Y tá tráo vắc xin Covid-19 bằng nước muối, gần 9.000 người ở Đức phải tiêm lại
Gần 9.000 người ở Đức đang phải tiêm vắc xin Covid-19 lại sau khi một y tá tráo vắc xin với nước muối.
Một y tá ở Đức đã tráo vắc xin với nước muối, khiến gần 9.000 người phải tiêm lại. Ảnh REUTERS
Sau khi đánh rơi và làm vỡ một lọ vắc xin ngừa Covid-19 của Pfizer vào tháng 4, một y tá người Đức ở thị xã Schortens, huyện Friesland, bang Niedersachsen đã bơm nước muối để tiêm cho bệnh nhân nhằm che đậy số vắc xin bị hao hụt, Reuters đưa tin.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cảnh sát phát hiện y tá này có thể tráo vắc xin với nước muối nhiều lần hơn thế. Chính quyền địa phương cho biết gần 9.000 người được chủng ngừa từ ngày 5.3 đến ngày 20.4 cần phải được tiêm lại, theo đài phát thanh NDR của Đức. Tất cả người bị tiêm nước muối đều trên 70 tuổi và đã đến tiêm tại cùng một địa điểm ở Schortens-Roffhausen.
Peter Beer, phó trưởng đồn cảnh sát Wilhelmshaven/Friesland, cho biết các nhà chức trách đã đưa ra kết luận trên sau khi nghe lời khai của nhiều nhân chứng vào tháng 6. Giới chức địa phương cũng nói những người có thể đã bị tiêm nước muối thay vì vắc xin sẽ được liên hệ để đi chủng ngừa lại.
Bất kỳ ai được tiêm chủng tại địa điểm y tá trên làm việc trong thời gian 5.3-20.4 đều có thể được tiêm lại vì nhà chức trách không rõ ai và bao nhiêu người đã bị tiêm nước muối. Giới chức y tế Đức cho biết nước muối không gây hại đến sức khỏe của những người bị tiêm phải.
Khi lần đầu phát hiện sự việc vào tháng 4, nhà chức trách đã xét nghiệm kháng thể cho những người nghi bị tiêm nước muối để để xác định xem họ có được tiêm vắc xin hay chưa. Tuy nhiên, các quan chức cho biết do sự cố đã diễn ra nhiều tháng, việc xét nghiệm kháng thể có thể không giúp ích trong việc xác định người bị tiêm nước muối, NDR đưa tin.
Giới chức địa phương cũng đang điều tra về động cơ tráo vắc xin của y tá trên. Các nhà điều tra cho biết người phụ nữ này đã chia sẻ các bài đăng trên mạng xã hội chỉ trích việc tiêm chủng.
Đức hy vọng EU sẽ hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái thiết sau thiên tai
Chính phủ Đức đặt mục tiêu xây dựng lại cơ sở hạ tầng của khu vực công bị thiệt hại do lũ lụt ở miền Tây nước này càng nhanh càng tốt và hy vọng nhận được một phần đóng góp từ Quỹ châu Âu đoàn kết (EUSF) của Liên minh châu Âu (EU).
Người dân dọn dẹp khu vực bị mưa lũ tàn phá ở khu vực Bad Muenstereifel, miền Tây Đức ngày 17/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Quỹ EUSF có chức năng hỗ trợ các nước thành viên EU ứng phó với thiên tai và đẩy mạnh công tác tái thiết sau thảm họa.
Thông tin trên được đưa ra trong một tài liệu dự thảo của Berlin. Tài liệu cho thấy Chính phủ liên bang Đức có kế hoạch cung cấp 200 triệu euro (236 triệu USD) viện trợ khẩn cấp để sửa chữa các tòa nhà, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng tại địa phương, cũng như giúp đỡ người dân trong các tình huống khủng hoảng.
Tài liệu cũng đề cập rằng nếu các bang cũng đóng góp 200 triệu euro, Chính phủ Đức sẽ có tổng cộng 400 triệu euro viện trợ ngay lập tức cho khu vực đang trong tình trạng lũ lụt. Berlin cũng hy vọng quỹ đoàn kết của EU sẽ hỗ trợ nước này sau công cuộc tái thiết hậu thiên tai.
Ước tính sơ bộ của Chính phủ Đức cho biết chi phí tái thiết khu vực bị mưa lũ vừa qua ở các vùng Tây Đức sẽ lên tới hàng tỷ euro, trong đó riêng chi phí để xây dựng lại hệ thống đường sắt và đường bộ đã tiêu tốn khoảng 2 tỷ euro. Nhiều tập đoàn và công ty, như nhà cung cấp phụ tùng ô tô ZF, tập đoàn năng lượng RWE và công ty tái chế đồng Aurubis phải ngừng hoạt giảm sản xuất do lũ lụt. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz cho biết Đức sẽ nhanh chóng xây dựng một quỹ tái thiết và sẽ được triển khai ngay sau khi đánh giá được con số thiệt hại.
Gián điệp khét tiếng thế kỷ 20 trong vỏ bọc 'tên hầu mù chữ' Elyesa Bazna kiếm sống trong nghèo khó nhưng khi làm người hầu cho Đại sứ Anh đã bán thông tin mật cho Đức quốc xã, thành gián điệp khét tiếng nhất thế kỷ. Bazna sinh năm 1904 tại Kosovo trong gia đình có cha mẹ gốc Albania. Khi ông 14 tuổi, gia đình chuyển đến Istanbul, nơi bị quân Đồng minh Anh, Italy...