phạt lần lượt 12 tháng và 18 tháng cải tạo không giam giữ về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Sau khi án sơ thẩm bị TAND tỉnh Đồng Nai hủy, VKSND huyện Cẩm Mỹ đã đình chỉ điều tra bị can bốn người với lý do miễn trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 25 BLHS. Hiện anh Đại và ông Bảy đang khiếu nại quyết định đình chỉ này vì cho rằng thật sự mình không có tội.
NGÂN NGA
Theo PLO
Cụ ông 'tử tù' 44 năm gửi đề nghị bồi thường hơn 8 tỷ đồng Gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng. Ngày 1/9, ông Trần Văn Được, đại diện gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) cho biết đã...