Ý phạt Amazon khoản tiền kỷ lục gần 1,3 tỉ USD
Đây là một trong những hình phạt lớn nhất được áp dụng đối với một hãng công nghệ của Mỹ ở châu Âu.
Theo Reuters, cơ quan giám sát chống độc quyền của Ý hôm 9.12 đã phạt Amazon 1,13 tỉ euro (khoảng 1,28 tỉ USD) với cáo buộc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Amazon “hoàn toàn không đồng ý” với quyết định này và sẽ kháng cáo.
Sự giám sát theo quy định toàn cầu đối với các hãng công nghệ lớn ngày càng gia tăng sau một loạt vụ bê bối về quyền riêng tư và thông tin sai lệch, cùng với những lời phàn nàn từ một số doanh nghiệp rằng Big Tech đã lạm dụng quyền lực thị trường trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh Amazon, Google, Facebook, Apple và Microsoft là những ông lớn công nghệ Mỹ thu hút sự giám sát mạnh mẽ ở châu Âu.
Amazon “hoàn toàn không đồng ý” với khoản phạt của cơ quan giám sát Ý và sẽ kháng cáo
Video đang HOT
Cơ quan giám sát chống độc quyền của Ý cho biết Amazon đã lạm dụng vị trí thống trị tại Ý đối với dịch vụ trung gian trên thị trường trực tuyến, để ủng hộ việc áp dụng dịch vụ hậu cần riêng là Fulfillment by Amazon (FBA). Amazon gắn việc sử dụng FBA với một loạt lợi ích độc quyền, bao gồm nhãn Prime, giúp tăng khả năng hiển thị và thúc đẩy doanh số bán hàng trên sàn thương mại điện tử Amazon.it. Nhãn Prime giúp việc bán hàng cho hơn 7 triệu người dùng trung thành và chi tiêu cao nhất trong chương trình khách hàng thân thiết của Amazon trở nên dễ dàng hơn.
“Amazon ngăn người bán bên thứ ba liên kết nhãn Prime với các phiếu mua hàng không được quản lý bằng FBA”, trích tuyên bố từ cơ quan giám sát chống độc quyền của Ý.
Tuy nhiên, theo Amazon, FBA “là dịch vụ hoàn toàn tùy chọn” và phần lớn người bán bên thứ ba trên Amazon không sử dụng nó. “Người bán chọn FBA vì nó hiệu quả, tiện lợi và cạnh tranh về giá cả. Mức phạt được đề xuất và các biện pháp khắc phục là không hợp lý, không tương xứng”, Amazon nói.
Ủy ban Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý cạnh tranh của Ý về vụ việc, trong khuôn khổ của Mạng lưới cạnh tranh châu Âu, để đảm bảo tính nhất quán với hai cuộc điều tra đang diễn ra của ủy ban đối với hoạt động kinh doanh của Amazon.
Châu Âu bỏ phiếu về cách kiểm soát Big Tech
Các nhà lập pháp châu Âu hôm 22.11 đã tiến hành bỏ phiếu xây dựng luật mới nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, theo Bloomberg.
Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act - DMA) của Liên minh châu Âu (EU) luôn được kỳ vọng sẽ tấn công các ông lớn công nghệ Mỹ như Google, Facebook, Amazon, Apple và Microsoft, nhưng bây giờ nó sẽ bao gồm cả Booking.com và sau này có thể thêm thị trường trực tuyến Zalando, Alibaba.
Đề xuất trong lá phiếu hôm 22.11 bao gồm: buộc các ứng dụng nhắn tin cạnh tranh cho phép người dùng trò chuyện trên nhiều nền tảng, yêu cầu sự đồng ý của người dùng để đặt một ứng dụng hoặc cửa hàng ứng dụng làm mặc định, và xem xét có nên cấm một số công ty nhắm mục tiêu quảng cáo đến trẻ vị thành niên hay không.
Các nhà lập pháp châu Âu đã dành nhiều năm để tìm cách kiềm chế các hãng công nghệ lớn trên thế giới
Ngoài ra, EU còn muốn hạn chế hoạt động sáp nhập "trong một khoảng thời gian giới hạn", nếu các công ty vi phạm vào đề xuất được thiết kế để ngăn chặn việc doanh nghiệp mua lại đối thủ trước khi nó có thể trở thành mối đe dọa. Cựu nhân viên của Facebook Frances Haugen nhận xét kế hoạch của EU có tiềm năng trở thành "tiêu chuẩn vàng trên toàn cầu".
Cuối năm 2020, Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất DMA để nhắm vào hành vi chống cạnh tranh, và Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số (Digital Services Act - DSA) tập trung xử lý nội dung bất hợp pháp. Các nhà lập pháp của khối đã dành thời gian sau đó để đấu tranh về những vấn đề như công ty nào phải chịu trách nhiệm, và liệu EU có bất công với các doanh nghiệp Mỹ vì đặt ngưỡng chịu trách nhiệm quá cao hay không.
Hình phạt do vi phạm các quy tắc, chẳng hạn như nhắm mục tiêu quảng cáo đến trẻ vị thành niên, có thể dẫn đến khoản tiền phạt lên tới 20% doanh thu hằng năm trên toàn cầu, cao hơn nhiều so với mức phạt chống độc quyền hiện tại của EU. Một số nhà lập pháp cánh tả cho rằng nên bao gồm hơn 25 "công ty kỹ thuật số độc quyền", trong khi đó thành viên bên đối lập chỉ khuyến khích đưa bốn hoặc năm công ty vào danh sách kiểm soát. "Ủy ban có thể bắt đầu với Google và Facebook, rồi đến Amazon và Apple, sau đó sẽ là Microsoft và Booking", nhà lập pháp cánh hữu người Đức Andreas Schwab nói.
Mặc dù có nhiều vấn đề khác nhau, nhưng tranh luận gay gắt hơn cả là về DSA. Các nghị sĩ vẫn đang tìm cách giải quyết nội dung có hại và cách hạn chế việc nhắm mục tiêu quảng cáo. Một số nhà lập pháp cánh tả thậm chí thúc đẩy lệnh cấm hoàn toàn đối với quảng cáo được nhắm mục tiêu.
EC phụ trách viết quy tắc được bỏ phiếu hôm 22.11, còn các thành viên còn lại của Nghị viện châu Âu sẽ ký vào tháng tới. Động thái này cho phép việc đàm phán giữa EC và khối 27 quốc gia bắt đầu vào năm tới, bàn về việc công ty nào nên được đưa vào bộ quy tắc mới tiếp theo.
Ireland vẫn là thiên đường thuế của Big Tech Luật thuế mới của nhóm G7 vẫn không có được những đặc quyền mà các thiên đường thuế như Ireland cung cấp cho Big Tech. Các tòa nhà và văn phòng hiện đại được nhìn thấy bên bờ sông Liffey ở Dublin, thủ đô và thành phố lớn nhất của Ireland Theo Bloomberg, Big Tech (các công ty công nghệ lớn) và các...