Yên Bái: Lớp “cầm tay chỉ việc” ở đây có gì mà bà con rủ nhau đến học nấu cháo, trồng rau?
Dự án “Lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía bắc” do Quỹ Phát triển xã hội Nhật Bản tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) đã mang lại hiệu quả thiết thực trong chuyển đổi nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái, tạo đà cho giảm nghèo nhanh và bền vững.
Tỉnh Yên Bái hiện có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 2 huyện vùng cao đặc biệt khó khăn là Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Địa hình ở đây chia cắt, thời tiết khắc nghiệt, nhiều hủ tục vẫn tồn tại, làm cản trở quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Sau gần 5 năm thực hiện dự án “Lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em khu vực miền núi phía bắc”, đến nay, có hơn 2.200 hộ thuộc 10 xã vùng đặc biệt khó khăn của Yên Bái được hưởng lợi từ chương trình này. Dự án đã thực sự hiệu quả và đi vào đời sống, tác động tích cực vào ý thức của người dân, thay đổi nếp nghĩ.
Buổi sinh hoạt dinh dưỡng của bà con vùng đặc biệt khó khăn Mù Cang Chải.
Dù cách xa nhau, nhưng đến buổi hẹn sinh hoạt sinh dinh dưỡng, hơn 20 gia đình H’Mông ở bản Tà Chí Lử (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) lại đưa con đến trung tâm tham gia thực hành nấu cháo dinh dưỡng.
Nhờ hướng dẫn, “cầm tay chỉ việc” của các nhân viên y tế thôn bản, nhiều ông chồng đã biết quan tâm, chăm sóc vợ mang thai và nuôi con nhỏ, biết tận dụng đất đai xung quanh nhà để trồng rau, nuôi gà, bổ sung cho bữa ăn hằng ngày, thậm chí nấu cháo dinh dưỡng cho các con.
Anh Thào A Giàng (bản Tà Chí Lử, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải) cho biết: “Nuôi gà, nuôi vịt để cho con hằng ngày có ăn, không để con thiếu ăn. Làm như thế này (Nấu cháo dinh dưỡng – PV) cũng tốt cho con mình, như vậy con được ăn ngon, tôi cảm thấy tốt hơn”.
Đồng bào H’mông huyện Mù Cang Chải chăm sóc gà đen để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày.
Hơn 2 năm nay, người mẹ 2 con Giàng Thị Giở (bản Tà Chí Lử, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải) thường xuyên tham gia các buổi sinh hoạt dinh dưỡng. Nhờ những kiến thức về dinh dưỡng được tập huấn, chị Giàng Thị Giở về áp dụng nấu những bữa ăn hằng ngày cho con: Dùng trứng gà, thịt lợn, rau xanh, củ quả… cùng gạo, đỗ để nấu cháo.
Video đang HOT
Giờ đây, các con của Giở và các gia đình khác ăn ngon hơn, nhờ đó thể trạng và sức khỏe các con tốt hơn.
Chị Giàng Thị Giở chia sẻ: “Nhà tôi cũng trồng rau, nuôi gà, nói chung nhà làm nông nên đó vẫn là công việc chủ yếu. Mình vẫn thường nấu cháo cho các con, thỉnh thoảng nấu phụ cho các con để các con đủ dinh dưỡng, các con không có bệnh tật mình cũng đỡ vất vả hơn”.
Cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ và phụ nữ có thai về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Không chỉ có chương trình dinh dưỡng, các bà mẹ đang mang thai và nuôi con dưới 2 tuổi còn được tham gia hợp phần an ninh lương thực, hỗ trợ thực hiện 4 mô hình bao gồm: Xây dựng vườn rau dinh dưỡng và ủ phân hữu cơ; mô hình chăn nuôi gà theo phương pháp cải tiến; mô hình canh tác lúa bền vững SRI, mô hình trồng đậu tương theo phương pháp cải tiến.
Để triển khai hiệu quả hợp phần này, cán bộ khuyến nông đã chủ động “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn trực quan cho các bà mẹ và các thành viên trong gia đình biết cách chăn nuôi gà đến việc trồng rau đúng kỹ thuật.
Nhờ được “cầm tay chỉ việc” của các cán bộ khuyến nông, anh Mùa A Khua (xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) đã áp dụng thành thành thạo các mô hình nuôi gà, trồng rau. Hiện, anh Khua không chỉ nuôi gà đúng kỹ thuật, mà còn trồng được cả giàn su su, xen lẫn với bí, mùa nào thức ấy, bữa ăn cho các con và gia đình lúc nào cũng đủ chất. Con khỏe, con ngoan và không tin theo hủ tục mê tín, đã giúp cho gia đình Khua luôn hạnh phúc.
“Gà thì tôi nuôi lấy thịt để nấu cháo cho con ăn, rồi là cho vợ trong khi đang chăm sóc trẻ em mấy tháng tuổi, còn rau thì tôi cũng trồng cấy để mình nấu bột cho trẻ con. Tôi rất hạnh phúc khi con tôi lớn và khỏe mạnh” – anh Mùa A Khua phấn khởi nói.
Cán bộ tuyên truyền cách nuôi con bằng sữa mẹ tại Mù Cang Chải.
5 năm trở lại đây, bình quân mỗi năm tỉnh Yên Bái giảm 4,93% hộ nghèo; riêng 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải, mỗi năm giảm trung bình 8,32% hộ nghèo. Hiện có trên 2.000 hộ được tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, hơn 500 phụ nữ có thai được thăm khám, tư vấn sức khỏe sinh sản.
Bà Lương Thị Xuyến – Phó Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ tổng kết lại những mô hình tốt, những kinh nghiệm của các gia đình đã được tham gia dự án và chúng tôi cũng có kế hoạch phát triển, từ các mô hình này lan rộng ra các gia đình khác trong xã đó và trong toàn huyện.
Vừa rồi, khi triển khai các dự án thì chúng tôi sử dụng cây giống, con giống tại địa bàn nên rất phù hợp khí hậu cũng như địa hình của Mù Cang Chải. Sắp tới chúng tôi cũng rất mong muốn dự án này tiếp tục tăng cường tuyên truyền cho bà con trong việc nâng cao nhận thức, tự giác phát triển kinh tế hộ gia đình”.
Yên Bái: Loài cây ra quả đặc sản, cây thấp cho tới cây cao, cây nào cũng đầy trái chín vàng
Táo mèo hay còn được gọi là Sơn Tra, là thứ quà đặc sản của khu vực miền núi Tây Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La,... Nhưng có lẽ nổi tiếng nhất, có mùi vị đặc trưng nhất và trở thành đặc sản, phải kể đến táo mèo ở Yên Bái.
Táo mèo ra hoa trắng vào khoảng cuối mùa xuân (tháng 3 - 4) và bắt đầu cho thu quả từ cuối tháng 8 đến hết tháng 12. Đặc biệt, khoảng thời gian tháng 9, tháng 10 là thời điểm mà táo mèo chín rộ nhất.
Ở Yên Bái, táo mèo được trồng chủ yếu tại các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải, trong đó táo mèo ở Mù Cang Chải được đánh giá là thơm ngon hơn cả.
Những ngày đầu tháng 9 này, những cánh rừng táo mèo ở khắp các huyện Văn Chấn, Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái) bắt đầu vào vụ chín rộ.
Trước đây, táo mèo chủ yếu mọc tự nhiên trong rừng. Khi đến mùa, người dân một số huyện của tỉnh Yên Bái lại vào rừng thu hái táo mèo. Những cây táo mèo có độ cao, muốn hái quả người dân phải leo, trèo...
Hiện nay, táo mèo đang trở thành một trong những cây trồng chính ở một số huyện của Yên Bái. Những cây táo mèo dân trồng có độ cao vừa phải, thậm chí nhiều cây thấp trái đã ra sai trĩu cảnh, người dân chỉ việc đứng dưới đất cũng hái được...
Huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) được coi là "thủ phủ" của táo mèo, bởi táo mèo ở đây ngon hơn cả.
Những đồi táo mèo chín đỏ mang lại thu nhập đáng kể cho các hộ dân tộc Mông ở tỉnh Yên Bái.
Táo mèo là vừa là một vị thuốc quý, vừa có thể chế biến được nhiều món ăn vặt hấp dẫn.
Táo mèo có vị hơi chát và chua thanh, khi chín có thêm vị ngọt.
Táo mèo có thể chế biến với nhiều cách khác nhau: Táo mèo muối xổi, chế biến thành ô mai, hoặc thái lát mỏng và đem phơi khô, dùng để pha nước. Đặc biệt, táo mèo được dùng để ngâm thành rượu táo mèo, có thể gọi là "mỹ tửu" của vùng sơn cước tỉnh Yên Bái. Vào thời điểm này, lên các huyện Mù Cang Chải, Văn Chấn, Trạm Tấu dễ dàng bắt gặp những vạt táo mèo chín vàng cả núi rừng.
Dự báo thời tiết 29/8, Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa rào Dự báo thời tiết 29/8, Hà Nội ban ngày trời nắng, chiều tối có mưa rào và giông rải rác. Trong cơn giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Sáng nay, ở vùng núi Bắc Bộ có mưa rào và giông rải rác, các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái cục bộ có mưa vừa,...