Yêu cầu an ninh của Mỹ khi Bill Clinton lần đầu thăm Việt Nam
“Washington đề nghị Hà Nội thực hiện những tiêu chuẩn an ninh mang tính luật lệ khi tổng thống công du, họ yêu cầu có xe bọc thép, pháo cao xạ, máy bay lên thẳng”, ông Lê Văn Bàng, Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ, kể lại.
Các đặc vụ theo sát Tổng thống Mỹ Bill Clinton thời điểm 2000 khi người dân Việt Nam vây quanh ông. Ảnh: AP
An ninh của Mỹ lúc bấy giờ rất lo lắng, đưa ra các đòi hỏi rất cao, vì khi đó ông Clinton đến thăm một nước cựu thù, ông Bàng chia sẻ với VnExpressnhân dịp ông Barack Obama, tổng thống Mỹ thứ ba sắp đến Việt Nam.
Theo cựu đại sứ, các quan chức Mỹ và Việt Nam thời điểm đó không thể tránh khỏi những cuộc tranh luận mang tính “giằng co” về lịch trình làm việc của ông Clinton. Một chương trình được coi là căng thẳng nhất là Mỹ đề nghị Việt Nam sắp xếp để tổng thống đến thăm địa điểm khai quật máy bay Mỹ bị bắn rơi vào năm 1967 ở huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc.
“Vị trí đó ở trong một ngôi làng, đường sá không thuận lợi nên có khá nhiều ý kiến từ Việt Nam không đồng ý, có những người còn lo ngại người dân có thể có phản ứng gì đó. Tuy nhiên, Washington kiên quyết muốn thực hiện, thậm chí muốn đưa cả người quay phim đi theo để cho nhân dân Mỹ thấy Hà Nội đáp ứng yêu cầu của họ, rằng tổng thống rất chú ý tới vấn đề quân nhân mất tích sau chiến tranh”, ông Bàng nói.
Là người luôn đi sát tổng thống Clinton, ông Bàng có thể cảm nhận được “sức nóng” của các mật vụ Mỹ đi theo bảo vệ. Họ thậm chí sẵn sàng “xô đẩy” các quan chức Việt Nam ở những địa điểm đông người. Thời điểm ông Clinton lên ban công trên tầng hai một tòa nhà đối diện Văn Miếu và bắt tay một số thanh niên ở nhà kế bên, ông Bàng đánh giá các mật vụ chắc hẳn phải có chuẩn bị rất kỹ lưỡng thì mới “không hoảng loạn” trong những diễn biến bất ngờ như thế.
Thừa nhận chuyến thăm của ông Clinton diễn ra khi Việt Nam và Mỹ vẫn phải nỗ lực vượt qua những hội chứng chiến tranh, ông Bàng chia sẻ ông cảm thấy rất tự hào về sự chào đón của người dân Việt dành cho tổng thống Mỹ. Sau khi chuyên cơ hạ cánh xuống sân bay Nội Bài vào lúc 24h, có nhiều người dân đứng hai bên đường vẫy chào rất nồng nhiệt xe chở ông Clinton vào thành phố, hoạt động của họ là tự phát chứ không phải do Nhà nước tổ chức. Khi ông Clinton đến thăm Văn Miếu, khoảng hơn 10 cô gái nhận nhiệm vụ giới thiệu về di tích mặc áo dài cùng xúm vào xin chụp ảnh cùng tổng thống.
“Tất cả những gì diễn ra trong chuyến thăm của ông Clinton, từ việc thăm địa điểm khai quật máy bay ở Vĩnh Phúc, thảo luận với các lãnh đạo Việt Nam, buổi nói chuyện với sinh viên ở Đại học Quốc gia, thăm Văn Miếu, đi ăn phở 2000 ở TP HCM cho tới việc bảo đảm an ninh, đã góp phần tạo nên không khí cho mối quan hệ giữa hai nước”, ông Bàng nói.
Theo cựu đại sứ, một vấn đề chính thu hút sự quan tâm của dư luận khi ông Clinton đến thăm Việt Nam lúc đó là Hiệp định thương mại song phương (BTA). Mặc dù hai nước đã ký kết vào tháng 7/2000, 4 tháng trước chuyến đi của tổng thống nhưng vẫn cần Quốc hội Mỹ thông qua để có hiệu lực chính thức. Do đó, chuyến thăm của ông Clinton cần phải thể hiện những điều cần thiết để thuyết phục cả Thượng viện và Hạ viện. Sau đó, đến đầu tháng 10/2001, Quốc hội Mỹ đã thông qua BTA, rồi tổng thống mới lúc đó là George Bush đã ký duyệt hiệp định này.
Khi được hỏi về kỳ vọng của mình trong chuyến thăm sắp tới của ông Obama, ông Bàng cho biết điều ông quan tâm nhất là hai nước làm sao nâng hợp tác lên mức cao hơn so với thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ tháng 7 năm ngoái. Theo đó, có hai vấn đề lớn là Mỹ sẽ tạo điều kiện thế nào để Việt Nam thực hiện Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hợp tác an ninh ở Biển Đông có những tiến triển mới, để tăng cường bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực.
Trước mối quan tâm của dư luận về việc Mỹ có dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam hay không, cựu đại sứ cho biết bản thân ông gần đây đã gặp một số người Mỹ thể hiện sự ủng hộ. Mặc dù Việt Nam và Mỹ còn cần bàn thảo thêm nhưng nếu nhận thấy việc này có lợi cho sự hiện diện của Washington ở châu Á – Thái Bình Dương, giúp ích cho an ninh khu vực thì chính quyền Obama vẫn có thể thực hiện. Ông Bàng cũng trông đợi Mỹ có thể cấp thêm tàu tuần tra nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam.
Đánh giá về thời điểm diễn ra chuyến thăm của ông Obama, khi sắp kết thúc nhiệm kỳ, đặc biệt là triển vọng hợp tác giữa hai nước khi Mỹ sắp có tân tổng thống, cựu đại sứ bày tỏ ông không “bi quan”. Ông Bàng cho rằng gần đây ông Obama vẫn thực hiện những kế hoạch mang tính lịch sử, chẳng hạn như đến thăm Cuba và sắp tới sẽ thăm Hiroshima tại Nhật Bản.
Với tư cách là một người theo dõi quan hệ Việt – Mỹ từ lâu, ông Bàng cho rằng hợp tác giữa hai nước có lúc xấu đi hoặc tốt lên, chịu ảnh hưởng lớn từ mối tương tác giữa các nước lớn và tình hình quốc tế. Trong khi đó vấn đề nội bộ nước Mỹ lại không phải là nhân tố quyết định.
Video đang HOT
“Trong tình hình hiện nay và trong tương lai gần, dù ai lên làm tổng thống Mỹ thì nước này vẫn cần tăng cường quan hệ với Việt Nam, kể cả là đại diện của đảng Dân chủ hay Cộng hòa. Tất nhiên mỗi người có phong cách riêng nhưng tôi tin tưởng hợp tác hai nước sẽ có tiến triển tốt”, ông Bàng nói.
Việt Anh
Theo VNE
Donald Trump và Hillary Clinton: Vì sao từ bạn lại thành thù?
Cho dù liên tục khoe khoang về khối tài sản khổng lồ, cũng như thường xuyên khiến người dân Mỹ cũng như toàn thế giới 'dậy sóng' bằng những tuyên ngôn gây sốc trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, song dường như có một thứ mà Donald Trump không hề muốn nhắc lại, đó là mối quan hệ 'thân tình' trong quá khứ với chính đối thủ của ông, bà Hillary Clinton.
Từ bạn...
Trong quá khứ, gia đình Clinton và Trump đều khá thân thiết với nhau. Khi Donald Trump kết hôn lần thứ ba với người vợ hiện tại là cựu người mẫu Melania Knauss, bà Hillary đã được ông trùm bất động sản thân chinh mời đến dự lễ cưới với tư cách khách mời đặc biệt. Chồng bà Hillary, cựu tổng thống Bill Clinton, cũng đã đến góp vui với Trump tại một bữa tiệc được tổ chức sau đó.
Vợ chồng bà Hillary Clinton đã từng đến dự đám cưới của Trump (ảnh: Maring Photography/Getty Images)
Không chỉ các bậc phụ huynh, hai ái nữ nhà Clinton và Trump là Chelsea và Ivanka từ lâu đã trở thành đôi bạn tri kỷ. "Ivanka và Chelsea gặp gỡ nhau bên ngoài và họ còn rủ chồng đi chơi cùng" - bà Emily Heil, một cây bút của tờWashington Post, chia sẻ. Bà Heil nói thêm: "Họ quá hiểu về nhau. Nếu có ai đó cảm nhận được những điều Chelsea Clinton đã trải qua thì đó là Ivanka Trump".
Trong thời gian bà Hillary giữ cương vị người đứng đầu bộ Ngoại giao, Donald Trump đã vô cùng hào phóng những lời khen tặng dành cho "bông hồng thép" trên chính trường Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn trên kênh CNN vào năm 2007, khi bà Hillary lần đầu tiên ra tranh cử Tổng thống, Trump đã ca ngợi cựu đệ nhất phu nhân là một người "tuyệt vời", người "luôn hoàn thành tốt công việc của mình". Ông cũng đánh giá cao nỗ lực của bà Hillary trong tiến trình cắt đứt thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Hai ái nữ Ivanka Trump và Chelsea Clinton (ảnh: Getty)
Mới đây, truyền thông Mỹ đã lục lại một bài viết của Trump trên trang web trường đại học thuộc quyền sở hữu của chính tỷ phú này. Cụ thể, lịch sử lưu trữ của trang web TrumpUniversity.org vào năm 2008 cho thấy Trump đã từng không tiếc lời tâng bốc ứng cử viên đảng Dân chủ lúc đó: "Bà ấy sẽ trở thành một Tổng thống vĩ đại." Những lời khen tặng này được cho là nhằm thể hiện sự cổ vũ đối với bà Hillary, khi trong thời điểm đó bà đang phải chịu sức ép đến từ những thắng lợi của đối thủ Barack Obama tại các cuộc bầu cử sơ bộ.
Khi được hỏi về triển vọng bước chân vào chính trường, cụ thể là gia nhập cuộc chạy đua vào vị trí ông chủ Nhà Trắng năm 2012, Trump đã lên tiếng phủ nhận, cho rằng mình vẫn chưa sẵn sàng "chuốc lấy rắc rối vào bản thân". Cảm thấy chưa đủ, Trump lại tiếp tục tán dương những lời "có cánh" tới bà Hillary. "Hillary Clinton là một ngoại trưởng tuyệt vời. Tôi phải thiên vị vì tôi đã từng quen biết bà ấy trong nhiều năm. Tôi đang sống ở New York, bà ấy cũng vậy. Tôi thực sự quý trọng hai vợ chồng bà ấy rất nhiều."
Trump từng ca ngợi bà Hillary là "một người phụ nữ tuyệt vời" (ảnh: Fox/Daily Mail)
Bên cạnh đó, theo Washington Post, Trump và cựu tổng thống Bill Clinton đã từng có cuộc trao đổi "thân tình" qua điện thoại vào tháng 5/2015, ngay trong khoảng thời gian Trump chuẩn bị tham gia vào cuộc đua tranh chức Tổng thống Mỹ. Mặc dù văn phòng bà Hillary cho biết cả hai người chỉ trò chuyện một cách bình thường và hoàn toàn không liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, song theo một số nguồn tin khác, Bill đã khuyến khích Trump giữ vai trò lớn hơn trong Đảng Cộng hòa. Ngoài ra, cựu tổng thống còn chăm chú lắng nghe và phân tích triển vọng của Trump, song ông không thúc giục Trump chạy đua, thay vào đó, tò mò về động thái của Trump nhằm hướng đến chiếc ghế tổng thống.
Tuy nhiên, gây bất ngờ lớn nhất vẫn là việc Trump đã từng là người của Đảng Dân chủ cho dù hiện đang đại diện cho Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Trong năm 1987, Trump đã đăng ký trở thành một thành viên đảng Cộng hòa tại New York. Tuy nhiên đến năm 1999, ông chủ của Tổ chức Trump lại đăng ký vào đảng Độc lập rồi quay ngoắt sang đảng Dân chủ vào năm 2001, trước khi chính thức quay trở lại đảng Cộng hòa 8 năm sau đó.
Theo tờ Politico, vào năm 2006, Trump đóng góp tổng số tiền 25.000 USD cho các ủy ban thuộc Dân chủ, song chỉ ủng hộ số tiền "khiêm tốn" 1.000 USD tới Ủy ban Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa. Bên cạnh đó, Trump còn được biết là một trong những nhà tài trợ hào phóng nhất cho Quỹ Clinton. Được biết, tỷ phú này đã quyên góp hơn 100,000 USD cho quỹ phi lợi nhuận của vợ chồng cựu thủ tướng Bill Clinton.
...Thành thù.
Khi cuộc đua vào Nhà Trắng chính thức bắt đầu, cũng là lúc "mối thân tình" giữa ông Donald Trump và bà Hillary Clinton "đột nhiên" rạn nứt. Trong các cuộc tranh luận, cả hai ứng cử viên đều không ngần ngại tung ra những lời chỉ trích, móc mỉa nhau ngay trên sóng truyền hình.
Khi được hỏi về sự có mặt của bà Hillary trong đám cưới của mình, Trump đã ngay lập tức phủ nhận và cho rằng bà Hillary "không còn sự lựa chọn nào khác" và bắt buộc phải đến dự đám cưới của ông, bời tỷ phú này đã tài trợ một khoản tiền lớn cho các chiến dịch của bà.
Bên cạnh đó, sau khi "gây chiến" với cộng đồng người Hồi giáo trên toàn thế giới bằng những phát ngôn gây sốc, Trump không quên "gây thù chuốc oán" với bà Hillary. Ứng cử viên đảng Cộng hòa đã chê bai bà Hillary không có năng lực để trở thành tổng thống, và miêu tả bà là "Ngoại trưởng kém cỏi nhất mà nước Mỹ từng có", vị trí mà bà Hillary đã nắm giữ trong khoảng thời gian từ 2009-2013.
Trump đã mô tả bà Clinton "là Ngoại trưởng kém cỏi nhất mà nước Mỹ từng có" (ảnh: Reuters)
Chưa dừng lại ở đây, Trump đã trực tiếp công kích vào đời tư của bà Hillary khi nhắc lại scandal tình ái của chồng bà. Trên trang Twitter cá nhân, Trump viết rằng: "Bà Clinton đã tuyên bố không để chồng mình nhúng tay vào chiến dịch tranh cử nhưng thực tế ông Bill Clinton là minh họa của một người có "thiên hướng thích tình dục", vì vậy rõ ràng ông ta không đủ tiêu chuẩn". Cụm từ "thiên hướng thích tình dục" là những lời nói mà bà Hillary Clinton từng phát biểu để ám chỉ tỷ phú Donald Trump sau khi ông có những bình luận thành kiến giới tính về việc bà thất bại trong cuộc đua 2008 với Tổng thống Obama. Trước đó, ông cũng liên tục tố cáo cựu Đệ nhất phu nhân là một "kẻ nói dối" và liên tục "dựa hơi chồng" nhằm phục vụ cho mục đích của riêng mình.
Đáp lại những lời công kích từ phía đối thủ, bà Hillary Clinton thẳng thừng phủ nhận mối quan hệ giữa hai người trước đây. Trong một bài phỏng vấn cho tạp chí People, bà Hillary cho biết giữa bà và ông Trump chỉ tồn tại mối quan hệ như những cư dân cùng sinh sống tại New York. "Chúng tôi không phải là bạn. Quả thực chúng tôi có quen nhau ở New York, nhưng tôi cũng biết rất nhiều người nữa ở đó."
Bà Hillary cũng liên tục sử dụng Trump làm "mũi dùi" tấn công vào chiến dịch tranh cử của Đảng cộng hòa, đặc biệt là trong chính sách nhập cư. Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, bà "móc máy" những bình luận mang đậm màu sắc phân biệt đối với những người nhập cư Mexico của Trump và các ứng cử viên khác của Đảng. "Tôi cảm thấy rất xấu hổ và thất vọng với ông ta, cũng như việc Đảng Cộng hòa đã không phản ứng ngay lập tức và yêu cầu ông ta dừng lại." bà Hillary tỏ ra gay gắt. "Họ bày tỏ thái độ từ miễn cưỡng chào mừng cho đến thù địch đối với người nhập cư."
Bà Hillary "bắt tay" với đối thủ Sanders nhằm chỉ trích chính sách nhập cư của Trump (ảnh: Reuters)
Đặc biệt, trong cuộc tranh luận trên truyền hình mới đây, bà Hillary đã có một động thái "không tưởng" khi "bắt tay" với đối thủ trong nội bộ đảng, thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders, nhằm chỉ trích chính sách nhập cư cực đoan của Trump, đồng thời kêu gọi nước Mỹ ngừng ủng hộ ông trùm bất động sản: "Ý tưởng của ông ta là một ngày nào đó sẽ tống 11 triệu người nhập cư ra khỏi nước Mỹ, tôi hy vọng sẽ có rất ít người dân Mỹ ủng hộ ý tưởng ngớ ngẩn này."
Vì sao nên nỗi?
Cho đến nay, vẫn chưa có ai có thể lý giải được bản chất mối quan hệ của Trump với gia đình Clinton. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, cả hai kết thân với nhau chỉ nhằm mục đích có lợi cho bản thân. Trump là một tỷ phú thuộc hàng giàu nhất nhì xứ cờ hoa, trong khi Hillary, cùng với chồng Bill Clinton lại là những người có tiếng nói trên chính trường nước Mỹ.
Như đã đề cập ở trên, sức mạnh đồng tiền của Trump đã giúp cựu ngoại trưởng Mỹ nuôi hy vọng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Trong khi đó, những cuộc trao đổi qua điện thoại đã giúp Trump nhận được những lời tư vấn vô cùng hữu ích đến từ cựu tổng thống Bill Clinton, phu quân của bà Hillary, trước khi chính thức bước vào con đường chính trị.
Mối quan hệ trước đây giữa Trump và Clinton chỉ là vụ lợi? (ảnh: Frontpagemagazine)
Do vậy, khi các quân bài được lật hết cũng là lúc hai ứng cử viên bắt đầu bộc lộ bộ mặt thật của mình. Những ngón đòn "hóc hiểm" nhất cũng đã được tung ra nhằm tấn công vào chính người đã từng đứng ở cùng chiến tuyến với mình. Dường như chính dư luận Mỹ cũng không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra đối với mối quan hệ giữa hai gia đình danh giá bậc nhất New York này.
Hài hước hơn cả, tay bút J.K.Trotter của tờ Foreign Policy lại bày tỏ nghi vấn khi cho rằng Trump thực ra là "vũ khí bí mật" của bà Hillary nhằm giúp bà rộng đường tiến tới Nhà Trắng. Nhà báo này không loại trừ khả năng Trump đang có âm mưu "phá hoại" thanh danh của đảng Cộng hòa bằng những ý tưởng điên rồ sặc mùi bài ngoại và phân biệt chủng tộc, nhằm lôi kéo sự ủng hộ của các cử tri về phía đảng Dân chủ, nơi bà Hillary đang có ưu thế lớn.
Tuy nhiên, "thuyết âm mưu" này đã ngay lập tức bị bác bỏ. Theo đó, những phát ngôn gây tranh cãi của Trump chỉ đơn giản thể hiện một cách chân thực nhất con người của nhà tỷ phú lập dị này. Những ý tưởng đó đi thẳng vào những điểm nóng mà mọi người dân Mỹ quan tâm như vấn đề nhập cư hay khủng bố. Ông chú trọng kết quả và bày tỏ thái độ tiêu cực thẳng thắn trước các chính trị gia cùng giới truyền thông.
Trong bối cảnh người dân Mỹ đã chán ngấy trước những phát ngôn hữu danh vô thực của các chính trị gia, Donald Trump vô tình sở hữu lợi thế so với các ứng cử viên có thâm niên hoạt động chính trị như cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton.
Vân Hồng
Theo Vn Tin nhanh
Số người ký đơn đòi bắt ông Bill Clinton lên gần 100.000 người Số người ký vào đơn yêu cầu bắt giữ cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton với cáo buộc vi phạm luật bầu cử đã lên tới gần 100.000 người. Theo Sputnik News, theo đó, những người ký đơn này đã đến các địa điểm bỏ phiếu bầu cử ở Boston và những khu vực khác ở của bang Massachusetts trong ngày "Siêu thứ...