Y thư cổ và các bài thuốc từ dê
Ngoài các món ăn thông dụng từ thịt dê, việc sử dụng các sản phẩm khác lấy từ dê để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe đã được ghi lại trong các y thư cổ.
Tim dê bổ tim, giải uất chữa chứng hồi hộp đánh trống ngực; tụy dê nhuận phế, chữa ho; bàng quang dê chữa di niệu; da dê làm ấm tỳ vị chữa chứng hư lao, lưng đau gối mỏi; sữa dê trị suy nhược cơ thể, tiểu đường, nhiệt miệng; mật dê giải độc chữa viêm họng cấp, vàng da; mỡ dê trị da khô, nhọt độc…
Cổ nhân đã dùng thịt dê, gan dê, dạ dày dê, phổi dê, thận dê, tinh hoàn dê, tiết dê xương dê để làm thuốc như sau:
Thịt dê: Vị ngọt, tính ấm có công dụng bổ huyết ích khí, ôn trung noãn thận. Chữa các chứng suy nhược cơ thể, đau bụng do hư hàn… Sách Kim quỹ yếu lược dùng thịt dê 250g thái miếng hầm thật nhừ với 30g đương quy và 15g sinh khương rồi chắt nước cốt uống.
Trị tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn và buồn nôn do hư hàn: sách Ẩm thực chính yếu dùng thịt dê 250g thái vụn rồi nấu với 180g gạo thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Trị liệt dương, di tinh, di niệu, lưng đau gối mỏi do thận dương hư: sách Thực y tâm kính dùng 250g thịt dê luộc chín, thái miếng, trộn dều với 15g tỏi giã nát và các gia vị khác vừa đủ rồi ăn.
Dạ dày dê hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mạn tính.
Gan dê: Vị ngọt, tính bình có công dụng bổ huyết ích can và làm sáng mắt. Chữa chứng suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm sút do can huyết hư, sách Bản thảo cương mục dùng gan dê 150g thái miếng nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt, mắt đỏ… cổ nhân dùng gan dê 60g, cúc hoa 10g, cốc tinh thảo 10g, tất cả sắc kỹ, bỏ bã lấy nước, chia uống 3 lần trong ngày.
Video đang HOT
Thận dê: Vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ thận khí, ích tinh tủy. Chữa chứng liệt dương, xuất tinh sớm… cổ nhân dùng thận dê 1 đôi làm sạch thái miếng, đem hầm với nhục thung dung 12g, kỷ tử 10g, thục địa 10g và ba kích 8g được gói trong túi vải, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Chữa chứng suy nhược, tai ù tai điếc, di tinh, liệt dương, hậu sản hư lãnh, cổ nhân dùng thận dê 100g, thịt dê 100g, kỷ tử 50g, gạo tẻ 50g, gia vị vừa đủ, tất cả đem nấu thành cháo, chia ăn vài lần.
Chữa đau lưng mạn tính, sách Trửu hậu bị cấp phương dùng thận dê 1 đôi thái miếng hầm với đậu đen 60g, đỗ trọng 12g, tiểu hồi hương 3g, sinh khương 3 lát, khi chín bỏ bã thuốc, chế thêm gia vị, chia ăn 2 lần trong ngày.
Tinh hoàn dê: Vị ngọt mặn, tình bình, có công dụng bổ thận, tráng dương, ích tinh. Chữa các chứng đau lưng do thận hư, di tinh, liệt dương, tiểu đường, khí hư, sa đì… cổ nhân thường dùng tinh hoàn dê nấu cháo ăn thường xuyên;
Trị liệt dương dùng tinh hoàn dê 1 đôi và nhung hươu 3g ngâm với 500ml rượu trắng, sau 15 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày từ 15-20ml hoặc dùng tinh hoàn dê 1 đôi làm sạch, bỏ màng, thái miếng, nấu với nước dùng xương lợn trong 5 phút, chế thêm gia vị, ăn nóng.
Dạ dày dê: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ hư, kiện tỳ, ích vị. Chữa viêm đại tràng và dạ dày mạn tính thể tỳ vị hư hàn cổ nhân dùng dạ dày dê 1 cái hầm với gừng tươi, giềng và nhục quế (lượng vừa đủ), chia ăn vài lần trong ngày.
Để kiện tỳ, cố biểu, liễm hãn dự phòng cho người dễ bị cảm mạo, hay đổ mồ hôi nhiều, cổ nhân dùng dạ dày dê 1 cái hầm với 50g đậu đen và 40g hoàng kỳ, chia ăn 2 lần trong ngày.
Phổi dê: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ phế khí, điều thủy đạo. Chữa chứng ho kéo dài do phế hư, tiểu tiện bất lợi, sách Phổ tế phương dùng phổi dê 500g thái vụn luộc kỹ lấy nước bỏ bã rồi cho thêm 150g thịt dê thái miếng và 100g gạo tẻ nấu nhừ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Để bổ phổi và phòng chống pôlyp mũi, sách Thiên kim dực phương dùng phổi dê 1 lá, bạch truật 120g, nhục thung dung 60g, thông thảo 60g, can khương 60g, xuyên khung 60g, tất cả sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 5-10g với nước cháo.
Xương dê: Vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận, cường gân cốt. Trị chứng phong thấp, gầy yếu do lao lực, đầu choáng mắt hoa, sách Thiên kim dực phương dùng xương dê 1.000g hầm với 60g gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.
Chữa chứng đau lưng mạn tính, sách Ẩm thực chính yếu dùng xương dê 1000g hầm với 6g trần bì, 6g riềng, 2 quả thảo quả và 30g gừng tươi, lấy nước cốt nấu cháo ăn. Trường hợp trẻ em chậm phát dục, sách Thái bình thánh huệ phương dùng xương sống dê 500g hầm kỹ với 10g nhục dung và 100g hoài sơn thành dạng bột lỏng, chia ăn vài lần.
Tiết dê: Vị mặn, tính bình, có công dụng chỉ huyết, khứ ứ. Chữa chứng thổ huyết, chảy máu cam, sách Thái bình thánh huệ phương dùng tiết dê tươi cho uống 1-2 chén nhỏ.
Trị trĩ xuất huyết, sách Tiện dân thực liệu dùng tiết dê luộc chín ăn với dấm chua; để cầm máu các vết thương, cổ nhân dùng tiết dê đốt thành than 10 phần, tóc rối đốt thành than 10 phần, bột hoàng cầm 2 phần, trộn đều rồi rắc và bó vết thương.
Ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo "rước" bệnh vào người
Rau muống là loại rau quá quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo "rước" bệnh.
Rau muống là loại rau bình dân, rẻ tiền nhưng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Bạn nên lưu ý khi ăn rau muống để bảo vệ sức khỏe.
Có một số sản phẩm khi ăn cùng với nhau sẽ có các phản ứng hóa học khiến từ lành thành độc. Bởi thế khi ăn rau muống nhất định phải nhớ kĩ những điều này kẻo "rước" bệnh vào người.
Không ăn rau muống khi đang dùng thuốc Đông y
Nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc Đông y thì việc ăn rau muống sẽ làm "giã thuốc", mất tác dụng của thuốc, đặc biệt là khi sử dụng các bài thuốc độc trị độc, giảm hiệu quả điều trị.
Ngoài ra, những người có vết thương hở trên da cũng không nên ăn rau muống. Các thành phần dinh dưỡng trong loại rau này có thể gây ra xẹo lồi trên da.
Người đau xương khớp không nên ăn rau muống
Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
Người suy nhược không nên ăn rau muống
Những người suy nhược cơ thể nặng thể hư hàn cũng không nên ăn rau muống.
Không nên ăn rau muống cùng với sữa
Không nên ăn rau muống cùng sữa.
Bạn không nên dùng sữa và các chế phẩm từ sữa cùng với rau muống. Bởi sữa có chứa hàm lượng canxi cao, trong khi đó rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Do vậy, sử dụng sữa và rau muống cùng lúc cơ thể sẽ không hấp thụ được tối đa dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, khi ăn rau muống, bạn cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước.
Rau muống thường được trồng, thả ở những nơi ao hồ, nên rau muống rất dễ nhiễm nhiều loại ký sinh trùng có hại. Vì vậy, bạn cần tuyệt đối không ăn rau muống tươi sống hoặc chưa được chế biến chín hẳn bởi có thể mắc các bệnh đường ruột như: Sán lá gan, đầy bụng, khó tiêu, dị ứng
Những người tuyệt đối không nên ăn mận dù chỉ một quả Người cơ địa nhiệt, nóng chỉ cần ăn vài quả mận là có thể ra các hiện tượng nóng trong, nhiệt miệng, mụn nhọt. Đang dùng thuốc Các bác sĩ khuyến cáo người bệnh tuyệt đối không ăn mận trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Đặc biệt, người vừa trải qua phẫu thuật càng không được ăn mận vì sẽ làm...