Cảnh báo suýt mất mạng vì tự dùng thuốc chữa viêm họng
Bệnh nhân có biểu hiện đau rát họng nên người nhà mua thuốc cho uống gây nên tình trạng bị sốc phản vệ.
Trường hợp nam bệnh nhân bị sốc phản vệ sau khi uống thuốc hiện 15 tuổi, trú tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Trước đó bệnh nhân có biểu hiện đau rát họng, gia đình đã tự ra hiệu thuốc mua về cho uống.
Sau uống khoảng 15 phút, bệnh nhân có biểu hiện nổi mẩn khắp người, hai mắt sưng và được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
Bệnh nhân được xác định bị sốc phản vệ độ II và được tiến hành cấp cứu theo phác đồ. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, sức khỏe ổn định.
Các bác sĩ Khoa Cấp cứu khuyên rằng, việc tự ý mua và dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Video đang HOT
Đặc biệt đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc chưa biết bản thân có dị ứng thuốc hay không bởi nó có thể dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ có gây tổn thương thận và nhiều hệ quả khó lường khác
Trao đổi trên báo chí, PGS.TS. Trần Thị Thu Vân, Phó Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, hiện nay nhiều người dân có xu hướng tự ý sử dụng thuốc tại nhà để chữa bệnh mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Thói quen này dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, đặc biệt là chức năng thận.
Thận là cơ quan quan trọng, đảm nhận chức năng lọc và đào thải chất độc, chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Khi đưa thuốc vào cơ thể, dù sử dụng theo đường uống, tiêm, bôi ngoài da, đều được hấp thu, phân bổ, chuyển hóa và thải trừ qua thận.
Vì vậy, tự ý sử dụng thuốc tại nhà không đúng chỉ định – đặc biệt là một số thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến thận và thuốc do thải trừ kém gây lắng đọng – sẽ tác động tiêu cực đến chức năng hoạt động của thận.
Theo ước tính, khoảng 20% trường hợp suy thận cấp, có nguyên nhân liên quan tới thuốc với các biểu hiện như mệt mỏi, lú lẫn, khó thở, sưng phù ở chân/bàn chân do giữ nước, tiểu ít…
Ngoài những hậu quả trên thận, việc tự ý điều trị tại nhà còn tiềm ẩn nguy cơ tự chẩn đoán sai tình trạng bệnh, dẫn tới bệnh càng trở nặng. Bên cạnh đó, cả thuốc tây y và đông y đều có khả năng gây tác dụng không mong muốn hoặc tương tác thuốc bất lợi mà người bệnh không thể lường trước.
Dùng thuốc chữa viêm họng không theo đơn, bé 15 tuổi bị sốc phản vệ
Có biểu hiện đau rát họng, gia đình đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc về cho người bệnh uống.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II.
Bệnh nhân 15 tuổi (Hải Phòng) có biểu hiện đau rát họng, gia đình đã tự ra hiệu thuốc mua thuốc về cho người bệnh uống. Sau uống thuốc khoảng 15 phút, người bệnh có biểu hiện nổi mẩn khắp người, hai mắt sưng và được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí.
Ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ tiến hành thăm khám, cấp cứu và xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ độ II. Sau đó, người bệnh được tiến hành cấp cứu theo phác đồ. Hiện người bệnh đã tỉnh táo và sức khỏe ổn định.
Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu của bệnh viện, mặc dù nhiều lần được cảnh báo nhưng tình trạng người bệnh nhập viện với chẩn đoán sốc phản vệ do tự dùng thuốc vẫn tái diễn với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Việc tự ý mua và dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ là rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Đặc biệt đối với những người có tiền sử dị ứng hoặc chưa biết bản thân có dị ứng thuốc hay không, bởi nó có thể dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Cũng theo đại diện bệnh viện, việc cấp cứu người bệnh bị sốc phản vệ phải được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn và dụng cụ hỗ trợ, hộp thuốc chống sốc. Khi phát hiện người có biểu hiện sốc phản vệ, cần khẩn trương đưa đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất có thể.
4 bài thuốc ấm thận, trừ hàn từ quế Quế là một vị thuốc thường dùng trong đông và tây y. Đông y coi quế là một vị thuốc rất quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị bệnh. 1. Một số loài quế ThS.BS. Nguyễn Quang Dương - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cho biết, Đông y coi quế là một vị thuốc rất quý, nhất là...