Yên Khánh phản hồi việc bị phạt thu phí cao tốc TP.HCM-Trung Lương
Ông Phan Duy Lai, Phó Tổng giám đốc Công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long ( CIMP Cửu Long – Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, Tổng công ty vừa có văn bản yêu cầu Công ty cổ phần Tập đoàn Yên Khánh ( Công ty Yên Khánh) phải nộp phạt gần 265 tỷ đồng vì chậm thanh toán Hợp đồng bán quyền thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương.
Đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh-Trung Lương, đoạn trạm thu phí Chợ Đệm (TP.Hồ Chí Minh). (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Cũng theo ông Phan Duy Lai, ngày 30/7, CIMP Cửu Long đã có văn bản số 1910/CIPM-TCKT gửi Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thành Đô tịch thu toàn bộ giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng (100,2 tỷ đồng) tại thư bảo lãnh số 474/TBL-BIDV.TĐ do Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Thành Đô cấp ngày 24/12/2013 để thi hành việc nộp phạt chậm thanh toán Hợp đồng 4746/CIPM – HĐ thay cho Công ty Yên Khánh.
Số tiền còn lại là 164,5 tỷ đồng được thực hiện theo hai phương án. Thứ nhất, Công ty Yên Khánh tự nguyên giao nộp tiền thu phí hàng ngày, chậm nhất từ ngày 1/9, chuyển tiền thu phí hàng ngày tại các trạm thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương cho CIMP Cửu Long để nộp vào ngân sách nhà nước.
Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và CIMP Cửu Long sẽ giám sát việc thu phí hàng ngày của Công ty Yên Khánh tại các trạm thu phí. Số tiền hàng ngày và thời gian thu tiền để đảm bảo thu hồi đủ số tiền phạt còn lại.
Thứ hai, cơ quan nhà nước thẩm quyền cưỡng chế thi hành ngay từ ngày 1/9/2018, Bộ Giao thông Vận tải thu hồi quyền thu phí đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương giao cho CIMP Cửu Long để thu phí nộp vào ngân sách nhà nước.
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương (giai đoạn 1) được Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp tổ chức bán đấu giá quyền thu phí 5 năm (từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2018) để hoàn vốn ngân sách nhà nước. Công ty Yên Khánh là nhà đầu tư đã trúng đấu giá quyền thu phí 5 năm của dự án này.
Đề cập vấn đề này, đại diện Công ty Yên Khánh cho hay, “Sau khi ký kết hợp đồng, Công ty đã hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng.”
Vì vậy, việc CIMP Cửu Long cho rằng Công ty Yên Khánh chưa nộp khoản tiền phạt để ban hành văn bản gửi BIDV Chi nhánh Thành Đô thanh toán khoản tiền bảo lãnh thực hiện Hợp đồng 4746 là không có căn cứ.
Cũng theo đại diện Công ty Yên Khánh, sở dĩ Công ty chưa thực hiện việc trả số tiền phạt do chậm thanh toán vì Hợp đồng 4746 ký với Bộ Giao thông Vận tải là hợp đồng trọn gói nên Công ty không phải thanh toán thêm bất kỳ chi phí nào khác.
Tuy nhiên, từ năm 2017 phát sinh việc tính thuế giá trị gia tăng (VAT) phải nộp tại Cục thuế tỉnh Long An.
Đây không phải là trách nhiệm của Công ty Yên Khánh mà là trách nhiệm nộp của CIMP Cửu Long và CIMP Cửu Long cũng đã yêu cầu Công ty Yên Khánh nộp thay khoản tiền này vào Cục thuế tỉnh Long An.
Mặc dù vậy, đến nay CIMP Cửu Long vẫn chưa thực hiện việc hoàn trả lại cho Công ty Yên Khánh số tiền thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/1/2017 đến ngày 31/12 (dự tính khoảng 121 tỷ đồng).
Video đang HOT
Tính đến hết tháng 7, Công ty Yên Khánh đã ứng trước số tiền 77,729 tỷ đồng để nộp thuế giá trị giá tăng.
“Đối với khoản phạt do chậm tranh toán mà CIMP Cửu Long yêu cầu Công ty Yên Khánh phải nộp, các bên liên quan đã họp và thống nhất xin ý kiến Bộ Tư Pháp về vấn đề hợp đồng, Công ty Yên Khánh đang chờ ý kiến cuối cùng của Bộ Tư pháp, chứ không cố ý dây dưa nộp tiền phạt chậm thanh toán,” đại diện Công ty Yên Khánh trình bày.
Theo Thông báo số 244/TB-TCĐGVN ngày 3/8, Kết luận của Tổng cục trưởng Tổng cục Đường Bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện trong cuộc họp về thu hồi số tiền phạt theo Hợp đồng bán quyền thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương cũng đã yêu cầu: “Việc xác định số tiền phạt do chậm nộp tiền theo hợp đồng bán quyền thu phí cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương, đề nghị CIMP Cửu Long phối hợp với Công ty Yên Khánh tính toán chính xác theo các điều khoản quy định tại hợp đồng 4746.”
Ngoài ra, Công ty Yên Khánh cũng cho hay, trong năm 2014, việc triển khai thi công lắp đặt một số công tình thuộc dự án giao thông thông minh (ITS) đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương ảnh hưởng đến lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường này, quá đó làm ảnh hưởng đến doanh thu thu phí của Yên Khánh.
Tuy nhiên, đến nay Bộ Giao thông Vận tải cũng chưa hoàn trả số tiền hơn 2,3 tỷ đồng đền bù thiệt hại này cho Công ty.
Đại diện Công ty Yên Khánh cho rằng “tối hậu thư” của CIMP Cửu Long về việc thu bảo lãnh, cưỡng chế thu quyền thu phí là không đúng quy định hợp đồng sẽ dẫn đến xáo trộn và gây mất trật tự an ninh, ảnh hưởng đến gần 300 lao động đang làm việc tại các trạm thu phí.
Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của minh, Công ty Yên Khánh buộc phải khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
Liên quan đến nghĩa vụ Nhà nước phải trả cho Công ty Yên Khánh số tiền 115,288 tỷ đồng, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản số 7242/BGTVT-TC báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, phương án 1 cho phép bù trừ số tiền ngân sách nhà nước phải hoàn trả cho Công ty Yên Khánh (tiền hoàn thuế giá trị gia tăng và đền bù thiệt hại do thi công hệ thống ITS).
Công ty Yên Khánh phải nộp số tiền phạt chậm thanh toán còn lại sau khi bù trừ.
Phương án 2, Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, Công ty Yên Khánh phải thực hiện nộp ngân sách nhà nước đủ số tiền chậm thanh toán.
Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí dự toán chi ngân sách năm 2018 cho Bộ Giao thông Vận tải để trả tiền thuế giá trị gia tăng và đền bù thiệt hại do thi công hệ thông ITS (tổng cộng khoảng hơn 115 tỷ đồng).
Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương dài 62km gồm 6 làn xe, được thiết kế với vận tốc 120 km/giờ, kinh phí xây dựng hơn 9.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc đầu tiên dành cho ôtô được thông xe ngày 3/2/2010 giúp rút ngắn thời gian từ Thành phố Hồ Chí Minh-Tiền Giang chỉ còn 30 phút, thay vì 90 phút như trước đây.
Theo vietnamplus
Út "trọc" Đinh Ngọc Hệ thế chấp 29 xe biển quân sự vẫn một mực khẳng định "không có lỗi"
"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng danh nghĩa công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng để có những hành vi tư lợi, vi phạm pháp luật...
Ông Đinh Ngọc Hệ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn, biệt danh "Út trọc" (đứng giữa, hàng sau), tại lễ ký kết hợp đồng dự án đầu tư xây dựng cầu Việt Trì mới theo hình thức BOT.
Ngày 3.12.2017, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Đinh Ngọc Hệ cùng các đồng phạm.
Đinh Ngọc Hệ bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và tội "Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức".
Diễn biến hành vi phạm tội của Út "trọc"
Theo cáo trạng, biết Tổng Cty Thái Sơn - Bộ Quốc phòng có chủ trương mở rộng thị trường, tháng 7.2009, Đinh Ngọc Hệ lúc đó là Phó Trưởng phòng kinh doanh Tổng Cty Thái Sơn đã trao đổi với Cung Đình Minh - Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư đề nghị Ban Tổng giám đốc Tổng Cty Thái Sơn cho thành lập pháp nhân mới.
Pháp nhân mới là doanh nghiệp cổ phần do Tổng Cty Thái Sơn và một số cá nhân góp vốn thành lập, theo mô hình Cty mẹ - con.
Ngày 5.8.2009, đại tá Phùng Danh Thắm - Tổng giám đốc Tổng Cty Thái Sơn đã ký quyết định về việc đầu tư góp vốn, ủy quyền cho Cung Đình Minh là người đại diện vốn của cổ đông, quản lý 30% cổ phần, Đinh Ngọc Hệ là đại diện vốn của cổ đông, quản lý 21% cổ phần vốn điều lệ.
Ngày 19.9.2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho pháp nhân mới là Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn.
Cty này có vốn điều lệ 20 tỉ đồng, trong đó Tổng Cty Thái Sơn góp 51% cổ phần, tương đương 10,2 tỉ đồng, nhưng được các cổ đông cho nợ, khi Cty cổ phần kinh doanh có lãi thì dùng lợi nhuận được chia để góp vốn.
Hai cổ đông khác là Vũ Thị Hoa và Vũ Thị Hoan là cháu ruột Đinh Ngọc Hệ, góp 49% cổ phần tương đương 9,8 tỉ đồng.
Tháng 9.2011, Cty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn đổi tên thành Cty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng do Đinh Ngọc Hệ làm Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Do Cty cổ phần hoạt động không có lãi, Tổng Cty Thái Sơn không được chia lợi nhuận như thỏa thuận góp vốn ban đầu và có nguy cơ xảy ra rủi ro liên quan đến trách nhiệm pháp lý của cổ đông góp vốn, vì vậy, tháng 11.2012, Tổng Cty Thái Sơn quyết định rút 31% vốn cổ phần.
Nhưng đến tháng 8.2013 mới ký được hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần cho bà Lê Thị Thảo (một người quen của Đinh Ngọc Huệ) với giá 0 đồng.
Đến tháng 10.2017, Tổng Cty Thái Sơn chuyển nhượng 20% cổ phần còn lại cho ông Trần Hoài Nam (SN 1973, trú tại quận Gò Vấp, TPHCM) thu được số tiền 1,2 tỉ đồng.
Út "trọc" bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Kết quả điều tra xác định, Tổng Cty Thái Sơn không góp vốn, không được chia lợi nhuận để góp vốn, vì vậy, việc chuyển nhượng vốn cho bà Thảo, ông Nam chỉ là thủ tục để Tổng Cty Thái Sơn rút vốn ảo ra khỏi Cty cổ phần để tránh hậu quả rủi ro về pháp lý.
"Út trọc" lợi dụng danh nghĩa kinh tế quốc phòng để tư lợi
Theo cáo trạng, Đinh Ngọc Hệ đã báo cáo không trung thực về hoạt động của Cty cổ phần, mạo nhận chức năng, nhiệm vụ phục vụ kinh tế Quốc phòng để xin được thi công các dự án, công trình trọng điểm quốc gia.
Thông qua Ban Tổng giám đốc Tổng Cty Thái Sơn, Đinh Ngọc Hệ đã đề nghị các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho mua bằng vốn tự có và đăng ký sử dụng xe ôtô biển quân sự, ôtô biển xanh 80A; trong đó có nhiều xe chỉ huy có giá trị lớn.
Sau khi được các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng cho mua, đăng ký biển quân sự, được miễn nhiều tỉ đồng tiền thuế trước bạ, Đinh Ngọc Hệ đã trực tiếp hoặc chỉ đạo Trần Văn Lâm - Tổng giám đốc điều hành ký các hợp đồng thế chấp các xe ôtô biển quân sự, biển xanh 80A cho các tổ chức tín dụng để vay hoặc bảo lãnh vay tiền.
Cụ thể, 29/38 xe biển quân sự, biển xanh 80A đã thế chấp cho các ngân hàng gồm: Thế chấp cho Ngân hàng PG Bank 12 xe; thế chấp cho Ngân hàng Quân đội MB 6 xe; thế chấp cho Ngân hàng BIDV Chi nhánh Thành Đô, Hà Nội 4 xe biển quân sự; thế chấp 7 xe biển xanh 80A cho Ngân hàng VP bank và Ngân hàng Liên Việt....
Theo cơ quan điều tra, hành vi cho thuê, cho mượn, thế chấp xe biển xanh 80A, xe biển quân sự của Đinh Ngọc Hệ còn dẫn đến bị đơn thư tố cáo, ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước và Quân đội.
Quá trình điều tra, Đinh Ngọc Hệ không thành khẩn khai báo, không thừa nhận hành vi vi phạm của mình, còn cho rằng, là doanh nghiệp thì việc cho thuê, thế chấp xe biển quân sự, biển xanh 80A là hoạt động kinh doanh bình thường.
Đồng thời, Đinh Ngọc Hệ đổ lỗi cho ban giám đốc điều hành và cấp dưới, bản thân Hệ không biết, không có trách nhiệm gì về việc quản lý, sử dụng xe.
CƯỜNG NGÔ
Theo Laodong
Cháy hệ thống điện tại trụ sở ngân hàng BIDV Gia Lai Khoảng 8h sáng ngày 29/6, tại tòa nhà ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV chi nhánh Gia Lai ( 112 Lê Lợi, Tp Pleiku, Gia Lai) đã xảy ra vụ hỏa hoạn. Theo thông tin ban đầu, khoảng 8 giờ sáng cùng ngày, đường dây điện tại thang máy tầng 3 trụ sở Ngân hàng này bất ngờ...