Yên Bái: Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật – động lực để học sinh đến với khoa học
Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 là một sân chơi khoa học ý nghĩa và lý thú hấp dẫn học sinh.
Cô giáo Lục Thị Thu Hoài và 2 học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành tham dự thi
Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Tỉnh Yên Bái có 2 dự án với 4 học sinh tham gia cuộc thi, đây là 2 dự án đạt giải Nhất Cuộc thi KHKT cấp tỉnh năm học 2021 – 2022. Đó là Dự án của học sinh Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành có tên gọi “Thiết bị hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng cho người bị liệt chân” thuộc lĩnh vực Y sinh của bạn Lê Khánh Linh, học sinh lớp 11V và bạn Lê Phạm Hải Nam học sinh lớp 12L do cô giáo Lục Thị Thu Hoài hướng dẫn.
Dự án Công cụ tra hạt bầu quế thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí của học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn là bạn Nguyễn Văn Hải và bạn Lê Minh Tâm lớp 12A3 do cô giáo Hoàng Thị Tuấn hướng dẫn. Với sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, các em học sinh của 2 trường đã hoàn thành xuất sắc phần dự thi của mình.
Các thầy cô và học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn với Dự án Công cụ tra hạt bầu quế thuộc lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí
Video đang HOT
Kết quả 2 Dự án của học sinh Yên Bái là dự án “Thiết bị hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng cho người bị liệt chân” đạt giải Tư và dự án “Công cụ tra hạt bầu quế” đạt giải triển vọng của cuộc thi. Cô giáo Lục Thị Thu Hoài chia sẻ: Đây là một sân chơi hết sức bổ ích và lý thú với học sinh, giúp các em yêu và làm quen với khoa học. Giải thưởng có ý nghĩa động viên tinh thần rất lớn, là động lực để học sinh và các nhà trường tiếp tục tham gia hiệu quả và chất lượng hơn.
Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 với 22 lĩnh vực: Khoa học động vật, Khoa học xã hội và hành vi, Hóa Sinh, Y Sinh và khoa học Sức khỏe, Kỹ thuật Y Sinh, Sinh học tế bào và phân tử, Hóa học, Sinh học trên máy tính và Sinh -Tin, Khoa học Trái đất và Môi trường, Hệ thống nhúng, Năng lượng: Hóa học, Năng lượng: Vật lí, Kỹ thuật cơ khí, Kỹ thuật môi trường, Khoa học vật liệu, Toán học, Vi Sinh, Vật lí và Thiên văn, Khoa học Thực vật, Rô bốt và máy thông minh, Phần mềm hệ thống, Y học chuyển dịch.
Tham gia cuộc thi có71 đơn vị gồm 60 Sở GD&ĐT và 11 Trường THPT trực thuộc Bộ GD&ĐT và thuộc các trường Đại học với 144 dự án, 273 học sinh. Trong đó, cấp THPT có 129 dự án với 244 học sinh, cấp THCS 15 dự án với 29 học sinh. Kết thúc cuộc thi, Ban tổ chức trao 12 giải Nhất, 15 giải Nhì, 17 giải Ba, 27 giải Tư và 23 giải Triển vọng ở tất cả các lĩnh vực đăng ký dự thi.
Hà Nội 'thắng lớn' tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia
Với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Hà Nội là địa phương có thành tích tốt nhất tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm nay.
GD&TĐ - Với 2 giải Nhất, 1 giải Nhì và 1 giải Ba, Hà Nội là địa phương có thành tích tốt nhất tại Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm nay.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội tặng hoa chúc mừng các học sinh.
Chiều 27/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ Bế mạc và trao giải cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 theo hình thức trực tuyến.
Sau 3 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, công tâm, khách quan, phối hợp chặt chẽ, khoa học, trách nhiệm giữa ban tổ chức với các đơn vị dự thi, cuộc thi đã hoàn thành đúng với mục tiêu, quy chế đã đề ra.
Theo đánh giá của Ban giám khảo, các dự án tham dự cuộc thi năm nay đều được đầu tư bài bản, nghiêm túc, có chất lượng cao, xứng đáng là những dự án tiêu biểu của các đơn vị dự thi tham gia cuộc thi.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, năm học 2021-2022 là năm thứ 10, Bộ GD&ĐT tổ chức Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học trên phạm vi toàn quốc. Cuộc thi tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn đe dọa đến sự an toàn học đường, nhiều học sinh vẫn chưa được đến trường.
Vượt qua những khó khăn của hoàn cảnh, cuộc thi tiếp tục thu hút, tập hợp được nhiều nhà khoa học từ các trường đại học, cao đẳng, học viện tham gia hướng dẫn, góp ý, chấm, chọn các dự án tham gia từ cuộc thi cấp tỉnh, thành phố đến cấp quốc gia. Điều đó chứng tỏ khát vọng được học tập, khát vọng được nghiên cứu của học sinh vẫn chiến thắng dịch bệnh và vượt mọi khó khăn.
Thứ trưởng mong muốn, thông qua cuộc thi, các cấp lãnh đạo, quản lý giáo dục sẽ thống nhất nhận thức và coi hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường là một trong những con đường thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng, tăng cường giáo dục toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh trong thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ phát biểu bế mạc.
Các nhà trường, các thầy cô giáo cần tiếp tục động viên, tạo điều kiện để học sinh được thể hiện mình và giúp các em tự phát hiện ra năng khiếu, sở trường của chính mình từ những hoạt động nghiên cứu khoa học; gắn chặt nghiên cứu khoa học với việc thúc đẩy giáo dục STEM, đưa nghiên cứu khoa học đồng hành cùng chủ trương chuyển đổi số trong giáo dục, xây dựng môi trường học đường, môi trường xã hội tiến bộ, văn minh.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cũng hy vọng, các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ sở giáo dục phổ thông, phát hiện và đánh thức năng khiếu, năng lực, đam mê nghiên cứu khoa học của học sinh, tạo môi trường để các ý tưởng sáng tạo có điều kiện thực hiện.
Qua đó, làm cầu nối đưa các sản phẩm nghiên cứu khoa học của học sinh vào thực tiễn để mỗi thành tựu khoa học và chủ nhân của những thành tựu ấy trở thành nguồn cảm hứng cho lớp lớp các thế hệ học sinh.
Cuộc thi được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Kết quả, Ban tổ chức Cuộc thi đã trao 12 giải Nhất, 15 giải Nhì, 17 giải Ba, 27 giải Tư và 23 giải Triển vọng ở tất cả các lĩnh vực đăng ký dự thi.
Các dự án đạt giải Nhất của học sinh Hà Nội tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia gồm: Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng có trách nhiệm bảo vệ môi trường của thanh niên (Phạm Nguyễn Quang Huy, Phạm Nguyễn Gia Bảo - THPT Phan Huy Chú), Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt (Đỗ Minh Quân, Nguyễn Thiên Lương - THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
Các dự án đạt giải Nhì và giải Ba gồm: Nghiên cứu chủng vi sinh phòng chống nấm phytopthora gây bệnh trên cây sầu riêng (Lê Ngọc Minh, Đào Đức Minh - THPT Phan Đình Phùng), Ứng dụng Look&Tell, giải pháp hỗ trợ giao tiếp cho người điếc bằng trí tuệ nhân tạo (Ngô Minh Quang, Mai Khôi Nguyên - THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam).
12 giải Nhất được trao cho các học sinh:
1. Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Thị Thu Phương (THPT chuyên Thái Nguyên), lĩnh vực Y sinh và khoa học sức khỏe.
2. Hoàng Thế Mạnh, Trần Học Hiền Nhi (PT Vùng Cao Việt Bắc), lĩnh vực Khoa học thực vật.
3. Đỗ Minh Quân, Nguyễn Thiên Lương (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam), lĩnh vực Hóa học.
4. Đào Xuân Minh, Nguyễn Lê Cường (THPT chuyên Thái Nguyên), lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử.
5. Trần Minh Anh Thư (THPT chuyên Thủ Khoa Nghĩa, An Giang), lĩnh vực khoa học vật liệu.
6. Lê Xuân Tùng, Nguyễn Viết Trung (THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ), lĩnh vực Kỹ thuật môi trường.
7. Vi Thị Thu Hà, Đào Huỳnh Duy An (THPT Đông Du, Đắk Lắk), lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí.
9. Hệ thống nhúng Nguyễn Minh Tú; Nguyễn Đức Hoàng (THPT chuyên Hưng Yên).
10. Robot và máy thông minh Nguyễn Minh Đức, Dương Thu Trang (Trường Hữu nghị 80).
11. Trần Phong, Trần Mỹ Chi (THPT chuyên Lào Cai), lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
12. Phạm Nguyễn Quang Huy, Phạm Nguyễn Gia Bảo (THPT Phan Huy Chú Đống Đa, Hà Nội), lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi.
71 đơn vị tham gia cuộc thi Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia Từ ngày 25 đến ngày 27/3, cuộc thi Nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm 2021-2022 được Bộ GD&ĐT tổ chức bằng hình thức trực tuyến với 71 đơn vị tham gia. Thứ trường Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại cuộc thi Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, năm học 2021-2022 là...