Ý tưởng “siêu laptop” Ultrabook có thể sụp đổ
Các nhà sản xuất tỏ ra không kham nổi mô hình Ultrabook với giá 1.000 USD/chiếc như dự án của Intel. Lỗi chủ yếu là của Intel khi đề xuất giá bộ xử lý chiếm tới 1/3 máy… “Sát thủ” MacBook Air này khó lòng lộ diện vào tháng 9.
Ngày 5/8/2011, tờ DigiTimes khẳng định các nhà sản xuất máy tính cá nhân đã tỏ ra đuối sức trong việc xuất xưởng những chiếc Ultrabook với tầm giá được Intel đề xuất cho thiết bị này. Điều đó có thể dẫn đến nguy cơ đổ bể việc tung ra thị trường sản phẩm mới vào tháng 9/2011.
Hồi tháng 5/2011, Intel đã tuyên bố ý định xuất xưởng các thiết bị mới mang tên Ultrabook. Đó sẽ là một loại máy tính xách tay mỏng hơn, nhẹ hơn bao giờ hết. Theo ý tưởng của Intel, các thiết bị sẽ giống như MacBook Air: có vỏ nhôm và pin không tháo rời, thay vì ổ cứng thì dùng ổ nhớ flash… Giá của những model này theo ý đồ của Intel phải không được vượt quá 1.000 USD.
Tuy nhiên, mẫu máy khái niệm nêu trên có vẻ chỉ khả thi trên… giấy. Việc sử dụng vỏ kim loại, ổ rắn SSD, pin lithium-polymer và đặt tất cả linh kiện điện tử trên một bảng mạch in đơn để tiết kiệm không gian hoá ra là rất đắt tiền và hầu hết nhà sản xuất không thể giữ giá bán trong vòng 1.000 USD (~20,4 triệu đồng).
Ví dụ, Asus, Công ty đầu tiên giới thiệu Ultrabook, cho thấy rõ ràng không thể đạt mức giá thành trong phạm vi 900 USD (~18,37 triệu đồng), và trên thực tế, chi phí còn cao hơn cả ngưỡng quy định. Ultrabook của Acer, một nhà sản xuất máy tính xách tay lớn khác, dự định sẽ xuất xưởng vào quý 4/2011 với đắt hơn 1.000 USD. SlashGear viết, việc dùng những bộ xử lý mạnh hơn như Core i5 và i7 sẽ kéo theo giá máy lên tới cả 2.000 USD (Intel còn có bộ xử lý Core i3 rẻ tiền hơn).
Video đang HOT
Tạm thời các Ultrabook – “sát thủ” của MacBook Air – đang được coi là các mẫu máy “ngây thơ” vì giá quá cao.
Trong khi đó, giá model cơ bản của MacBook Air là 999 USD với bộ xử lý Core i5 hai nhân, ổ rắn SSD 64GB và thời lượng pin trong chế độ chờ lên tới 30 ngày đêm. Phải nói rằng, Intel đã tránh đề cập đến các thông số cụ thể như vậy, chỉ bóng gió là các thông số sẽ “rất cao”, “tốt hơn so với trước đây” v.v…
Phần lỗi lớn trong thất bại của đa số nhà sản xuất Ultrabook thuộc về Intel – các bộ xử lý của hãng dành cho Ultrabook đã chiếm gần một phần ba giá của các cỗ máy đó. Theo các nhà sản xuất, nếu Intel chịu khó hạ giá bán chip, các nhà sản xuất mới có thể kỳ vọng hạ giá thành xuống mức mong đợi.
Theo những thông tin mới nhất, sang tuần sau, Intel sẽ có cuộc gặp cùng các đối tác để thảo luận vấn đề hạ giá thành các máy tính xách tay mới. Intel đã có bản phác thảo chi phí vật liệu để sản xuất máy: Từ 475-650 USD để sản xuất máy tính xách tay dày 21mm và 493-710 USD để sản xuất máy tính xách tay dày 18mm.
Các nhà sản xuất còn đang gặp phải các vấn đề khác, ví dụ, lượng cung màn hình tinh thể lỏng dành cho việc chế tạo hàng loạt máy tính xách tay mới không đủ đáp ứng, còn kênh phân phối vỏ kim loại hầu như đang do Apple kiểm soát hoàn toàn. Các dòng sản phẩm của Apple toàn dùng khung vỏ nhôm mà không có máy nào dùng vỏ nhựa.
Trong khi đó, Intel không thể làm ngơ trước tin nóng về việc Apple sẽ từ bỏ kiến trúc vi xử lý của Intel để đến với ARM. Theo dự báo của IHS iSuppli, thị phần của ARM trong phân khúc máy tính xách tay năm 2015 sẽ là 23% so với 3% trong năm 2012. Trong bối cảnh như dự báo, cộng với sự giảm hứng thú với các hệ thống truyền thống, cơn sốt máy tính bảng và các xu hướng tiêu cực khác, Intel đang chật vật xoay xở mở ra một chủng loại sản phẩm mới nhằm làm sống lại thị trường máy tính cá nhân mà thu nhập của Intel phụ thuộc vào… Không dễ cho Intel tí nào.
Theo PCWorldVN
Toàn bộ laptop Apple sẽ dùng chip ARM?
Các nhà phân tích đang nghiêm túc nhìn nhận khả năng Apple dùng kiến trúc ARM làm nền tảng cho các máy tính. Chiếc MacBook đầu tiên với bộ xử lý ARM không đầy một năm nữa sẽ ra mắt.
Đến năm 2012, Apple có thể xuất xưởng chiếc laptop đầu tiên được trang bị bộ xử lý ARM. Người ta cho rằng, nó sẽ là chiếc MacBook Air mới chạy chip 4 nhân thế hệ tiếp theo, Apple A6 - tuần báo Barron"s dẫn lời Peter Misek, một nhà phân tích của Jefferies & Co cho hay.
Với MacBook Pro, cho đến thời điểm đó, nhà sản xuất tiếp tục sử dụng các bộ xử lý 64-bit của Intel. Tuy nhiên, đến năm 2016, tất cả máy tính của Apple sẽ được chuyển đổi sang dùng các bộ xử lý của ARM giống như iPhone, iPod Touch và iPad bây giờ, cũng như hầu hết smartphone khác trên thị trường vậy, các chuyên gia dự báo.
Các tin đồn về khả năng chuyển Mac sang kiến trúc ARM đã xuất hiện trước đây. Hồi tháng 5/2011, một nguồn tin cho hay, Apple đã phát triển mẫu thử nghệm của một hệ thống như thế, và các kết quả thử nghiệm đã tỏ ra rất ấn tượng.
Theo ý kiến của ông Peter Misek, việc tích hợp các nền tảng (iOS và OS X) sẽ giúp cho Apple tăng lượng bán các hệ thống của mình vì sẽ trang bị cho chúng những đặc tính hoàn toàn mới, trước hết liên quan đến kích cỡ, khối lượng và thời lượng pin. Theo các tính toán của Misek, thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Apple có thể tăng 50% tương ứng với mỗi lượng hàng bán tăng 1%.
Apple có thể lại trở thành nhà khai sáng mới, lần này là những chiếc máy tính cá nhân nhẹ nhàng nhanh nhẹn trên nền kiến trúc ARM
Theo dự báo của Tudor Brown, Chủ tịch Công ty ARM Holdings, công ty nắm giữ kiến trúc ARM, với việc phát triển các chip thích hợp và bán bản quyền cho các hãng Samsung, Qualcomm và nhiều nhà sản xuất khác, đến năm 2015 ARM sẽ chiếm 50% thị phần bộ vi xử lý dùng cho máy tính di động, tính theo số lượng.
Các nhà phân tích ghi nhận sự giảm hứng thú với các hệ thống máy tính cá nhân truyền thống, một thị trường mà trong mấy năm gần đây phụ thuộc nhiều vào các netbook. Các chuyên gia có khuynh hướng tin rằng chính kiến trúc ARM mới truyền cảm hứng cho máy tính cá nhân trong tương lai, nhất là sau khi chúng giải quyết được một số tồn tại như thiếu sự hỗ trợ điện toán 64-bit.
Theo dự báo của IHS iSuppli, sau khi ra mắt hệ điều hành Windows 8 - hệ điều hành lần đầu tiên hỗ trợ cả hai nền tảng Intel x86 và ARM - thị phần của chip ARM trong phân khúc laptop đến năm 2015 sẽ tăng đến suýt soát 23% so với chỉ 3% vào năm 2012.
Acer là một trong các nhà sản xuất máy tính lớn nhất đang dự định sẽ giới thiệu laptop đầu tiên chạy bộ xử lý ARM trước cuối năm nay. Tuy nhiên, chính Apple mới có thể đóng vai trò xúc tác cho khuynh hướng mới như với trường hợp iPhone và iPad. Từ năm 2008, Apple đã thực hiện hai vụ mua lại công ty chuyên về phát triển các chip tiêu thụ năng lượng thấp. Từ năm 2010, Apple đã bắt tay sản xuất các bộ vi xử lý với nhãn hiệu của mình (mặc dù chính thức thì những bộ xử lý này được sản xuất trên dây chuyền của Samsung)...
Theo PCWorld VN
Microsoft hợp tác cùng Qualcomm tối ưu hóa Mango Microsoft đã hợp tác với Qualcomm để tối ưu hóa trải nghiệm Mango với bộ xử lý Qualcomm Snapdragon để khách hàng được trải nghiệm sự hòa nhập và phối hợp giữa phần cứng, phần mềm và dịch vụ. Thông qua mối quan hệ gắn bó với những công ty như Qualcomm, các thiết bị Windows Phone được chế tạo với những yêu...