Ý kiến giảng viên: “Tôi ủng hộ việc lắp camera trong tất cả các lớp học”
Là một người tham gia c ông tác giảng dạy, tôi ủng hộ việc lắp camera giám sát trong tất cả các lớp học, không chỉ ở bậc tiểu học mà cả ở các cấp học cao hơn như THCS, THPT.
Ảnh minh họa
Chiếc camera vô hồn trong lớp học sẽ như một cánh cửa chốt chặn vào phút cuối giúp các thầy cô kìm hãm những cơn nóng giận mất khôn khi gặp phải tình huống học trò gây ức chế. Dù gì đi chăng nữa, khi người giáo viên nhìn thấy chiếc camera trên góc tường, cơn nóng giận sẽ buộc phải nguội đi vài phần vì sẽ kịp thời nghĩ đến hậu quả mà mình phải gánh chịu nếu có hành vi bạo lực đối với học sinh.
Các thầy cô đừng quá nặng nề chuyện mình sẽ có cảm giác bị theo dõi, hay việc có camera chứng tỏ niềm tin giữa phụ huynh với nhà trường, thầy cô giáo đã không còn. Hãy suy nghĩ theo chiều hướng tích cực là hiện tại xu hướng công khai, minh bạch trong tất cả các lĩnh vực là tất yếu, không thể cưỡng lại được.
Công việc nào cũng có những khó khăn, áp lực đặc thù, nghề giáo cũng vậy. Các thầy cô căng thẳng vì phải xoay xở với những lớp học quá tải về sĩ số, về diện tích phòng, nặng về nội dung giảng dạy và chỉ tiêu phấn đấu nhưng các ngành nghề khác thì sao? Bác sĩ có áp lực không? Công việc của họ có đặc thù không? Có chứ. Thậm chí hậu quả để lại do sai sót của người thầy thuốc còn nặng hơn, kinh khủng hơn rất nhiều lần so với sai sót của người giáo viên vì có khi sai một li là đi một mạng người.
Anh công an giao thông đứng ở ngã tư đường vào giờ cao điểm có căng thẳng không, có điên đầu không? Sao lại không? Chúng ta – những nhà giáo – phải thành thật thừa nhận với nhau rằng: Nghề nào cũng có những nỗi khổ riêng và cho dù nghề của chúng ta có cao quý đi chăng nữa thì cũng vẫn buộc phải có những thay đổi để thích nghi với thay đổi của xã hội. Vị thế của người thầy trong mắt phụ huynh, trong đánh giá của xã hội đã không còn như xưa, học trò cũng không giống chúng ta 20, 30 năm về trước. Mọi thứ đã khác xưa quá nhiều nên thầy cô cũng phải cố gắng đừng giống những hình mẫu là thầy cô của chính mình ngày xưa – người đã cho chúng ta những trận đòn đau mà nhờ nó ta đã thành nhân.
Nhưng nếu chỉ chăm chăm lắp camera trong tất cả các trường học để giám sát giáo viên là chưa đủ để ngăn ngừa bạo lực học đường, và hoàn toàn không đủ để xây dựng nhà trường hạnh phúc, học sinh hạnh phúc. Đi kèm với việc giám sát hoạt động của cả giáo viên và học sinh trong lớp học, Ban giám hiệu nhà trường cần phải là nơi tiếp nhận các phản hồi của phụ huynh chứ không phải là giáo viên.
Video đang HOT
Và khi tiếp nhận những lời phàn nàn, kêu ca hay trách móc, chửi bới của phụ huynh, Ban giám hiệu cần phải căn cứ vào nội dung trích xuất từ camera để giải thích rõ ràng với phụ huynh: giáo viên sai ở đâu, học sinh sai ở đâu để đôi bên cùng hợp tác giải quyết. Số các giáo viên vô cớ bạo hành học sinh là số ít, còn lại đa số nguyên nhân phải đến từ hai phía. Giả sử trò cứ nói chuyện, chọc phá bạn, không nghe cô giảng, không làm bài tập hay thậm chí thách thức thầy cô, có lời lẽ vô lễ với thầy cô, xé bài kiểm tra…, nếu người thầy nóng giận mất khôn cho trò một cái bạt tai – thầy có thể bị đuổi việc nhưng trò chỉ bị đình chỉ 1 tuần học thì liệu có công bằng không? Chính Ban giám hiệu phải đóng vai trò trọng tài công tâm để giúp cả phụ huynh và giáo viên, học sinh thấy được cái đúng, cái sai của mình để đưa ra cách giải quyết hợp tình và hợp lý thay vì chỉ giải quyết đơn giản, gọn lẹ nhất là đuổi việc thầy.
Đi kèm với đó là các trường phải thực hiện đúng quy định về sĩ số lớp học: bậc tiểu học 35 học sinh/lớp, THCS và THPT không quá 45 học sinh/lớp để tránh quá tải cho thầy cô. Không ép các thầy cô phải đạt mục tiêu 100% lên lớp, 100% Xuất sắc và Giỏi, Khá để không ảnh hưởng đến thành tích của trường, Phòng, Sở. Hãy để học trò được nhận kết quả học tập, rèn luyện thực của các em thay vì kết quả đẹp nhưng ảo khiến các em đánh mất động lực học hành và mất luôn sự tôn trọng với chính thầy cô giáo.
Để học sinh được đến trường trong những ngôi trường hạnh phúc, đừng chỉ chăm chăm lắp camera là xong.
Như Bình
Theo Dân trí
Lắp camera trong lớp học: Vấn đề nhạy cảm, nên hay không?
Trong xã hội hiện đại, phụ huynh (PH) ngày càng theo sát mọi hành động, lời nói của con nên đề xuất lắp camera trong lớp học được đặt ra.
Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định, việc này ảnh hưởng lớn đến tâm lý, quyền riêng tư của giáo viên (GV), học sinh (HS) và sẽ gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.
Tối giản hóa mọi việc
Thời gian qua, xuất hiện nhiều vụ bạo hành HS trong trường học khiến dư luận quan tâm. Sau đó, ngành giáo dục và cơ quan chức năng vào cuộc nhưng sẽ nhanh, chính xác hơn nếu có camera ghi lại vụ việc.
Đơn cử, việc cô giáo N.H.H. bạo hành trẻ lớp 2 ở trường Tiểu học Phan Chu Trinh (quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh) lọt vào camera PH gắn ở lớp học.
Lắp camera trong lớp học sẽ khó thực hiện, nhất là ở vùng miền núi, nông thôn. Ảnh: TL
Từ những vụ bạo hành gây chấn động, chị Nguyễn Thị Lán (phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, vụ việc này là do GV muốn HS theo ý mình nên đã tự tạo áp lực và HS chính là nguyên nhân của những áp lực đó. Để PH tin tưởng tuyệt đối, theo tôi, lắp camera là phương án hữu hiệu nhất và cần triển khai sớm tại các lớp thuộc cấp I, II, III.
Có con học tại trường Tiểu học Phan Đình Giót (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), chị Dương Minh Hòa (phố Chính Kinh, Nguyễn Trãi) cho biết: HS tiểu học đang là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách, năng lực học tập, những hành động tốt hay xấu của GV sẽ ảnh hưởng lớn đến trẻ.
Liên tiếp nhiều vụ bạo hành HS xảy ra, chị Hòa mong muốn trường sẽ lắp camera trong lớp học để vợ chồng yên tâm hơn. "Tôi và nhiều PH mong muốn lắp camera không phải làm "cảnh sát" giám sát GV, tuy nhiên đây là cách phát hiện, làm rõ vấn đề, vụ bạo hành để xử lý triệt để, tránh tình trạng này tiếp diễn" - chị Hòa cho hay.
Là trường lắp đặt camera từ lâu tại lớp học và dọc khu vực hành lang, thầy Trần Mạnh Tùng, GV trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) khẳng định có nhiều lợi ích khi lắp camera như quản lý được mọi hoạt động của GV, HS; thi cử nghiêm túc; đảm bảo an ninh trường học; đôn đốc các cá nhân làm việc tích cực, tự giác; tránh các biểu hiện tiêu cực...
Ở trường học, việc lắp camera giám sát giúp Ban giám hiệu nhà trường quan sát được diễn biến trong lớp học; HS và GV điều chỉnh hành vi, có ý thức thực hiện các quy định, chuyên môn của lớp; PH yên tâm hơn vì biết được việc học tập, sinh hoạt của con ở trường.
Ngoài ra, lắp camera đảm bảo an toàn cho HS và niềm tin của PH với nhà trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi thiếu chuẩn mực của GV... Đặc biệt, đây là chứng cứ không thể chối cãi để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, kết luận khi có vụ việc xảy ra.
Khó khăn khi thực hiện
Từ lâu, ở nhiều quốc gia đã lắp đặt camera tại khu vực sinh hoạt, ăn, ngủ của HS. Còn ở Việt Nam, thực tế, các trường chỉ lắp camera ở hành lang, sân chơi, cổng trường...
Nhiều lợi ích là vậy nhưng để triển khai cần nguồn ngân sách lớn, gây áp lực cho các trường. Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Thanh Oai Đoàn Việt Dũng cho rằng, PH cũng đưa ra nhiều luồng ý kiến về việc lắp đặt camera trong lớp. Tuy nhiên, trường nào tự tin trong quản lý, sử dụng thì có thể lắp để mang tính chất đảm bảo an ninh là chính.
Tương tự, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Lê Ngọc Quang cho biết, việc lắp camera trong lớp học hay không phải tùy vào sự cần thiết, phạm vị, kinh tế khu vực đó. Đây là chủ trương tốt nhưng theo ông Quang vẫn có phần nhạy cảm nên cần bàn thêm trước khi triển khai.
Về vấn đề này, theo Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 3/8/2018 của Bộ GD&ĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục, nếu thủ tục cho tặng rườm rà, rất ít DN hay cá nhân bỏ ra cả trăm triệu để ủng hộ nhà trường. Vận động PH theo hình thức xã hội hoá để lắp camera là không thể, nhất là ở vùng miền núi, nông thôn.
Những địa phương khó khăn sẽ khiến việc lắp camera trở nên xa vời. Điều này chỉ đảm bảo nếu được lấy từ ngân sách Nhà nước nhưng trong điều kiện cắt giảm đầu tư công, hằng năm kêu gọi tiết kiệm chi phí ngân sách thì việc lắp đặt càng khó được thực hiện.
Theo kinhtedothi
Các nước quy định lắp camera trong lớp học thế nào? Mỹ, Anh, Australia, Trung Quốc cho phép lắp camera trong lớp học nếu nhà trường và phụ huynh đồng ý, bảo đảm tính tuyệt mật của dữ liệu. Tại Mỹ, đến năm 2014, 75% trường công lập lắp camera an ninh tại khu vực chung như hành lang, phòng ăn, cửa ra vào... Tuy nhiên, vấn đề lắp đặt camera an ninh trong...