Y tế huyện cứu sản phụ bị sốc phản vệ độ III, bắt thai nhi thành công
Sau hơn một giờ sử dụng thuốc hạ áp, sản phụ sốc phản vệ độ III được Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà, Quảng Ninh hồi sức cấp cứu và thực hiện phẫu thuật lấy thai thành công.
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) cho biết, mới đây đơn vị tiếp nhận 1 trường hợp sản phụ mang thai tháng 40 tuần tiền chuyển dạ đẻ kèm tăng huyết áp.
Bệnh nhân được nhập viện theo dõi chờ đẻ và uống thuốc điều chỉnh hạ áp dành cho sản phụ có thai. Tuy nhiên sau khi bệnh nhân sử dụng thuốc hạ áp được hơn 1 giờ thì xuất hiện mẩn đỏ toàn thân, cảm giác khó thở, phù tay chân, huyết áp tụt.
Bệnh nhân đã được các bác sĩ Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và phụ sản (CSSKSS & Phụ sản) hội chẩn với bác sĩ Khoa Phẫu thuật – Gây mê – Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc (PT-GM-HS-CC & Chống độc) và kết luận sản phụ bị sốc phản vệ độ III.
Sức khỏe sản phụ bị sốc phản vệ độ III đã hồi phục sau cấp cứu, bắt thai thành công.
Ngay lập tức, các bác sĩ tiến hành hồi sức cấp cứu cấp cứu, chống sốc tích cực ngay tại khoa.
Video đang HOT
Sau hơn 30 phút cấp cứu, huyết áp bệnh nhân tạm thời ổn định nhưng thai nhi có hiện tượng suy thai cấp.
Các bác sĩ Khoa CSSKSS và Phụ sản tiếp tục hội chẩn với bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh và được chỉ định vừa hồi sức cấp cứu sản phụ, vừa thực hiện phẫu thuật lấy thai.
Phụ trách khoa CSSKSS và Phụ sản, bác sĩ CKI Phạm Đức Thịnh – Phụ trách khoa Khoa PT-GM-HS-CC & Chống độc cùng thành viên ê kíp phẫu thuật, gây mê và cấp cứu sơ sinh đã phẫu thuật lấy thai thành công, cháu bé đã được đưa ra ngoài an toàn.
Bệnh nhân sau mổ tiếp tục được thở máy và sử dụng các thuốc vận mạch. Đến nay, bệnh nhân qua cơn nguy kịch không còn sử dụng máy thở, vẫn duy trì sử dụng thuốc vận mạch liều thấp.
Sản phụ ở Đắk Lắk tử vong sau sinh: Cơ sở y tế nói gì?
Sáng 12/9, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã có báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk về việc một sản phụ tử vong sau sinh.
Theo đó, ngày 9/9, tại Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk xảy ra trường hợp sốc phản vệ độ IV do tiêm thuốc là chị N.T.T.T. (sinh năm 1999, trú tại xã Cư Mta, huyện M'Đrắk).
Bệnh nhân T. vào viện lúc 22h42 ngày 7/9. Tại đây, chị T. được chẩn đoán thai con so đủ tháng chuyển dạ. Đến 0h45 ngày 8/9, sản phụ T. đẻ thường bé gái nặng 2,9kg. Khoảng 4h40 ngày 9/9, sản phụ tỉnh, đau bụng, ra máu âm đạo, đau rát vết khâu cắt tầng sinh môn.
Đến 5h cùng ngày, sản phụ tỉnh nhưng khó thở, máu âm đạo ra ít, cầu bàng quang dương tính, được chẩn đoán: Suy hô hấp/hậu sản thường ngày thứ 2/theo dõi sốc phản vệ.
Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk.
Ngay sau đó, các y bác sĩ thực hiện các bước xử lý, đồng thời mời trực lãnh đạo và bác sĩ Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu hội chẩn.
Khoảng 10 phút sau, chị T. tỉnh, vã mồ hôi, co cứng người, mạch nhanh nhỏ. Sau đó, bệnh nhân hôn mê, kích thích vật vã, tình trạng diễn biến không thuận lợi.
Đến 5h30 cùng ngày, chị T. tiếp tục hôn mê, ngừng thở, ngừng tim. Khoảng 2 tiếng đồng hồ được hồi sức cấp cứu, nhịp tim đập trở lại, bệnh nhân tự thở được nhưng không đều.
Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk đã mời hội chẩn toàn viện thống nhất chẩn đoán: Ngừng tuần hoàn hô hấp do sốc phản vệ độ IV, xử lý tiếp tục hồi sức, chuyển Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên. Lúc này, Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk đã cử ê-kíp chuyển viện gồm 3 bác sĩ, 3 điều dưỡng.
Đến 18h ngày 9/9, bệnh nhân T. đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Trước đó, gia đình sản phụ T. đã đăng tải lên mạng xã hội phản ánh việc ngày 8/9, chị T. sinh 1 bé gái nặng 2,9kg tại Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk.
Đến khoảng 4h ngày 9/9, chị T. lên cơn đau nên người nhà đi tìm y tá đến xem xét tình hình và được tiêm 1 liều thuốc kháng sinh. Khoảng 30 phút sau, chị T. lên cơn co giật và được bác sĩ trưởng khoa sản vào cấp cứu hồi sức. Quá trình hồi sức khoảng 2 giờ, tim của chị T. đã đập trở lại và được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên...
Người nhà sản phụ cho rằng, vì phát hiện muộn của bác sĩ Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk nên dẫn đến tình trạng trên.
Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện M'Đrắk, đây là một sự cố y khoa không ai mong muốn. Sau khi tiêm thuốc, sản phụ có dấu hiệu sốc phản vệ, đơn vị cũng đã xử lý, cấp cứu hết khả năng.
Những ngày qua, trung tâm cũng liên tục thăm hỏi, động viên gia đình, chăm sóc cho cháu bé. Đối với việc gia đình sản phụ có những bức xúc trong lúc đau buồn, trung tâm y tế không có ý kiến gì, chỉ biết chia sẻ, động viên.
Cô gái bị sốc phản vệ sau ăn thịt chim bồ câu Sau khi ăn thịt chim bồ câu khoảng 2 giờ, cô gái trẻ tuổi bị đau bụng, nổi ban đỏ và sưng phù chân tay, phải nhập viện cấp cứu với chẩn đoán sốc phản vệ. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cô gái 23 tuổi được xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ (tiêm bắp adrenalin, dùng...